Mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài và hết táo bón ở trẻ

Thu Hiền

27-05-2024

goole news
16

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó tiêu, chậm đi ngoài khi trẻ bú mẹ hoàn toàn là bé bú nhiều nhưng sữa mẹ không đủ dinh dưỡng. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu sau sinh, mẹ tập trung quá nhiều vào em bé mà quên mất bản thân mình. Kết quả là chất lượng sữa bị giảm và xảy ra hiện tượng em bé khó đi cầu. 

Vậy mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài, hôm nay hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu nhé!

Mối quan hệ của chế độ ăn của mẹ và tình trạng bé đi ngoài của bé

Trước khi tìm hiểu về “mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài” thì mẹ phải nắm được cách nhận biết tình trạng bất thường khi trẻ đi cầu. Trong y học, trẻ sơ sinh khó đi ngoài hoặc táo bón là hiện tượng bé đại tiện ít, trên 3 ngày không đi ngoài; kết cấu phân khô, cứng như viên đá nhỏ và nhiều lúc phải rặn mới đi ngoài được. 

Chất lượng sữa ảnh hưởng đến tình trạng phân

Nếu trẻ bị ra ngoài thường là do trẻ bú ít, không đủ lượng sữa, cơ thể bị thiếu nước. 

  • Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, phân lỏng hoặc sệt, có màu vàng hoa cà hoa cải. Số lần đi ngoài nhiều hơn, ít bị táo bón. Do trong sữa mẹ chứa chất nhuận tràng tự nhiên.
  • Đối với trẻ sơ sinh nuôi bằng sữa công thức, số lần đi đại tiện ít hơn do sữa công thức khó tiêu hoá hơn sữa mẹ. Phân nhỏ như viên bi, phân dê. Sự thay đổi loại sữa, tỷ lệ pha và các thức ăn vụn trộn thêm có thể khiến bé khó đại tiện hơn. 

Trẻ bú sữa mẹ có số lần đi ngoài nhiều hơn do tiêu hoá tốt hơn trẻ uống sữa công thức(Trẻ bú sữa mẹ có số lần đi ngoài nhiều hơn do tiêu hoá tốt hơn trẻ uống sữa công thức)

Sự thay đổi trong chế độ ăn ảnh hưởng đến tình trạng tiêu hoá

Mặt khác, nếu trẻ đang bú sữa mẹ phải chuyển sang uống sữa ngoài hoặc chuyển từ thức ăn xay nhuyễn sang thức ăn thô. Khi đó, chế độ ăn uống bị thay đổi đột ngột, nhu động ruột của bé chưa kịp làm quen dẫn đến trẻ khó đi ngoài.

Đồng thời, trong thói quen ăn uống, nếu bé không bổ sung đủ chất xơ và chất lỏng cũng có thể khiến lượng nước hấp thụ ít, bé bị táo bón nặng hơn.

Mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài?

Trên thực tế, sự thay đổi trong thực đơn của mẹ sẽ có sự tác động mạnh mẽ hơn với trẻ đang bú mẹ hoặc kết hợp bú mẹ. Để cải thiện số lần và giúp trẻ sơ sinh đi ngoài dễ dàng hơn, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn như sau:

Uống đủ nước

Mỗi ngày mẹ phải uống đủ 2 - 3 lít để đủ lượng nước tạo sữa cho em bé. Mẹ có thể uống cả nước lọc, sữa, nước trái cây và nước hoa quả tự ép để dễ uống hơn. 

Các loại rau xanh

Mẹ có thể bổ sung nhiều loại rau như mồng tơi, đậu bắp, diếp cá, rau đay, súp lơ,... chứa nhiều vitamin, hàm lượng chất cơ và nước cao. 

(Mẹ nên bổ sung nước và rau xanh để sữa mẹ nhiều chất xơ hơn)

Do đó, lượng chất xơ trong sữa mẹ cũng nhiều hơn. Trẻ sơ sinh hấp thụ được nhiều nước và chất xơ để làm mềm, xốp phân, bôi trơn ruột và kích thích nhu động đại tràng hiệu quả giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.

Trái cây

Thực phẩm thứ hai nằm trong danh sách “mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài” là trái cây. Một số loại quả tươi giàu chất xơ như: bơ, đu đủ, bưởi, ổi, cam, chuối, táo,... chứa nhiều vitamin C, A, B,... được khuyến cáo ăn thường xuyên.

Ví dụ, trong 100g táo chứa 4g chất xơ, đáp ứng được khoảng 14% nhu cầu chất xơ của người trưởng thành. Hay 100g chuối chứa 2,6g chất xơ, 75% nước, 22.8g carbonhydrate và chỉ 0.3g chất béo.

Cho nên, đây là lí do vì sao mẹ cần bổ sung nhiều trái cây vào chế độ ăn hàng ngày. Chúng giúp tăng cường chất lượng sữa của mẹ, từ đó phòng ngừa rối loạn tiêu hoá, táo bón hiệu quả cho bé. 

Thực phẩm tiếp theo cần bổ sung là trái cây(Thực phẩm tiếp theo cần bổ sung là trái cây)

Các loại hạt nguyên xơ

Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, yến mạch, mè đen, vừng đen,... có điểm chung là hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo. Tăng cường các loại thực phẩm này sẽ giúp sữa mẹ có dưỡng chất từ dầu thực vật tự nhiên, hỗ trợ hệ tiêu hoá của bé khỏe mạnh. Đây cũng là thực phẩm thứ ba cần bổ sung trong danh sách “mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài”.

Sữa chua

Mẹ bổ sung đầy đủ các vi khuẩn có lợi lên men và canxi trong sữa chua giúp hỗ trợ sức khỏe cho mẹ. Đồng thời, vi khuẩn có lợi trong sữa chua cũng giúp hỗ trợ tiêu hoá và cải thiện rối loạn đường ruột cho bé. 

Trứng, sữa, cá, thịt

Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để sản xuất đủ sữa cho con. Thịt, cá, trứng, sữa giúp bổ sung đủ protein, đạt khoảng ≥ 30% tổng số đạm mẹ nạp vào cơ thể hàng ngày.

Trẻ sơ sinh đi ngoài, mẹ nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh danh sách “mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài”, mẹ cũng nên kết hợp hạn chế các thực phẩm như sau:

Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị

Các loại đồ ăn mặn hay nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri,... có tính nóng, dễ gây khó tiêu cho cả mẹ và bé. Đồ ăn cay nóng với số lượng lớn có thể làm giảm tiết sữa mẹ khiến bé không uống đủ lượng sữa, cơ thể thiếu nước và khó đại tiện. 

Ớt, hạt tiêu, bột ớt,... là các loại gia vị mẹ nên hạn chế nếu đang cho con bú(Ớt, hạt tiêu, bột ớt,... là các loại gia vị mẹ nên hạn chế nếu đang cho con bú)

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Chế độ ăn chứa nhiều thịt đỏ, hải sản, đậu, cải xoăn, bông cải xanh,... có thể khiến trẻ đang bú mẹ khó đi cầu. 

Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ

Gà rán, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh,... chứa hàm lượng chất béo cao trong là nguyên nhân gia tăng cơn co thắt ruột, khiến trẻ tiêu chảy nhiều hơn. 

Thực phẩm chứa chất kích thích hoặc chất tạo ngọt nhân tạo

Nếu mẹ tiêu thụ trà, cà phê, đồ có cồn,... có thể sẽ khiến caffeine có trong sữa mẹ khiến đường ruột của bé dễ bị kích thích. Do đó, tình trạng tiêu chảy sẽ trầm trọng hơn. 

Mẹ cần hạn chế tối đa lượng trà và cà phê tiêu thụ khi đang nuôi con bằng sữa mẹ(Mẹ cần hạn chế tối đa lượng trà và cà phê tiêu thụ khi đang nuôi con bằng sữa mẹ)

Bên cạnh đó, các thức ăn có chứa chất làm ngọt nhân tạo như Sorbitol, Mannitol và Xylitol (có trong kẹo, bánh),... có thể khiến sữa mẹ “ngấm” nhiều đường hóa học. Trẻ sơ sinh càng khó hấp thụ các chất này, một số bé bị rối loạn tiêu hoá sẵn có thể tiến triển nặng nề hơn.

Các biện pháp giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn

Kết hợp cùng chế độ ăn “mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài”, việc rèn luyện chế độ ăn cho trẻ cũng là có vai trò hết sức quan trọng. 

Luyện tập thói quen đi vệ sinh 

Ngay cả khi bé đã đi cầu, cha mẹ cũng vẫn nên thực hiện xi bô cố định cho bé 3 lần/ngày, sau ăn hàng ngày để tạo phản xạ đi cầu cho trẻ.

Thói quen đi vệ sinh cho trẻ cần được rèn luyện từ khi sinh ra(Thói quen đi vệ sinh cho trẻ cần được rèn luyện từ khi sinh ra)

Ngoài ra trong giai đoạn từ 0 - 6 tháng, mẹ có thể dùng men vi sinh chỉ có lợi khuẩn, không có thêm khoáng chất, vitamin khác. Bởi lúc này, hệ tiêu hoá của bé khá nhạy cảm không nên tiếp xúc với các hoạt chất bên ngoài quá nhiều.

Massage bụng cho bé

Massage đều đặn theo chiều kim đồng hồ có thể giúp nhu động ruột của trẻ sơ sinh được kích thích linh hoạt và hoạt động linh hoạt hơn. Mẹ có thể massage bụng cho bé theo hướng dẫn như sau:

  • Đặt ngón trỏ và ngón giữa gần rốn của trẻ, ấn nhẹ và xoay vòng theo chiều kịm đồng hồ
  • Duy trì lực ấn vừa phải, từ từ mở rộng vòng xoay ra gần với hông bên phải của trẻ.

Massage bụng cho bé là bài tập giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn(Massage bụng cho bé là bài tập giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn)

Kết hợp vận động cho trẻ

Mẹ có thể cho bé tập thể dục bằng bài tập xe đạp mỗi ngày để kích thích nhu động ruột của trẻ, tạo lực co bóp mạnh để thúc đẩy thức ăn di chuyển trong đường ruột. Do đó, phân được đẩy ra ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn. Mẹ có thể giúp bé tập thể dục bằng bài tập xe đạp như sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa, nắm nhẹ hai cổ chân của trẻ.
  • Di chuyển chân của trẻ lên xuống như đạp xe đạp.

Mẹ có thể duy trì động tác này cho trẻ trong 10 - 15 phút và tập đều đặn cho trẻ 2 lần/ngày để giúp hệ tiêu hóa của trẻ vận động tốt hơn. Lưu ý không cho trẻ tập thể dục ngay sau khi vừa ăn xong.

Tóm lại, trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi “mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài”. Nếu bé lâu không đi ngoài hoặc khó đi ngoài, kèm theo các triệu chứng bất thường về phân thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.

Một số câu hỏi thường gặp

Các bạn vừa cùng BVĐK Phương Đông tìm hiểu mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài và không nên ăn những thực phẩm nào. Đến với nội dung cuối, chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc xoay quanh vấn đề đi cầu của trẻ như chế độ dinh dưỡng khi bé tiêu chảy, đi phân sống.

Mẹ ăn gì để con hết tiêu chảy?

Bên cạnh việc trẻ không thể đi ngoài, trẻ tiêu chảy cũng là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Khi đi phân lỏng hoặc phân nước từ 3 lần/ngày trở lên, thậm chí kèm theo bọt, chất nhầy, máu, mùi thối, nôn, sốt, khô mắt, khô môi,... dễ khiến trẻ suy kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện tiêu chảy, mẹ cần thay đổi ngay chế độ ăn uống của bản thân để tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ chú ý bổ sung đủ nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất, đảm bảo chất lượng nguồn sữa cung cấp cho bé.

Chế độ ăn BRAT (Bananas - Rice - Apples - Toast) được khuyến khích áp dụng khi trẻ bị tiêu chảy. Theo đó, mẹ nên ăn các thực phẩm như chuối, gạo, táo, bánh mì nướng để cân bằng chất béo, chất đạm và chất xơ.

Chế độ ăn BRAT thường được áp dụng khi bị tiêu chảy

(Chế độ ăn BRAT thường được áp dụng khi bị tiêu chảy)

Ngoài ra, mẹ cần tránh các món ăn tái, ăn sống, chưa chế biến kỹ, đồ ăn dễ gây dị ứng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ hoặc không rõ nguồn gốc. Đây là những thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên nghiêm trọng, khó thuyên giảm hơn.

Trẻ sơ sinh đi phân sống mẹ nên ăn gì?

Chuyên gia y tế cho biết, trẻ đi phân sống từ 1 - 3 lần/ngày không quá đáng lo ngại, mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn phù hợp để giúp trẻ tự hồi phục, đào thải độc tố và chất dư. Theo đó, những thực phẩm như cà rốt, khoai tây, bí đỏ, thịt bò, thịt gà nên được bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.

Khoai tây, bí đỏ, cà rốt là thực phẩm nên ăn khi trẻ đi phân sống 

(Khoai tây, bí đỏ, cà rốt là thực phẩm nên ăn khi trẻ đi phân sống)

Ngược lại, mẹ cần tránh cá, tôm, cua, lươn,... đến khi phân trẻ trở lại trạng thái bình thường. Bởi những thực phẩm này có thể gây kích ứng, khiến hệ tiêu hóa của trẻ lâu hồi phục hoặc thậm chí gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.

Đồng thời chú ý, không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Việc làm này rất nguy hiểm, có thể khiến thức ăn dư thừa bị giữ lại trong ruột trẻ, không đào thải được ra bên ngoài sẽ dẫn đến tắc ruột.

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

Trẻ táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống,... đều là hiện tượng thường gặp, bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có thể gặp phải. Song, tình trạng này vẫn khiến nhiều gia đình lo lắng vì nguyên nhân gây bệnh tương đối đa dạng, diễn tiến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Khi mẹ đã thay đổi chế độ ăn uống theo hướng dẫn nêu trên, nhưng tình trạng trẻ táo bón không cải thiện thì gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện. Tại đây, với nghiệp vụ chuyên môn cùng thiết bị máy móc hiện đại sẽ kiểm tra, đánh giá tình trạng cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là chuyên khoa mũi nhọn, đã và đang thực hiện chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân trên địa bàn Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung. Vậy nên, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm đưa trẻ đến bệnh viện chúng tôi khi có biểu hiện táo bón, tiêu chảy, phân sống bất thường.

Đưa trẻ đến BVĐK Phương Đông để khám, tư vấn, điều trị táo bón

(Đưa trẻ đến BVĐK Phương Đông để khám, tư vấn, điều trị táo bón)

Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ khám, điều trị bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, BVĐK Phương Đông còn:

  • Tư vấn chăm sóc sức khỏe trẻ em, phù hợp với thể trạng, độ tuổi của trẻ.
  • Khám phát hiện sớm bệnh lý bẩm sinh ở trẻ.
  • Khám sàng lọc sơ sinh.
  • Tiêm chủng chất lượng cao.

Nếu cha mẹ không an tâm với tình trạng trẻ táo bón, chưa biết cách xử lý phù hợp thì có thể liên hệ đến 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được trao đổi, chia sẻ và nhận hướng dẫn xử lý từ đội ngũ y khoa hàng đầu lĩnh vực của bệnh viện.

Tổng kết lại, với thắc mắc mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài, chuyên gia Bệnh viện Đa khoa Phương Đông gợi ý nên bổ sung nước, rau xanh, trái cây, sữa chua, trứng, cá, thịt, sữa vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời hạn chế, tránh đồ ăn cay nóng, nhiều sắt, dầu mỡ, chứa chất tạo ngọt nhân tạo, giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
675

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám