Táo bón: Nguyên nhân, cách chữa trị cho trẻ em và mẹ bầu

Thu Hiền

23-08-2023

goole news
16

Táo bón là tình trạng dễ xảy ra đối với trẻ em và phụ nữ có thai. Táo bón lâu ngày sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị bệnh. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, sẽ quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn. Còn mẹ bầu bị táo bón, táo bón sau sinh, táo bón lâu ngày có thể gặp phải các tình trạng nghiêm trọng hơn như bị trĩ, nứt lò hậu môn,...

Táo bón là như thế nào? 

Táo bón là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa, khiến cho việc đi đại tiện không đều, khó đi kèm với cảm giác đau hậu môn bởi phân cứng. Người lớn nếu không đi đại tiện quá 3 ngày và trẻ em không đi 3 lần/tuần thì được xem là bị táo bón. Trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai, mẹ bầu sau sinh rất dễ gặp phải tình trạng này. 

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng

Các dấu hiệu táo bón ở mỗi đối tượng và mỗi độ tuổi là khác nhau nhưng thường có các đặc điểm chung là chướng bụng, sờ thấy bụng cứng, đại tiện khó khăn, phải dùng sức rặn nhiều, phân cứng,. 

Dấu hiệu trẻ bị táo bón lâu ngày: Không đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng bụng, mỗi khi đại tiện trẻ phải dùng sức nhiều, rặn đỏ mặt, phân cứng, bé bị táo bón đi ngoài ra máu nhẹ ở hậu môn. Hoặc dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón: phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy; trẻ quấy khóc do chướng bụng, lười bú, ngủ không ngon giấc.

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu sẽ có các dấu hiệu như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn


Dấu hiệu táo bón khi mang thaiDấu hiệu táo bón khi mang thai

Cách chữa táo bón ngay lập tức

Có nhiều cách trị táo bón cũng như thuốc trị táo bón, thế nhưng tuỳ từng độ tuổi sẽ có các biện pháp khác nhau:

Cách trị táo bón cho bà bầu

  • Chữa tình trạng bị táo bón khi gần sinh: dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, điều này giúp làm mềm phân, dễ đi tiêu hơn. 
  • Chữa táo bón cho bà bầu: bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, uống nước nhiều và vận động thường xuyên
  • Cách chữa táo bón cho mẹ đang cho con bú: nếu tình trạng táo bón nặng, mẹ có thể dùng thuốc làm mềm phân, tuy nhiên phải lựa chọn loại thuốc ít hấp thu vào trong máu như macrogol để không gây hại cho con.
  • Cách trị táo bón sau sinh: luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, uống nhiều nước ấm, ăn đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ

Cách trị táo bón cho mẹ bầuCách trị táo bón cho mẹ bầu

Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

  • Trị táo bón cho trẻ 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón, trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón, bé bú mẹ bị táo bón thì cha mẹ cần lưu ý nên cho con bú đủ cữ, massage cho bé và đưa con đi khám nếu tình trạng nặng.

  • Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón làm thế nào 

Để trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bé 3 tháng tuổi bị táo bón, ba mẹ nên thường xuyên massage vùng bụng cho bé, đổi loại sữa, sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ là men vi sinh.

  • Cách trị táo bón cho trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng bị táo bón, mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, uống đủ nước hoặc các chất lỏng khác như sữa mẹ. Trẻ 6 tháng bị táo bón nên ăn gì, bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn. 

  • Trị táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng bị táo bón, ba mẹ cần thay đổi sữa bột phù hợp, hướng dẫn bé vận động hợp lí. Thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón có thể tham khảo: khoai lang trộn với sữa, ngao nấu với mồng tơi, bột sắn, sinh tố chuối bơ, nước ép…

  • Cách trị táo bón cho bé 8 tháng

Trẻ 8 tháng bị táo bón, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống, tắm/ngâm mình trong nước ấm, uống nhiều nước và sử dụng men tiêu hoá.

  • Cách trị táo bón cho bé 1 tuổi

Trẻ 1 tuổi bị táo bón, ăn gì để hết táo bón, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung chất xơ, giúp bé uống nhiều nước, sử dụng sữa công thức có chất xơ hòa tan FOS.

  • Cách trị táo bón đối với trẻ 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi bị táo bón nên ăn gì, ăn cháo xay nhuyễn có rau xanh, uống nước rau quả 3-4 lần/ ngày; hạn chế ăn ổi, hồng xiêm.

  • Trị táo bón cho trẻ 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi bị táo bón nên tăng cường vận động, tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón là massage vùng bụng, ngâm hậu môn trong nước ấm, sử dụng thuốc thụt táo bón cho trẻ.

Táo bón ở trẻ sơ sinhTáo bón ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây táo bón

Táo bón do nguyên nhân nguyên phát (bên trong cơ thể) và thứ phát (các yếu tố bên ngoài, bệnh lí) gây nên. 

Nguyên nhân trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón, trẻ ăn dặm bị táo bón là do hệ tiêu hoá của bé chưa kịp thích nghi với chế độ dinh dưỡng trực tiếp từ ngoài đưa vào. 

Nguyên nhân khiến mẹ bầu táo bón là do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, áp lực từ tử cung đè lên ruột, và có thể do chế độ ăn uống. Tình trạng không đi đại tiện được lâu ngày sẽ dẫn đến táo bón nặng, táo bón ra máu. 

Rối loạn tiêu hoá dẫn tới táo bón nặng, khi này phân sẽ tạo áp lực lên trực tràng tạo nên những cơn đau, đó là lí do tại sao khi bị táo bón đau bụng dưới đau lưng.

Táo bón có nguy hiểm không?

Khi việc đại tiện gặp khó khăn, nếu không điều trị sớm, tình trạng kéo dài khiến cho các chất độc dư thừa không được đào thải, gây viêm nhiễm trực tràng, các chất gây ung thư tích tụ, sẽ dẫn đến căn bệnh ung thư đại tràng.

Tác hại của táo bón

Táo bón kéo dài là dấu hiệu của bệnh trĩ, sinh ra trĩ nội, trĩ ngoại. Để càng lâu trĩ càng tiến triển nhanh và nặng, từ đó gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. 

Táo bón ở trẻ em kéo dài mà không có giải pháp điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ như: biếng ăn, giảm sức đề kháng, gây bệnh trĩ.

Chăm sóc bệnh nhân táo bón như thế nào?

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, giàu chất xơ
  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước 
  • Hạn chế các thực phẩm có chất béo
  • Thường xuyên nhắc nhở người bệnh tập thể dục đều đặn và đi đại tiện vào giờ cố định nhằm tạo thói quen
  • Bổ sung các loại thuốc trị táo bón như Polyetylene glycol, Linaclotide,...

Cách phòng tránh táo bón

- Chế độ ăn nhiều chất xơ. Nguồn chất xơ tốt cần nạp vào cơ thể là trái cây, rau tươi, các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.

- Uống 1,5 -2 lít nước và các chất lỏng khác mỗi ngày.

- Hạn chế tối đa các chất chứa caffeine và chất béo động vật

- Đi vệ sinh khi có muốn đi.

- Tập thể dục mỗi ngày 30 phút - 1 tiếng 

Một số thắc mắc thường gặp liên quan đến táo bón

Táo bón lâu ngày phải làm sao?

  • Chế độ ăn phải có nhiều chất xơ. Nguồn chất xơ tốt cần nạp vào cơ thể là trái cây, rau tươi, các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt. Ăn nhiều sữa chua
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Vận động cơ thể
  • Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn, đúng giờ giấc
  • Tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh; không sử dụng điện thoại, đọc sách báo khi đi vệ sinh

Nên ăn gì để không bị táo bón?

Mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì, ăn gì để hết táo bón và ăn gì để không bị táo bón là những vấn đề mà phụ nữ đã đang và sắp làm mẹ quan tâm. Chế độ ăn cho người táo bón nặng, cho mẹ bầu sẽ gồm: 

Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhều chất xơ, rau củ quả tươi, ngũ cốc, các loại hạt,... Trái cây giúp nhuận tràng như mơ, táo, nho, lê, mận, đào, quả mâm xôi, dâu tây… bởi nó chứa nhiều hàm lượng sorbitol.

Uống nhiều nước, có thể là nước lọc, hoặc nước ép nguyên chất đều được nhưng phải đảm bảo nạp tối thiểu 1,6 lít nước mỗi ngày.

Trẻ bị táo bón nên ăn gì?

Trước khi quyết định các thức ăn trị táo bón cho trẻ, có một số nguyên tắc mà cha mẹ cần lưu ý trong việc thay đổi chế độ ăn của trẻ:

  • Bổ sung nhiều nước hơn nhằm đào thải độc tố, kích thích hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp cho việc trao đổi chất diễn ra thuận lợi cũng như ngăn ngừa táo bón.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón bởi chất xơ có khả năng ngậm nước. Khi vào đến ruột, chất xơ sẽ giúp làm mềm phân, hỗ trợ điều hoà đường tiêu hoá. 
  • Ba mẹ nếu có con bị táo bón thì nên dùng sữa cho bé bị táo bón như Sữa bột Hipp organic combiotic, Sữa công thức Similac Eye-Q, Sữa non Colos Multi Biotic,...
  • Men vi sinh trị táo bón cho trẻ cũng có thể được sử dụng trong trường hợp bé bị táo bón nặng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần phải cẩn thận khi sử dụng men tiêu hoá, không nên lạm dụng nó quá nhiều. 

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơBổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Khi mang bầu bị táo bón phải làm sao?

  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh để dễ đi ngoài hơn
  • Bổ sung probiotic và prebiotic giúp tăng sức đề kháng ở đường ruột, hỗ trợ quá trình lên men 
  • Thay đổi tư thế ngồi khi đi vệ sinh: Hướng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối
  • Sử dụng dung dịch thụt táo bón, dầu bôi trơn theo chỉ định của bác sĩ hoặc các mẹo trị táo bón dân gian
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bơi, đi bộ, tập yoga, học cách massage trị táo bón trong thời gian có thai
  • Tạo thói quen đi tiêu đúng giờ 
  • Giảm stress, bởi tâm trạng căng thẳng mệt mỏi có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Táo bón trước kỳ kinh nguyệt bình thường không?

Táo bón trước kỳ kinh nguyệt là một trong những triệu chứng do việc thay đổi nội tiết tố gây nên. Việc này sẽ được cải thiện sau một vài ngày, sau khi hoocmon ổn định trở lại nên không có nhiều lo ngại. Do đó, vấn đề táo bón có phải là dấu hiệu mang thai hay không thì câu trả lời là không căn cứ rõ ràng để xác định. Vì thế các chị em không nên quá lo lắng và có thể áp dụng một cách đơn giản để tình trạng sức khỏe của mình được cải thiện tốt hơn.

Táo bón là một hiện tượng phổ biến từ trẻ sơ sinh đến người lớn cũng có thể gặp phải. Nhận biết và điều trị sớm thì sẽ không gây ảnh hương đến sức khoẻ, tuy nhiên nếu để táo bón lâu ngày thì có thể gặp những vấn đề đáng lo ngại.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,022

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám