Viêm đường hô hấp dưới: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Phan Ngọc Linh

01-06-2022

goole news
16

Bệnh viêm đường hô hấp dưới là nhóm bệnh lý hiện nay khá diễn ra phổ biến và chiếm đến 45% ca bệnh nhiễm trùng trong cộng đồng. Bệnh không được điều trị sớm có thể trở nặng dẫn đến những biến chứng khó lường. Tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị bệnh qua những thông tin chia sẻ sau của bệnh viện Phương Đông.

Viêm đường hô hấp dưới là gì?

Hội chứng viêm đường hô hấp dưới là hội chứng bao gồm tất cả những hội chứng liên quan đến đường hô hấp dưới như phế quản, tiểu phế quản, phổi, khí quản, lao… Bệnh này có tên tiếng anh là lower respiratory tract infection-LRTI. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được điều trị đúng cách. 

Một số bệnh chính liên quan đến viêm đường hô hấp dưới:

  • Viêm phế quản: Phần niêm mạc phế quản bị kích thích phồng lên làm tăng tiết dịch nhầy gây ra tình trạng bít tắc phế quản. Trong đó, viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm nhiễm khi tiếp xúc với những tác nhân có hại từ môi trường. Để quá lâu có thể dẫn đến tình trạng mãn tính, kéo dài nhiều lần, có thể diễn biến nhiều tháng, nhiều năm. 
  • Viêm phổi: Các tổ chức chính ở phổi như phế nang bị tổn thương nghiêm trọng khiến cho dưỡng khí không thể vào máu. 
  • Viêm tiểu phế quản: Các siêu vi khuẩn gây viêm dẫn đến các chất nhờn tích tụ tại đường hô hấp, gây tình trạng khó thở cho người bệnh. Đây là bệnh lý chỉ xảy ra ở những trẻ dưới 12 tháng tuổi khi mà các tiểu phế quản chưa hoàn thiện. 

Viêm phổi, viêm phế quản đều liên quan đến viêm nhiễm hô hấp dưới

Viêm phổi, viêm phế quản đều liên quan đến viêm nhiễm hô hấp dưới

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới

Nguyên nhân ban đầu dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp dưới là do vi khuẩn và virus. Khi thời tiết biến đổi vào giao mùa cũng là lúc cơ thể dễ bị tổn thương do những thay đổi thích nghi với môi trường. Cụ thể những nguyên nhân dẫn đến bệnh bao gồm những yếu tố sau đây:

Do vi khuẩn

Những vi khuẩn điển hình xâm nhập vào hệ hô hấp gây bệnh điển hình đó là: 

  • Haemophilus influenzae.
  • Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae.
  • Moraxella catarrhalis.

Một số vi khuẩn không điển hình cũng xuất hiện khi nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là: 

  • Mycoplasma pneumoniae.
  • Chlamydia pneumoniae.
  • Legionella pneumophila.

Haemophilus influenzae gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp điển hình

Haemophilus influenzae gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp điển hình

Do virus

Một số virus nguy hiểm xâm nhập vào hệ hô hấp gây bệnh viêm đường hô hấp như: 

  • Parainfluenza Virus.
  • Các virus hợp bào hô hấp.
  • Virus cúm A và B.
  • Adenovirus, Rhinovirus.

Những loại vi sinh vật thường tồn tại ở dạng mầm bệnh ở trẻ thành niên, thanh niên nhất là phế cầu khuẩn. Trong đó, tác nhân vi khuẩn thường là nguyên nhân gây ra viêm phổi và viêm phế quản

Ở những người trưởng thành, lớn tuổi nguyên nhân chính là vi khuẩn Gram âm và Legionella. Những người thường xuyên hút thuốc lá thường bị virus Klebsiella pneumoniae tâm công do hệ thống niêm mạc tổn thương.

Adenovirus cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh

Adenovirus cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh

Nguyên nhân khác

Bên cạnh những lý do như do virus, vi khuẩn. Bệnh viêm đường hô hấp dưới còn có thể do các tác nhân gây bệnh khác. Điển hình đó là dị ứng khói thuốc lá, khói xe, khí, bụi, hóa chất, không khí lạnh… Với bệnh viêm phổi mãn tính, nguyên nhân hàng đầu là do khói thuốc. 

Những dấu hiệu nào điển hình liên quan đến viêm đường hô hấp dưới?

Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới được thể hiện phụ thuộc vào tình trạng viêm, dạng bệnh, giai đoạn. Cụ thể là: 

Triệu chứng chung

Bệnh viêm đường hô hấp dưới có những triệu chứng thường gặp như sau: 

  • Liên quan đến khí quản: Khó nói, giọng bị khàn.
  • Liên quan đến phế quản: Ho kèm theo đờm, ho khan, tức ngực.
  • Tiểu phế quản: Thở rít, thở khò khè, khó thở.
  • Tổn thương phổi: Đau ngực khi hít thở, khó thở, ho có đờm, ho ra máu.

Đau ngực khi hít thở báo hiệu phổi đã bị tổn thương do viêm

Đau ngực khi hít thở báo hiệu phổi đã bị tổn thương do viêm

Dấu hiệu viêm phế quản cấp tính 

Với trường hợp viêm đường hô hấp dưới giai đoạn viêm phế quản cấp tính, người bệnh có những dấu hiệu sau: 

  • Thời điểm ủ bệnh: Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Người bệnh sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh. Người bệnh không có triệu chứng nào điển hình trong thời gian này. Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh khiến trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, khó chịu.
  • Giai đoạn viêm long đường hô hấp: Có triệu chứng hắt hơi, sốt nhẹ, sổ mũi, đau họng, đau nhức cơ khớp, mệt mỏi.
  • Viêm phế quản cấp: Ban đầu ho khan, sau đó có đờm (đục, đôi khi kèm theo máu), đau tức ngực khi ho.

Dấu hiệu viêm phế quản mãn tính

Dấu hiệu bệnh ở giai đoạn mãn tính, tùy giai đoạn có những thay đổi khác nhau, cụ thể:

  • Giai đoạn mới bắt đầu: Ho, khạc ra đờm, ho xảy ra từng đợt nhiều lần trong năm. Đặc biệt khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi, dẫn đến ho khan hoặc kèm đờm có màu trắng, bọt. Khi tình trạng này kéo dài có thể ho liên tục, đờm hoặc dày đặc hơn và có màu vàng và mủ. 
  • Giai đoạn muộn hơn: bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, nặng nề, lồng ngực như bị đè nén. Bên cạnh đó, còn xuất hiện một triệu chứng thường xuyên khác như da dẻ xanh xao, tim đập nhanh, sụt cân…

Ho liên tục đặc biệt khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi cũng là dấu hiệu

Ho liên tục đặc biệt khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi cũng là dấu hiệu

Dấu hiệu viêm phổi

Tùy vào tác nhân gây bệnh,  triệu chứng, tiến triển của bệnh có thể thay đổi khác nhau đôi chút. Viêm phổi là do các vi khuẩn gây bệnh điển hình gây bệnh như sau:

  • Rét run.
  • Sốt cao trên 39 độ, kèm theo đờm khi ho, đau tức màng phổi.
  • Nhịp thở nhanh khoảng 30 lần/phút, xuất hiện những mụn nước môi. 

Viêm phổi có thể do các tác nhân gây bệnh không điển hình hoặc virus thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên triệu chứng bệnh thường khó nhận biết hơn, diễn ra âm thầm hơn như sốt nhẹ, nhức đầu, ho khan, mệt mỏi.

Sốt nhẹ, ho khan là những triệu chứng bệnh khá dễ nhầm lẫn

Sốt nhẹ, ho khan là những triệu chứng bệnh khá dễ nhầm lẫn

Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp dưới như thế nào?

Nguyên tắc chung để đề phòng bệnh lây nhiễm chính là để tránh bị nhiễm khuẩn hoặc do virus gây bệnh. Điều này có thể thực hiện qua những biện pháp sau đây: 

  • Hạn chế tiếp xúc với người chứa mầm bệnh, che miệng khi ho, hắt xì.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nên rửa tay sạch sẽ để tránh mầm bệnh lây lan.
  • Nên tránh xa khói thuốc, không nên hút thuốc lá. 
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất khói bụi. 
  • Tiêm vaccine ngừa phế cầu khuẩn, chủng ngừa virus.
  • Lưu ý giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, nhất là những vùng như ngực và cổ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bổ sung đủ dưỡng chất qua đường ăn uống để nâng cao hệ miễn dịch. 

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là cách phòng viêm nhiễm

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là cách phòng viêm nhiễm

Chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp dưới

Để có thể điều trị sớm và tránh những biến chứng liên quan. Các bác sĩ sẽ thực hiện một số chẩn đoán và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp, cụ thể:

Chẩn đoán

Thông thường, bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Đồng thời kết hợp với phương pháp nghe hơi thở lồng ngực để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể dựa trên những phương pháp chẩn đoán chính xác hơn như: 

  • Thực hiện chụp X-quang phổi để xác định mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
  • Thực hiện xét nghiệm đờm, máu để xác định chủng vi sinh vật gây bệnh. Từ đó đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. 

Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh và xác định nguyên nhân

Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh và xác định nguyên nhân

Phương pháp điều trị

Tùy vào giai đoạn bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà các y bác sĩ sẽ đưa ra những phương án khác nhau. Bao gồm: 

Viêm phế quản cấp tính

Đa số những trường hợp diễn tiến bệnh nhẹ nhàng sẽ sử dụng phương pháp điều trị triệu chứng là chính. Dạng viêm đường hô hấp dưới do virus gây ra không cần thiết phải điều trị với kháng sinh. Kết hợp với thuốc là phương pháp điều trị tại nhà như: 

  • Nghỉ ngơi nhiều, cũng không nên làm việc quá sức gây mệt mỏi.
  • Xông hít tinh dầu bạc hà giúp cho cổ họng sạch đờm.
  • Dùng thuốc giảm ho, hạ sốt và giảm triệu chứng khác.
  • Uống nhiều nước, thường xuyên súc miệng với nước muối ấm, nhạt.
  • Bệnh tiến triển nặng hơn và kéo dài nên đi thăm khám bác sĩ. 
  • Bỏ thuốc lá, pha nước ấm cùng mật ong, chanh để giảm triệu chứng ho.

Súc nước muối ấm để giảm triệu chứng, sát khuẩn đường thở

Súc nước muối ấm để giảm triệu chứng, sát khuẩn đường thở

Viêm phế quản mãn tính

Với trường hợp bị nhiễm viêm phế quản mãn tính. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản chống co thắt như Salbutamol, Theostart… Đây là những loại thuốc có vai trò làm thông đường thở của bệnh nhân. Giúp cho quá trình trao đổi khí dễ dàng hơn.

Tổn thương cơ bản trong viêm phế quản mãn tính có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn đường thở; khiến cho cơ thể không có đủ lượng oxy cần thiết với nhu cầu. Một số trường hợp sẽ áp dụng thở oxy khi trở nặng và ít đáp ứng với những loại thuốc điều trị khác. 

Đối với viêm phổi

Với trường hợp nhiễm trùng phổi, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh sớm và kéo dài đối với bệnh nhân từ 5-10 ngày. Kháng sinh có thể từ 2-3 loại theo đường uống, đường tiêm, với tình trạng bệnh nhẹ có thể điều trị ngoại trú. Còn đối với những bệnh đã chuyển biến nặng, nhiều nguy cơ cần phải nhập viện điều trị. 

Nếu như có các dấu hiệu đi kèm như xanh tím, khó thở, kéo cơ hô hấp phụ cần phải sử dụng thêm thở oxy để hỗ trợ. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc  giảm ho, hạ sốt, giảm đau để điều trị triệu chứng khi cần thiết. Bệnh nhân nên tái khám định kỳ để nhanh chóng phát hiện những biến chứng trở nặng hoặc can thiệp khi biến chứng xuất hiện.

Có thể sử dụng các thuốc  giảm ho, hạ sốt, giảm đau để điều trị triệu chứng

Có thể sử dụng các thuốc  giảm ho, hạ sốt, giảm đau để điều trị triệu chứng

Những câu hỏi thường gặp về viêm đường hô hấp dưới

Để giúp những băn khoăn về bệnh được giải đáp thỏa đáng, Bệnh viện Phương Đông xin giải đáp chi tiết như sau

Những ai dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới?

Nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh lý khá phổ biến trong thời điểm giao mùa thu đông, xuất hiện sau đợt cảm lạnh. Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm bệnh nhưng những người có nguy cơ cao đó là: 

  • Viêm đường hô hấp dưới thường xảy ra đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi hoặc những người đang bị cúm hoặc vừa thực hiện phẫu thuật. Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. 
  • Phụ nữ mang thai, những người có thói quen hút thuốc.
  • Người mắc các bệnh lý như phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, tiểu đường, bệnh về gan thận. 
  • Người có hệ miễn dịch bị suy giảm do nhiều loại bệnh khác nhau như ung thư, trải qua điều trị hóa trị…

Nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh lý khá phổ biến nên ai cũng có nguy cơ mắc

Nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh lý khá phổ biến nên ai cũng có nguy cơ mắc

Bệnh viêm đường hô hấp dưới có lây không?

Viêm đường hô hấp dưới gây ra bởi tình trạng nhiễm khuẩn có thể bị lây truyền qua đường hô hấp. Những tác nhân gây bệnh có thể theo đường giọt bắn ra bên ngoài, lây truyền từ người này qua người khác.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đường hô hấp ra sao?

Bệnh lý viêm đường hô hấp dưới thường không gây ra các biến chứng nhưng nếu như người bệnh chủ quan, không điều trị sớm có thể tiến triển nặng hơn. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đó là ngừng thở, áp xe phổi, suy hô hấp cấp (ARDS)... đe dọa đến tính mạng. 

Phân biệt nhiễm trùng đường hô hấp dưới với đường hô hấp trên như thế nào?

Nhiễm trùng đường hô hấp trên khác với nhiễm trùng hô hấp dưới về vùng bị ảnh hưởng trong hệ hô hấp. Nếu như viêm đường hô hấp dưới liên quan đến nhiễm trùng ở đường dẫn khí bên dưới thanh quản, viêm đường hô hấp trên lại là nhiễm trùng cấu trúc tính từ thanh quản trở lên. 

Biểu  hiện của nhiễm trùng đường hô hấp dưới điển hình là ho và gồm các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, lao, viêm tiểu phế quản. Còn nhiễm trùng hô hấp trên thường là cảm lạnh, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm amidan… có triệu chứng đau đầu, sốt, đau họng. 

Nhiễm trùng đường hô hấp trên khác với nhiễm trùng hô hấp dưới về vùng bị ảnh hưởng

Nhiễm trùng đường hô hấp trên khác với nhiễm trùng hô hấp dưới về vùng bị ảnh hưởng

Bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp dưới nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Để có thể giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên thực hiện đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Theo đó, bệnh nhân cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều thực phẩm như trái cây, rau xanh, uống nhiều nước. Bổ sung thêm mật ong, chanh hoặc trà gừng để giúp cho các triệu chứng bệnh được cải thiện. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý những thực phẩm có thể khiến cho bệnh lâu hồi phục hơn. Có thể kể đến như nước uống có ga, thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn. 

Địa chỉ uy tín thăm khám và điều trị bệnh viêm đường hô hấp dưới?

Bệnh viện Phương Đông quy tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm và giữ vị trí quan trọng trong bệnh viện tuyến trung ương. 

Với trang thiết bị hiện đại, chuyển giao công nghệ hàng đầu cùng cơ sở vật chất hàng đầu, bệnh viện giúp đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị. Bạn có thể hoàn toàn tin tưởng, những y bác sĩ với tinh thần trách nhiệm cao đảm bảo chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh.  

Qua những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh viêm đường hô hấp dưới. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, ngay từ bây giờ đừng chủ quan với sức khỏe của mình, đến những cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,018

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám