Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? Tất tần tật mọi điều cần biết

Ngọc Anh

09-09-2024

goole news
16

Do sự thay đổi của hormone, tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ khiến lỗ chân lông bít tắc, da dễ bị viêm và hình thành các loại mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bọc,... Điều này khiến không chỉ thanh thiếu niên mà gia đình hết sức đau đầu, không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho “làm sao để hết mụn tuổi dậy thì”. Để chấm dứt tình trạng này, gia đình và bệnh nhân cần phối hợp thay đổi thói quen chăm sóc da và sinh hoạt theo gợi ý dưới đây!

Tìm hiểu về mụn trứng cá tuổi dậy thì

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở các lỗ chân lông bị tắc ở mặt, cổ, vai, ngực, lưng, cánh tay,... với trẻ em từ 14 - 19 tuổi. Các mụn này có thể gây đau, nổi cục cứng hoặc không. Bất thường này không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các thanh thiếu niên như:

  • Mất tự tin về ngoại hình, cảm thấy tự ti và có xu hướng thu mình trong giao tiếp và học tập, làm việc hay đời sống
  • Lo âu, khó tập trung khi hình ảnh bản thân bị ảnh hưởng, ảnh hưởng đến trạng thái, sức khoẻ tâm lý và kết quả học tập

Chính vì thế, chủ đề “Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì” được không chỉ các thanh thiếu niên mà phụ huynh rất quan tâm để cải thiện tình trạng da, tăng sự tự tin cho các bạn trẻ. 

Mụn trứng cá không phải là hiện tượng hiếm gặp ở tuổi dậy thì

Mụn trứng cá không phải là hiện tượng hiếm gặp ở tuổi dậy thì

Một số loại mụn trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì?

Tuổi dậy thì là giai đoạn các bạn có thể gặp phải một hoặc nhiều loại mụn khác nhau, tuỳ thuộc vào cơ địa và các nhân tố tác động như:

  • Mụn đầu đen hình thành do các lỗ chân lông bị bít tắc. Đầu mụn tiếp xúc với không khí bị oxy hoá chuyển thành màu đen, thường thấy ở vùng mặt, lưng, vai, ngực,...
  • Mụn đầu trắng nằm phía bên trong lỗ chân lông. Nhân mụn cứng, bị bịt kín, thường xuất hiện như những nốt nhỏ, nổi gồ lên bề mặt khiến da sần sùi
  • Mụn trứng cá đỏ, to, hơi sưng, đau khi động vào. Đây là mụn đầu trắng, mụn đầu đen phát triển thành
  • Mụn mủ tương tự mụn đầu trắng nhưng kích thước lớn hơn, có màu đỏ xung quanh. Mụn chứa dịch trắng hoặc vàng, khi nặn xong dễ để lại sẹo hay vết thâm
  • Mụn bọc có mủ bên trong, gây đau nhức và sưng đỏ, hay xuất hiện ở mặt, ngực và lưng. Sau khi nặn mụn dễ để lại sẹo lõm trên da.

Trên mặt trẻ em tuổi dậy thì thường chi chít các nốt mụn đỏ

Trên mặt trẻ em tuổi dậy thì thường chi chít các nốt mụn đỏ

Tại sao thanh thiếu niên dậy thì thường có mụn trứng cá?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da xấu và khiến các bạn phải đau đầu “Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì”. Trên thực tế lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy lý do đến từ:

  • Sự thay đổi hormone: Trong tuổi dậy thì, cơ thể sản xuất nhiều hormone androgen hơn, kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ tạo ra nhiều dầu thừa và bã nhờn. Các chất này kết hợp với tế bào chết có sẵn trên da làm bít tắc lỗ chân lông, gây viêm và hình thành nhiều loại mụn đầu đen, đầu trắng,... trên da.
  • Chưa biết cách làm sạch da: Không chọn được sản phẩm chăm sóc da phù hợp, hay sờ tay lên mặt, rửa mặt quá nhiều hoặc quá ít, không sử dụng kem chống nắng,... đều gây kích ứng da và khiến tình trạng mụn trên da trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Chế độ ăn uống: Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga cũng làm tăng lượng đường trong máu, kích thích sản xuất dầu và gây mụn.
  • Căng thẳng, stress,... cũng góp phần tăng sinh hormone cortisol, từ đó kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn.

Mụn tuổi dậy thì có tự hết không?

Có. Đa số các bạn trẻ sau 19 tuổi sẽ hết mụn trứng cá. Tuy nhiên, số ít các bạn bị mụn tuổi dậy thì kéo dài đến khi trưởng thành, hình thành biến chứng sẹo rỗ, da sần sùi,.... Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên đưa con đến gặp Bác sĩ da liễu khi tình trạng da xấu kéo dài, không hồi phục khi thay đổi thói quen chăm sóc. 

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? 10 gợi ý dành cho trẻ em

Benzoyl peroxide và axit salicylic

Retinoid là hai thành phần phổ biến trong các loại hoá mỹ phẩm bởi nó giúp:

  • Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn: Benzoyl peroxide có khả năng tiêu diệt vi khuẩn P. acnes - loại vi khuẩn chính gây ra mụn trứng cá, giúp làm giảm viêm nhiễm và sưng đỏ.
  • Làm khô mụn và thông thoáng lỗ chân lông: Các thành phần này giúp làm khô nhân mụn, khiến mụn nhanh xẹp và giảm nguy cơ lây lan. Mặt khác, Benzoyl peroxide và axit salicylic đều có tác dụng tẩy tế bào chết, làm sạch bã nhờn để thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn hình thành trở lại.
  • Phù hợp với nhiều loại mụn: Cả hai thành phần này đều có thể sử dụng để điều trị các loại mụn khác nhau, từ mụn đầu đen, mụn đầu trắng đến mụn viêm.

Bạn nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần trị mụn phù hợp cho da

Bạn nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần trị mụn phù hợp cho da

Vì thế, bạn có thể tham khảo các loại sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm có chứa 2 - 5% benzoyl peroxide. Lưu ý, nên tham khảo hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ da liễu, không tự ý sử dụng vì đây là hoạt chất mạnh. Nếu lạm dụng có thể khiến da bị dị ứng, kích ứng, mẩn đỏ,....

Retinoid

Retinoid là gợi ý thứ hai nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho câu hỏi “Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì”. Vì Retinoid là một dẫn xuất của vitamin A dưới dạng kem hoặc gel. Ngoài tác dụng tương tự Benzoyl peroxide và axit salicylic là loại bỏ tế bào chết trong lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành nhân mụn và kiểm soát dầu thừa thì ưu điểm của hoạt chất này là:

  • Ngăn ngừa mụn tái phát: Retinoid không chỉ điều trị mụn hiện tại mà còn giúp ngăn ngừa mụn tái phát bằng cách làm cho lỗ chân lông khỏe mạnh hơn.
  • Cải thiện kết cấu da: Bên cạnh việc trị mụn, retinol còn giúp cải thiện kết cấu da, làm mờ vết thâm và sẹo để lại sau mụn.
  • Chống lão hóa: Retinoid có tác dụng kích thích sản sinh collagen, giúp da săn chắc, mịn màng và trẻ trung hơn

Vì đây là dẫn xuất của vitamin A nên da bạn sẽ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn. Bạn nên dùng vào ban đêm và kết hợp dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao khi ra ngoài. Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bắt đầu với Retinoid thấp và kiên trì sử dụng ít nhất 4 - 8 tuần để thấy được kết quả rõ rệt.  

Retinol cũng là giải pháp hữu hiệu cho làn da nhiều mụn, nhạy cảm

Retinol cũng là giải pháp hữu hiệu cho làn da nhiều mụn, nhạy cảm

Dùng thuốc kháng sinh bôi và uống

Nếu bệnh nhân bị mụn trứng cá viêm nặng, các loại thuốc bôi không làm thuyên giảm, bác sĩ có thể kê một vài loại thuốc kháng sinh cho người bệnh. Chỉ định này sẽ tập trung tiêu diệt vi khuẩn P. acnes - nguyên nhân chính gây mụn và giúp giảm viêm, sưng đỏ và làm dịu các nốt mụn.

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi như Clindamycin, erythromycin… và thuốc kháng sinh dạng uống như Tetracycline, erythromycin, amoxicillin… Kết hợp với các biện pháp chăm sóc da khác như vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, tránh chạm tay lên mặt...

Hạn chế nặn mụn

Đây là một trong số những lưu ý hàng đầu của các bác sĩ da liễu khi bệnh nhân đến thăm khám và đặt câu hỏi “Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì”. Trên lâm sàng, không ít ca bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn, hình thành sẹo mụn, sẹo rỗ, sẹo lồi, vết thâm nhiều, lâu tan, sưng to, viêm nhiễm nặng,.. khi tự ý nặn mụn. 

Thay vì giúp mụn nhanh khỏi, việc tự ý nặn mụn, đặc biệt là không vệ sinh tay sạch sẽ sẽ tạo ra vết thương hở, khiến vi khuẩn xâm nhập, da lâu lành và mụn tồn tại lâu hơn. 

Nặn mụn, sờ tay lên mặt là một trong các tối kỵ khi làn da đang trong thời kỳ “nhạy cảm”

Nặn mụn, sờ tay lên mặt là một trong các tối kỵ khi làn da đang trong thời kỳ “nhạy cảm”

Dùng các sản phẩm không gây dị ứng

Đây là một trong những cách chữa mụn tuổi dậy thì vì da bị mụn thường rất nhạy cảm. Nếu sử dụng các sản phẩm chứa nhiều thành phần hoá học thì nguy cơ viêm nặng và mụn mọc nhiều sẽ lớn hơn bình thường.

Thận trọng trong sử dụng các đồ dùng mỹ phẩm sẽ giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập và giảm mụn nhanh chóng.

Vệ sinh da sạch sẽ 2 lần/ ngày

Làn da không có mụn, mịn màng trước hết phải là làn da sạch sẽ. Tuổi dậy thì có tuyến dầu hoạt động mạnh tiết ra nhiều dầu thừa, tế bào chết tích tụ. Ngoài ra, thanh thiếu niên thường hoạt động ngoài trời nhiều khiến buổi sáng, da mặt tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, ô nhiễm từ môi trường.  Hơn nữa, buổi tối, da tiết ra nhiều dầu và mồ hôi hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. 

Hãy duy trì vệ sinh da sạch sẽ, tẩy tế bào chết định kỳ

Hãy duy trì vệ sinh da sạch sẽ, tẩy tế bào chết định kỳ

Bạn nên dùng khăn mềm sạch để làm sạch da với nước ấm, không chà xát mạnh tay mỗi ngày 2 lần để loại bỏ dầu thừa, vi khuẩn tích tụ trên da. Theo thời gian, nguy cơ làn da bị viêm nhiễm, hình thành mụn cũng được giảm đi đáng kể.  

Xem thêm: Hướng dẫn phụ huynh chăm sóc da cho trẻ viêm da cơ địa

Tẩy tế bào chết hàng tuần

Như đã đề cập đến ở trên, tẩy tế bào chết là một trong các bước hạn chế mụn ở tuổi dậy thì rất cần thiết. Tần suất tẩy tế bào chết được khuyến cáo là 1 - 2 lần/ tuần, sử dụng các loại tẩy tế bào chết có thành phần từ thiên nhiên, uy tín kết hợp với rửa mặt sạch sẽ, sử dụng thêm kem dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. 

Thoa kem chống nắng mỗi ngày 

Kem chống nắng cùng trở thành một trong các gợi ý của “Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì”. Bởi kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ da khỏi các ánh mặt trời chứa tia UV, làm dịu da, giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương. 

Thanh thiếu niên nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, chọn loại kem phù hợp với loại da, thành phần lành tính và thoa mỗi ngày, ít nhất 15 - 20 phút trước khi ra ngoài. 

Đừng quên bôi kem chống nắng mỗi ngày

Đừng quên bôi kem chống nắng mỗi ngày

Không đeo băng hoặc mặc quần áo chật

Quần áo có chất liệu rộng rãi, thoáng mát sẽ hạn chế ma sát lên vùng da bị mụn, ngăn tiết mồ hôi ở lưng. cổ,... Khi da được “thở”, nó sẽ bớt tiết dần, ít kích ứng, viêm nhiễm và gây mụn hơn. 

Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên:

  • Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát: Ưu tiên các loại vải cotton hoặc vải lanh vì chúng thấm hút mồ hôi tốt và ít gây kích ứng da.
  • Tránh mặc quần áo quá chật: Đối với các bạn nam, nên chọn quần lót boxer thay vì quần lót bó sát.
  • Không đeo băng bó quá chặt: Nếu có vết thương hở, hãy dùng băng gạc mềm và băng cố định nhẹ nhàng.
  • Thay quần áo thường xuyên: Đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc hoạt động mạnh.
  • Giữ vệ sinh cơ thể: Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là vùng da bị mụn.
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân: Thường xuyên giặt giũ chăn màn, gối nệm để đảm bảo vệ sinh.

Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát cũng là điều người bệnh có mụn tuổi dậy thì cần lưu ý

Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát cũng là điều người bệnh có mụn tuổi dậy thì cần lưu ý

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống chứa quá nhiều sữa, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, uống ít nước,... cũng gây hại cho da. Thay vào đó, cha mẹ nên bổ sung trái cây rau củ, thực phẩm giàu omega 2, các loại hạt, uống đủ nước để cung cấp đủ nước, giữ ẩm cho da, kháng viêm và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. 

Cha mẹ nên làm gì để giúp con đang bị muộn trong tuổi dậy thì?

Đây là nỗi lòng của không ít bậc phụ huynh có con đang phải chiến đấu với tình trạng thâm mụn, mụn trứng cá nặng của tuổi dậy thì. Bạn nên:

  • Động viên khích lệ con, tránh so sánh con với những bạn khác
  • Hỗ trợ con lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho chăm sóc da mụn, tham khảo nguồn thông tin chính thống để hướng dẫn con rửa mặt, tẩy tế bào chết, dưỡng da,...
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm dầu mỡ, đồ ăn nhanh, tăng cường hoa quả, trái cây
  • Nếu tình trạng mụn không cải thiện sau một thời gian, hãy đưa con đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị bởi chuyên gia y tế. 

Có nên sử dụng các loại mỹ phẩm để chăm sóc da khi bị mụn tuổi dậy thì?

Không. Mọi sản phẩm chăm sóc da, thuốc hỗ trợ điều trị mụn tuổi dậy thì phải được khuyến cáo bởi bác sĩ da liễu hoặc người có chuyên môn. Để hạn chế rủi ro không đáng có, cha mẹ nên đưa con đến các Bệnh viện uy tín để được bác sĩ xác định tình trạng da, nguyên nhân gây mụn và đề xuất các loại hoá mỹ phẩm phù hợp. 

Việc tự ý điều trị tại nhà có thể “lợi bất cập hại” bởi nguy cơ tiếp cận nguồn thông tin sai sự thật, ảnh hưởng tử các ý kiến chủ quan, nguy cơ dị ứng,... là rất cao. Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã và đang trở thành người đồng hành tin cậy của các bậc cha mẹ trên hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và tự tin toàn diện. 

Bệnh nhi khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh nhi khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Được sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa Nhi hàng đầu, hệ thống thiết bị nhập khẩu từ các nước tiên tiến giúp giải quyết trọn vẹn, kịp thời các vấn đề sức khoẻ Nhi khoa, bao gồm cả những biến đổi của tuổi dậy thì. 

Có thể nói, trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì”. Để hạn chế bệnh tiến triển nghiêm trọng, gia đình và bệnh nhân nên phối hợp để thăm khám kịp thời và đạt hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
623

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám