Hôi nách ở tuổi dậy thì là tình trạng phổ biến do sự thay đổi hormone, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Vi khuẩn trên da phân hủy mồ hôi tạo ra mùi khó chịu. Để giảm thiểu tình trạng này, cần chú trọng vệ sinh cá nhân, chọn quần áo thoáng mát, điều chỉnh chế độ ăn uống và có thể tham khảo các phương pháp điều trị như laser. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Tại sao trẻ em lại bị hôi nách tuổi dậy thì?
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng hôi nách tuổi dậy thì, bao gồm:
Ảnh hưởng từ tuyến mồ hôi
Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể trẻ bắt đầu sản xuất nhiều hormone hơn, đặc biệt là hormone giới tính. Những hormone này kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn, đặc biệt là tuyến mồ hôi apocrine.
Tuyến mồ hôi apocrine là tuyến mồ hôi nằm sâu trong da, thường tập trung ở vùng nách, vùng kín và lòng bàn tay. Mồ hôi tiết ra từ tuyến này có thành phần protein và chất béo cao hơn so với mồ hôi tiết ra từ tuyến mồ hôi thông thường.
Khi mồ hôi tiết ra từ tuyến này sẽ kết hợp với vi khuẩn có sẵn trên da. Các loại vi khuẩn này sẽ phân hủy các thành phần protein và chất béo trong mồ hôi. Các chất có mùi này sẽ bám vào da và quần áo, gây ra mùi hôi nách.
Sự thay đổi về cơ thể khiến con trẻ bắt đầu mọc lông nách và có mùi khó chịu ở nách
Vệ sinh không sạch sẽ
Trên thực tế, những thói quen đơn giản sau có thể gây ra tình trạng hôi nách ở tuổi vị thành niên:
- Không tắm rửa ít nhất 2 lần/ ngày
- Không tắm sau khi hoạt động mạnh
- Không dùng xà phòng tắm
- Không thay quần áo thường xuyên
- Không cạo lông nách, lau sạch nách sau khi tắm
- Mặc quần áo bó sát, không thấm mồ hôi
Nếu vùng nách không được làm sạch thường xuyên thì mồ hôi, tế bào chết sẽ tích tụ, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vi khuẩn sẽ phân huỷ mồ hôi, tạo ra các chất có mùi hôi khó chịu.
Mặt khác, vùng nách bị bẩn sẽ kích thích mồ hôi hoạt động mạnh, dẫn đến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Đồng thời, vi khuẩn và tế bào chết tích tụ khiến lỗ chân lông bít tắc, gây viêm nhiễm và tăng tiết mồ hôi.
Tắm rửa cẩu thả, qua loa cũng là lý do khiến bé bị hôi nách
Hôi nách ở tuổi dậy thì có hết không?
Tình trạng hôi nách tuổi dậy thì có thể giảm dần hoặc biến mất khi trẻ lớn lên và nội tiết tố của cơ thể ổn định trở lại. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng hết hôi nách khi dậy thì xong. Trong nhiều trường hợp, hôi nách có thể kéo dài về sau.
Xem thêm:
Dậy thì sớm ở bé trai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Dậy thì sớm ở bé gái: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Cách trị bệnh hôi nách ở tuổi dậy thì?
Để giảm tình trạng hôi nách thì bạn có thể tham khảo các gợi ý như sau:
Dùng lăn khử mùi
Đây là cách xử lý đơn giản, dễ dàng nhất tại nhà. Bạn có thể mua lăn khử mùi để che giấu mùi hôi nách. Đồng thời, sản phẩm này còn có công dụng kháng khuẩn trên da vùng nách để hạn chế mồ hôi tiếp xúc với vi khuẩn dinh ra mùi khó chịu. Không thể kể đến, lăn khử mùi sẽ tạo ra phản ứng với nước có trong tuyến mồ hôi để tạo ra keratin, ngăn tuyến mồ hôi hoạt động.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý nên hướng dẫn bé cạo lông nách định kỳ sau đó mới sử dụng xịt và lăn khử mùi.
Bạn nên cân nhắc cho con dùng các sản phẩm khử mùi
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Đây là một trong những biện pháp bắt buộc thực hiện khi trẻ đang bị hôi nách tuổi dậy thì bằng cách:
- Tắm gội thường xuyên hàng ngày, nếu vận động nhiều có thể tắm 2 lần/ ngày
- Vệ sinh sạch sẽ từ đầu đến chân, nhất là vùng dưới cánh tay, vùng háng hoặc vùng xương chậu
- Thay quần áo thường xuyên, ưu tiên các loại quần áo bằng vải cotton thoáng mát, tránh các loại quần áo bó sát, làm bằng chất liệu tổng hợp
- Uống nhiều nước
- Tập thể dục đều đặn để giúp cơ thể đào thải độc tố và tăng cường sức khỏe
Dùng thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi. Lưu ý, cha mẹ chỉ nên cho con dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không cho con tự ý dùng thuốc, dùng thuốc quá liều để trị bệnh hôi nách.
Thay đổi thói quen ăn uống
- Hạn chế thực phẩm cay nóng: Các loại gia vị cay như ớt, tiêu, tỏi... có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn, từ đó tăng tiết mồ hôi và làm tăng mùi hôi.
- Giảm tiêu thụ đồ uống có ga: Đồ uống có ga chứa nhiều đường và chất kích thích, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và tăng tiết mồ hôi.
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, gây tăng nhiệt độ cơ thể và làm tăng tiết mồ hôi.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, trái cây giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng táo bón và làm giảm mùi hôi cơ thể.
- Bổ sung probiotics: Probiotics là các lợi khuẩn có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp giảm mùi hôi cơ thể. Bạn có thể bổ sung probiotics qua các loại sữa chua, kim chi, dưa cải…
- Bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm: Có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu, cá, thịt nạc,... vào bữa ăn hàng ngày
Chăm uống nước cũng giúp đẩy lùi mùi cơ thể khó chịu
Điều trị bằng laser
Điều trị bằng laser là cách sử dụng năng lượng laser để tác động trực tiếp lên tuyến mồ hôi apocrine - nơi sản sinh ra mồ hôi gây mùi. Nó sẽ điều trị tình trạng hôi nách bằng cách:
- Làm đông vón protein: Laser sẽ làm đông vón protein trong tuyến mồ hôi, khiến chúng không còn khả năng tiết mồ hôi.
- Thu nhỏ tuyến mồ hôi: Năng lượng laser giúp thu nhỏ kích thước của tuyến mồ hôi, giảm đáng kể lượng mồ hôi tiết ra.
- Khử trùng: Laser có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, giúp vùng da dưới cánh tay luôn sạch sẽ.
Phương pháp này có ưu điểm hiệu quả cao, ít xâm lấn, an toàn, ít đau. Tuy nhiên, điểm còn hạn chế ở chỗ chi phí cao và vẫn tồn tại các biến chứng như nhiễm trùng, sẹo và thay đổi màu sắc vùng da tạm thời.
Cách ngăn ngừa mùi hôi nách tuổi dậy thì
Nếu bé chưa bị hôi nách thì cha mẹ có thể thực hiện các phương pháp phòng ngừa mùi mồ hôi nách như sau:
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể: Tắm gội hàng ngày bằng xà phòng để hạn chế tình trạng hôi nách tuổi dậy thì
- Chăm sử dụng lăn khử mùi hoặc miếng dán thấm mồ hôi nách
- Cạo lông nách sạch sẽ
- Giảm căng thẳng, hạn chế lo âu để giảm phản ứng đổ mồ hôi sinh lý
- Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi
- Hạn chế các thực phẩm có mùi cay nóng, mùi nồng, mùi hăng như hành, tỏi, sầu riêng, rượu, bia,...
Trẻ em tuổi dậy thì cần tạo được thói quen vệ sinh cơ thể hàng ngày sạch sẽ
Có thể nói, hôi nách tuổi dậy thì là chủ đề nhạy cảm nhưng không nên giấu giếm mà nên phối hợp điều trị dứt điểm. Nếu gia đình đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà vẫn không hiệu quả thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.