Làm thế nào để bé nôn ra đờm? 6 cách tống khứ đờm ra khỏi cơ thể

Phương Loan

31-03-2025

goole news
16

Trẻ nhỏ luôn là đối tượng ưa thích của các bệnh lý hô hấp gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc các yếu tố dị ứng. Làm thế nào để bé nôn ra đờm an toàn được nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhằm giảm tối đa lượng dịch nhầy tồn đọng trong cổ họng, mũi, kịp thời ngăn chặn các biến chứng xấu lên sức khỏe.

Nguyên nhân khiến trẻ có đờm trong họng

Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện sức đề kháng nên rất dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập gây ảnh hưởng. Bệnh lý về hô hấp là phổ biến nhất, đờm là biểu hiện thường gặp hơn cả.

Song phản xạ của trẻ còn kém, việc tống khứ đờm ra khỏi cổ họng gặp không ít khó khăn. Để tìm cách làm thế nào để nôn ra đờm, bệnh nhân cần nhận biết nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây triệu chứng:

  • Viêm mũi họng diễn biến do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, nấm hoặc dị ứng, làm cơ thể tăng tiết dịch mũi họng. Dịch nhầy ứ đọng, chảy ngược từ mũi xuống họng có thể khiến trẻ bị khò khè, ho hoặc viêm đường hô hấp dưới.
  • Viêm phế quản cũng là một nguyên nhân làm sản sinh đờm và gây viêm ở cổ họng. Trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể thấy khó thở, thở khò khè khó chịu.
  • Cảm lạnh, cảm cúm do virus gây ra đều có thể tăng tiết dịch nhầy mũi họng. Nếu xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, ngạt mũi,... bạn có thể tập trung điều trị tại nhà. Trường hợp trẻ chuyển biến xấu sốt cao, mệt mỏi, ho, đau họng,... cần được kiểm tra y tế nhanh chóng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản phần lớn do cơ thắt tâm vị của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện. Trẻ bị trào ngược gây hiện tượng ho nhiều, tổn thương niêm mạc họng, nôn và sinh đờm.

Các nguyên nhân hình thành đờm trong cổ họng trẻ

Các nguyên nhân hình thành đờm trong cổ họng trẻ

Ngoài ra, bé có thể bị ứ đọng do các yếu tố nguy cơ cao khác như nhiễm lạnh, môi trường sống ô nhiễm khói thuốc lá, thời tiết khô hanh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.

Làm thế nào để bé nôn ra đờm?

Làm thế nào để bé nôn ra đờm an toàn, hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, giải quyết tình trạng thở khò khè và thở mệt ở trẻ. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo áp dụng:

Bổ sung chất lỏng cho trẻ

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên chia nhỏ các bữa bú trong ngày. Cho trẻ bú nhiều cữ để làm loãng đờm, giúp việc loại bỏ đờm dễ dàng qua việc hắt hơi, ho.

Làm thế nào để bé nôn ra đờm? Bổ sung chất lỏng giúp làm loãng đờm cho trẻ

Làm thế nào để bé nôn ra đờm? Bổ sung chất lỏng giúp làm loãng đờm cho trẻ

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể bổ sung thêm nước ấm đều đặn hàng ngày. Tăng hiệu quả song vẫn đảm bảo tính an toàn khi đào thải đờm, dịch nhầy ra khỏi cơ thể.

Nhỏ nước muối sinh lý

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước muối sinh lý, sát khuẩn mũi họng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà bạn có thể tham khảo. Tùy tình trạng có thể nhỏ 2 - 3 giọt vào từng bên mũi, tiếp đến bế trẻ theo tư thế đứng để dịch nhầy dễ dàng thoát ra ngoài.

Vỗ rung cho trẻ

Vỗ rung cho trẻ cũng là cách giúp trẻ nôn ra đờm dễ dàng, thao tác này làm kích thích các cơn ho hiệu quả. Bạn lưu ý khi vỗ cần khum bàn tay lại, vỗ nhẹ nhàng vào vùng phổi, tránh tác động trực tiếp lên cột sống hoặc vùng bụng của trẻ.

Thực hiện vỗ rung tống khứ đờm ra khỏi cổ họng trẻ

Thực hiện vỗ rung tống khứ đờm ra khỏi cổ họng trẻ

2.4. Sử dụng tinh dầu

Một số loại tinh dầu như tràm, sả chanh,... có khả năng làm giảm nghẹt mũi, sinh đờm, đặc biệt an toàn với trẻ nhỏ. Phụ huynh có thể sử dụng để xông phòng, hoặc dùng một lượng nhỏ vào chăn, gối, quần áo để trẻ có thể ngửi được.

Sử dụng các loại thảo dược

Một số thảo dược thiên nhiên có công dụng làm loãng đờm, sạch đờm trong họng nhanh chóng. Những công thức bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Quất gừng và đường phèn có khả năng tăng sức đề kháng, trừ hàn và thuyên giảm cảm giác buồn nôn.
  • Lê, hẹ, gừng, đường phèn phù hợp với trẻ nhỏ nhiều đờm, đờm đặc, đờm ngả vàng; đặc tính kháng sinh, diệt khuẩn cao.
  • Húng chanh, quất, đường phèn là bài thuốc điều trị viêm đường hô hấp truyền qua nhiều đời nay, có tính ấm giảm đờm, sát khuẩn và giảm ho hiệu quả.

Một số bài thuốc thảo dục hỗ trợ bé nôn ra đờm

Một số bài thuốc thảo dục hỗ trợ bé nôn ra đờm

Massage cho trẻ

Massage cho bé với tinh dầu hoặc nước gừng loãng, tác động lên một số huyệt trên cơ thể cũng có tác dụng tống đờm ra khỏi cổ họng. Một số vùng massage giúp làm ấm cơ thể, trừ hàn có thể kể đến như sau lưng, lòng bàn chân, khuỷu tay, kiên trì thực hiện trong 7 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Các cách loại bỏ đờm hiệu quả cho trẻ

Ngoài cách đào thải đờm nêu trên, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Hút đờm bằng dụng cụ hút mũi chuyên dụng cũng là cách giúp trẻ loại bỏ đờm an toàn và hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng các ống hút mũi mềm, bóng hút cao su hoặc máy hút mũi. Trước khi hút mũi, bạn nên nhỏ cho trẻ một vài giọt nước muối sinh lý, làm loãng đờm.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn và nấm mốc. Đều đặn vệ sinh chăn gối, quần áo, thảm trải nhà,... giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ cũng là một cách ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, từ đó làm giảm dịch nhầy trong cổ họng. Đặc biệt lưu ý giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, tránh khí lạnh xâm nhập.
  • Tạo độ ẩm không khí, tránh để phòng ngủ hoặc không gian sống quá khô, khiến dịch nhầy khó bị loại bỏ. Tăng độ ẩm cho không gian nhà ở giúp đường hô hấp của trẻ thông thoáng, dễ chịu hơn.

Một số biện pháp đào thải đờm khác ra khỏi cơ thể trẻ nhỏ

Một số biện pháp đào thải đờm khác ra khỏi cơ thể trẻ nhỏ

Triệu chứng cần đưa trẻ đi khám

Các biện pháp hỗ trợ điều trị nêu trên về cơ bản đã được chứng minh hiệu quả, song nếu trẻ nhỏ xuất hiện kèm theo các triệu chứng khó chịu khác dưới đây cần nhanh chóng thăm khám y tế:

  • Đờm trong họng chuyển màu xanh lá cây, nâu, đỏ nâu hoặc đờm lẫn máu, cảnh báo cơ thể bị nhiễm vi khuẩn.
  • Xuất hiện các biểu hiện của suy hô hấp như khó thở, thở khò khè, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.
  • Nôn nhiều, nôn ngay khi ăn vào.
  • Trẻ bỏ ăn, bú kém, có biểu hiện vật vã hoặc ngủ li bì.
  • Trẻ sốt cao, nhiệt độ cơ thể cao trên 38,5 độ C.
  • Môi khô, hơi thở hôi, lưỡi bẩn,... là những triệu chứng của nhiễm trùng.
  • Trẻ ho dài trên 2 tuần, ho nhiều khiến trẻ mệt, việc sinh hoạt đảo lộn.
  • Biến chứng viêm tai giữa khiến trẻ bị chảy dịch ở tai.

Làm thế nào để bé nôn ra đờm? Làm sạch đờm luôn là mục tiêu của mọi phụ huynh, giảm tối đa các nguy cơ chuyển biến nặng. Phụ huynh cần theo dõi trẻ sát sao, nếu nhận thấy các biểu hiện nguy hiểm, cần nhanh chóng thăm khám y tế chuyên sâu.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

32

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám