Lậu họng là bệnh lý nguy hiểm lây nhiễm thông qua đường tình dục, khởi phát ở cả nam và nữ giới, phổ biến ở độ tuổi 15 - 24. Bệnh nghèo nàn các triệu chứng nên rất khó phát hiện ở những giai đoạn đầu, bệnh nhân thường chủ quan làm chậm trễ hoặc giảm hiệu quả điều trị.
Bệnh lậu họng là gì?
Lậu họng là một dạng của bệnh lậu, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục ở nam và nữ. Ngoài lậu họng, bệnh nhân có thể gặp các vấn đề nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng hoặc miệng.
Bệnh lậu họng là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục
Bệnh phổ biến xuất hiện ở nam nữ giới 15 - 24 tuổi. Bệnh nhân thường khó phát hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng, chậm trễ điều trị làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang bạn tình khi không có biện pháp an toàn.
Con đường di truyền của bệnh lậu ở họng
Nhiều cặp đôi lầm tưởng quan hệ tình dục đường miệng không có khả năng lây nhiễm bệnh lậu, song thực tế nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Để giảm ngừa mắc bệnh lậu họng, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Duy trì quan hệ một vợ một chồng, không quan hệ tình dục cùng lúc với nhiều người.
- Thực hiện kiểm tra bệnh lậu tiền hôn nhân hoặc trước quan hệ.
- Sử dụng bao cao su đúng cách trong mỗi lần quan hệ.
Ba con đường truyền nhiễm chính bệnh lậu ở cổ họng
Một quan niệm khác về phòng ngừa bệnh lậu họng bằng cách vệ sinh, đi tiểu hoặc thụt rửa cơ quan sinh dục sau quan hệ. Tuy nhiên phương pháp này không có cơ sở chứng minh hiệu quả, bạn vẫn có thể nhiễm vi khuẩn khi quan hệ với người mang mầm bệnh.
Xem thêm: 6 lưu ý để chị em vệ sinh vùng kín đúng cách
Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh
Mọi đối tượng quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh. Song đặc biệt cao ở các nhóm người lưỡng tính, thường xuyên quan hệ đồng tính. Hoặc nữ giới dưới 25 tuổi khởi phát quan hệ tình dục, phụ nữ lớn tuổi có nhiều bạn tình hoặc bạn tình nhiễm bệnh lậu.
Bệnh thường gặp ở bệnh nhân quan hệ tình dục dưới 25 tuổi
Nhóm người nguy cơ nêu trên cần tiến hành xét nghiệm bệnh lậu định kỳ hàng năm. Kết hợp với các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, thiết thực trong quá trình quan hệ tình dục.
Triệu chứng bệnh lậu ở cổ họng
Bệnh lậu cổ họng xuất hiện phổ biến ở cả nam và nữ giới, chia thành 2 giai đoạn chính:
Cấp tính
|
Mạn tính
|
Bước qua thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân nhiễm lậu họng bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng về bệnh. Các biểu hiện khi này phần lớn ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày.
Cụ thể:
- Vòm họng, miệng có các ổ mủ màu đúc, trắng hoặc hơi ngả vàng.
- Họng đau nhức dai dẳng, sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy khó chịu.
- Nuốt đồ ăn, thức uống khó khăn.
|
Họng nhiễm bệnh lậu cấp tính không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính, tiến triển nặng khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn.
Khi này các triệu chứng gặp phải chủ yếu bao gồm:
- Các ổ mụn mủ trong miệng bắt đầu lở loét, xuất hiện các mùi hôi khó chịu.
- Hạch bạch huyết ở cổ bắt đầu sưng tấy, đau nhức.
- Nói chuyện, ăn uống bắt đầu trở nên khó khăn.
|
Nhìn chung ở mỗi giai đoạn, bệnh lậu họng sẽ khởi phát các triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống cá nhân. Chuyên gia y tế khuyến cáo, người khỏe mạnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh cần đều đặn thăm khám y tế 6 - 12 tháng/lần.
Phương pháp chẩn đoán
Với trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lậu họng, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu dịch bên trong cổ họng để mang xét nghiệm. Các xét nghiệm nước tiểu, mẫu dịch niệu đạo hoặc cổ tử cung cũng có thể được thu thập với từng trường hợp cụ thể.
Bệnh lậu hầu họng có chữa được không?
Hiện nay việc điều trị bệnh lậu chỉ có tác dụng ngừa nguy cơ lây nhiễm, không khả năng phục hồi các tổn thương do lậu khuẩn gây ra. Tuy nhiên công tác chữa trị ngày càng gặp nhiều khó khăn, do xuất hiện nhiều biến thể kháng thuốc.
Trong quá trình điều trị lậu miệng họng cũng như các vị trí khác, bệnh nhân cần tuân thủ đơn kê của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng chung thuốc điều trị với các bệnh nhân khác do cơ địa, tình trạng bệnh mỗi người luôn khác nhau.
Sau thăm khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc dựa vào tình trạng cụ thể. Một số loại thuốc được sử dụng có thể bao gồm giảm đau, kiểm soát nhiễm trùng, tốc độ lây lan, khả năng lân lên hoặc thuốc tăng cường hệ miễn dịch.
Điều trị bệnh lậu ở hầu họng chỉ nhằm khắc phục các tổn thương và ngừa lây lan diện rộng
Để tối ưu hiệu quả điều trị bệnh lậu họng, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh. Cụ thể:
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, giữ sạch sẽ bằng cách đánh răng mỗi ngày 2 lần, súc miệng ít nhất 1 lần/ngày để ngừa các biến chứng nặng.
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất, tránh bỏ bữa để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây hại cho sức khỏe như đồ uống có cồn như bia rượu, đồ ăn dầu mỡ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như kết quả điều trị.
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, đặc biệt quan hệ với bạn tình qua đường miệng.
Biến chứng lậu họng nguy hiểm
Lậu họng giống với các bệnh lậu ở trực tràng, cơ quan sinh dục, miệng, nếu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ở cả nam và nữ giới. Do khi này vi khuẩn lậu vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh, gia tăng nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Loạt biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể lường trước như:
- Vi khuẩn lậu di chuyển xuống cơ quan sinh dục, gây viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm mào tinh hoàn, viêm đường tiết niệu.
- Gia tăng nguy cơ nhiễm HIV thông qua các vết loét trong họng, đây là điều kiện thuận lợi cho virus HIV xâm nhập.
- Khả năng sinh sản sụt giảm do bệnh lậu họng lây lan xuống cơ quan sinh dục, gây miễn làm giảm khả năng thụ thai và sản xuất tinh trùng.
Những biến chứng nghiêm trọng do vi khuẩn lậu gây bệnh ở hầu họng
Lậu họng là bệnh lý nguy hiểm do không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh thường bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua các triệu chứng như đau họng hoặc khàn giọng. Nếu phát sinh quan hệ qua đường miệng kèm theo các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám, giảm ngừa khả năng diễn tiến mạn tính.