Mắc tiểu nhưng không tiểu được là bị gì? Tại sao? Xử lý như thế nào?

Mắc tiểu nhưng không tiểu được là bị gì? Tại sao? Xử lý như thế nào?

Hỏi về: Tiết niệu

Khách hàng: Ngọc Linh

Đã hỏi: Ngày 24-08-2024

Chào bác sĩ, Gần đây em cảm thấy thường xuyên mắc tiểu nhưng không tiểu được hoặc chỉ tiểu được một ít. Em cứ nghĩ tình trạng này sẽ tự khỏi nhưng vài ngày rồi tình trạng vẫn không khá hơn. Tình trạng này có nguy hiểm không ạ? Vì sao em lại bị như vậy? Và em nên làm gì ạ? Mong được bác sĩ giải đáp!

Đã trả lời / Chủ đề: Tiết niệu

Chào chị Ngọc Linh, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến chuyên mục Hỏi đáp của Bệnh viện đa khoa Phương Đông.

Chưa thể kết luận rõ ràng trước về tình trạng mắc tiểu nhưng không tiểu được của chị, Ở người bình thường, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt từ 250 - 800ml thì bạn sẽ có cảm giác buồn tiểu, lưu lượng nước tiểu thải ra khoảng ml/ giây. Không tiểu được, tiểu lâu là bất thường của lớp cơ thắt chống lại những cản trở gây bít tắc ở cổ bàng quang. 

Tiểu tiện là một hoạt động theo ý muốn, được kết hợp từ sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang. Để đi tiểu bình thường cần phải hội tụ đủ các yếu tố:

  • Bàng quang co bóp đủ mạnh
  • Các cơ vòng giãn nở đủ rộng
  • Niệu đạo thông, không bị vướng mắc. 

Bất kỳ các nguyên nhân nào khiến cơ bàng quang và cổ bàng quang không phối hợp được với nhau đều có thể khiến người bệnh bị mắc tiểu nhưng không tiểu được. Ngoài cảm giác muốn đi tiểu nhưng không tiểu được người bệnh còn có thể có các triệu chứng căng, đau, tức bàng quang vùng trước xương mu; đau âm ỉ, đau tức vùng bụng dưới,...

Minh hoạ về bàng quang khi đi tiểu

Minh hoạ về bàng quang khi đi tiểu

Nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu có thể đến từ:

  • Các bệnh do tổn thương tuỷ sống, chèn ép tuỷ sống do khối u, lao, viêm rễ thần kinh tuỷ sống
  • Các bệnh liên quan đến vùng bàng quang: u, sỏi, tùi thừa, xơ cứng cổ bàng quang
  • Sỏi bàng quang
  • Chấn thương vỡ xương chậu

Ngoài ra, tình trạng các khối u chèn vào bàng quang như u tử cung, u buồng trứng hoặc đang mang thai ở nữ giới cũng gây ra hiện tượng này. Còn đối với nam giới, các bệnh chấn thương, chít hẹp viêm nhiễm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt sẽ gây ra hệ quả bí tiểu. 

Lời khuyên cho bạn rằng hãy đến Khoa Tiết niệu của Bệnh viện uy tín để thăm khám, tìm nguyên nhân và thực hiện theo phương pháp điều trị kịp thời. Nếu để tình trạng này diễn biến lâu hơn, bạn có thể bị viêm nhiễm nặng hơn lên hệ tiết niệu, thậm chí mắc suy thận mạn tính. 

Như vậy, trên đây là toàn bộ phần giải đáp cho biểu hiện mắc tiểu nhưng không tiểu được. Hy vọng phần giải đáp trên đã đem lại cho các bạn đọc những thông tin có giá trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc về vấn đề sức khỏe nào khác, anh chị có thể liên hệ đến Hotline 19001806 để được đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ giải đáp!

Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Giải đáp: Bị bệnh suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Đã hỏi: Ngày 24-08-2024
Chào bác sĩ, Vài tuần gần đây, em trai em có triệu chứng đau lưng bên trái, tiểu ít, khát nước, người mệt mỏi và chân tay phù lên. Cả nhà có đưa em đến...

Uống trà giảm cân có hại thận không? Tại sao trà giảm cân lại gây suy gan, suy thận?

Đã hỏi: 24-08-2024
Chào bác sĩ, Thể trạng của em từ nhỏ đến lớn cũng được nhận xét là khá đầy đặn. Em đã thử nhiều cách siết chế độ ăn, tập luyện nhưng cân không giảm mà...

30 phút đi tiểu một lần có sao không?

Đã hỏi: 24-08-2024
Gần đây tôi phát hiện ra mình hay đi tiểu liên tục, trung bình khoảng 30 phút đi tiểu một lần, một ngày phải đi tiểu hơn 10 lần. Ngày trước tôi cũng đi tiểu...

Thận đa nang ở thai nhi có nguy hiểm không?

Đã hỏi: 17-08-2024
Chào bác sĩ, Tôi đang mang thai bé thứ 2. Vào tuần thứ 23 của thai kỳ tôi có làm siêu âm và các xét nghiệm chẩn đoán dị tật bẩm sinh thì phát hiện...

Giải đáp: Nang thận có nguy hiểm không?

Đã hỏi: 17-08-2024
Chào bác sĩ, Gần đây mẹ em có biểu hiện đau bên hông trái, huyết áp tăng cao. Em có đưa mẹ đi khám thì phát hiện 1 nang thận kích thước 2,3cm x1,5cm trên...
19001806 Đặt lịch khám