Mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không?

Thu Hiền

01-12-2023

goole news
16

Tình trạng cơ thể mẹ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa, từ đó tác động tới con nhỏ. Vậy khi mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không? Đây là điều rất nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ bằng sữa thắc mắc. Trong bài viết này, Bệnh viện Phương Đông sẽ cho bạn lời giải chính xác về vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé.

Mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không?

Việc cho con bú được xác định là an toàn ngay cả khi người mẹ mắc các bệnh thông thường như viêm họng, cảm lạnh, sốt cao, cảm cúm. Trong sữa mẹ có chất kháng thể tự nhiên để bảo vệ em bé khỏi những tác động thông thường.

Việc bị cảm lạnh không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Theo các chuyên gia sản khoa, ngay cả khi mẹ dùng các loại thuốc kháng virus, vẫn nên cho con bú như thông thường. Vì sữa mẹ được sản xuất theo cơ chế đặc biệt, cung cấp cho bé những chất cần thiết để chống nhiễm trùng tự nhiên.

Hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy virus gây cảm tồn tại trong sữa mẹ. Chính vì vậy, mẹ không cần lo lắng về việc cho con bú trong thời điểm đang điều trị cảm lạnh hay các bệnh liên quan.

Duy trì việc cho trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp con có đủ dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời đảm bảo trẻ có đủ sức đề kháng trước môi trường cũng như các vi khuẩn, virus có hại trong môi trường.

Lý do mẹ nên cho con bú ngay cả khi bị cảm lạnh

Thực chất, các bác sĩ luôn khuyên mẹ cho con bú trong mọi trường hợp nếu không có chỉ định ngừng bú Nguyên nhân mẹ nên cho con bú ngay cả khi bị cảm lạnh để giúp đảm bảo những vấn đề sau:

Ngăn ngừa cai sữa sớm

Triệu chứng cảm thường kéo dài từ 2 tuần trở lên. Nếu mẹ ngừng cho con bú đột ngột trong thời gian này có thể làm trẻ mất thói quen và dẫn tới việc cai sữa bất thường.

Làm mẹ bị mất sữa, tắc ống dẫn sữa

Khi trẻ không bú và mẹ không xử lý sữa, mẹ có thể bị căng sữa, tắc ống dẫn sữa hoặc thậm chí là viêm vú. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ bắt buộc phải cai sữa cho con vì mẹ không thể cho bé bú trong một thời gian dài. Trẻ ngừng bú sữa mẹ sớm sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, chậm phát triển và thiếu máu rất cao đấy.

Ngừng cho con bú là việc không nên, có thể gây nhiều hệ lụyNgừng cho con bú là việc không nên, có thể gây nhiều hệ lụy

Duy trì bú sữa mẹ liên tục là cách để cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ

Như đã nói, trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể tự nhiên, cùng với các chất hỗ trợ miễn dịch khác. Chúng giúp bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh khỏi các tác động xấu từ môi trường, bệnh cảm và nhiều chứng bệnh khác. Đặc biệt sữa chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ, điều này không thay đổi ngay cả khi mẹ bị bệnh.

Nếu mẹ quá ốm và việc cho con bú gặp khó khăn, hãy hút sữa bằng máy. Cách này giúp trẻ tiếp tục được nhận sữa và đảm bảo sức khỏe trong khi không làm mẹ suy kiệt đấy.

Khi nào mẹ bầu không nên cho con bú khi bị cảm lạnh?

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh cảm lạnh của mẹ có ảnh hưởng xấu và cần ngừng cho con bú. Dưới đây là một vài trường hợp đáng chú ý nhất:

  • Trẻ có chẩn đoán mắc galactosemia - một căn bệnh rối loạn chuyển hóa rất hiếm gặp trên thế giới
  • Đồng thời với mắc cúm, mẹ mắc lymphotropic tế bào T ở chủng 1 hoặc 2
  • Mẹ thuộc diện nghi ngờ nhiễm virus Ebola
  • Mẹ đang sử dụng ma túy hoặc rượu, bia, các chất kích thích

Mẹ bị cảm lạnh có lây cho con không?

Bé có thể lây cảm từ mẹ không?

Bản chất bệnh cúm lây qua đường thở và đường tiếp xúc. Chính vì vậy, bé hoàn toàn có thể bị lây cảm cúm từ mẹ nếu không được bảo vệ cẩn thận.

Lời khuyên dành cho mẹ là nên rửa sạch tay trước khi tiếp xúc với con. Vệ sinh các cơ quan, vùng cơ thể sẽ tiếp xúc trực tiếp với em bé trước khi cho con bú.

Đồng thời, ngoài lúc cho con bú mẹ nên chú ý giao trẻ cho người nhà chăm sóc. Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh thật cẩn thận để tránh làm vi khuẩn tác động tới bé, làm bé nhiễm cảm.

Cách giúp phòng ngừa cho bé không lây cảm từ mẹ

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn phòng chống cảm lạnh cho bé hiệu quả khi mẹ bị cảm nhé.

  • Tuyệt đối không cho núm vú giả hoặc thìa của bé vào miệng trước khi đưa cho con. Vi khuẩn từ miệng mẹ sẽ thông qua vật dùng đi vào cơ thể bé và gây bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp, vì đây chính là cách thức lây truyền vi khuẩn dễ dàng nhất.
  • Luôn luôn đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc trực tiếp với bé.
  • Che mũi, miệng bằng khăn riêng (nên dùng khăn giấy và bỏ đi ngay). Ngay cả khi bạn không ở gần trẻ, cần làm vậy để tránh khiến vi khuẩn đi ra môi trường hay bám trên quần áo của bạn.
  • Đảm bảo uống nhiều nước trong suốt quá trình này để tránh mất nước, duy trì chất lượng sữa mẹ. Điều này giúp bé có đủ sữa, đủ sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn. Đặc biệt là trước khi cho con bú, tiếp xúc với con. Nếu được, bạn hãy dùng xà phòng và nước ấm để rửa tay nhé.
  • Nên dùng máy hút sữa để hút, sau đó giao cho người nhà cho bé bú. Cách này sẽ giúp mẹ không phải tiếp xúc với bé nhiều, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn một cách trực tiếp.

Hãy dùng máy hút sữa thay vì cho con bú trực tiếpHãy dùng máy hút sữa thay vì cho con bú trực tiếp

Mẹ cho con bú có uống thuốc trị cảm lạnh được không?

Hầu hết các triệu chứng cảm sẽ thuyên giảm dù không cần dùng thuốc. Nếu như mẹ không quá mệt mỏi vì các triệu chứng, nên tránh dùng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cảm là được phép và không ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Trong thời gian này, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng thuốc trị cảm để làm giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây các vấn đề nghiêm trọng.

Dưới đây là các nhóm thuốc sẽ sử dụng cho bà mẹ bị cảm khi nuôi con nhỏ:

  • Thuốc dứt cơn ho
  • Thuốc làm giảm cảm giác đau họng
  • Các loại thuốc giúp trị những vấn đề gặp ở mũi, làm thông đường thở

Những loại thuốc cảm lạnh mẹ nên dùng để cho con bú an toàn

Khi bị cảm, mẹ cần chú ý gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân nếu muốn sử dụng thuốc. Dưới đây là một vài nhóm thuốc an toàn cho mẹ trong thời gian nuôi con nhỏ:

  • Acetaminophen/ Paracetamol: nhóm chất này có tác dụng giảm đau và hạ sốt nhanh nhưng không làm cơ thể mệt mỏi. Khi dùng, thuốc có thể đi vào sữa mẹ tuy nhiên không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Ibuprofen: Đây cũng là một loại thuốc an toàn, có thể sử dụng cho mẹ khi đang nuôi con. Trong thuốc không chứa thành phần steroid nhưng vẫn giúp giảm đau hạ sốt tốt. Theo các nghiên cứu, dù Ibuprofen có đi vào sữa mẹ nhưng không để lại tác động xấu với cơ thể bé.
  • Amoxicillin: Loại kháng sinh này chuyên được chỉ định để điều trị cảm lạnh, xoang. Thuốc cũng rất an toàn cho cả mẹ và bé, ít tác dụng phụ. Thuốc cũng có thể được đào thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng mà không gây nguy hiểm gì.

Những lưu ý khi mẹ bị cảm lạnh cho con bú một cách an toàn

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi mẹ bị cảm lạnh, nên chú ý những điều sau.

Chú ý đến vấn đề vệ sinh, diệt khuẩn

Như đã nói, việc lây truyền cảm lạnh qua tiếp xúc gần rất nhanh chóng. Chính vì vậy mẹ cần chú ý giữ vệ sinh để tránh vi khuẩn tồn tại ở không khí, các đồ vật trong nhà. Nếu không, nguy cơ chúng lây nhiễm cho trẻ sẽ tăng lên rất nhiều.

Cách ly con khi bệnh diễn tiến nặng

Trong trường hợp các triệu chứng cảm lạnh của mẹ nặng lên, đã đến lúc cần cách ly hai mẹ con. Đặc biệt là nếu mẹ có triệu chứng sốt cao.

Cách cách ly đơn giản là không ngủ chung với con, hạn chế ở cùng không gia với con. Mẹ nên ngủ một phòng khác, sử dụng máy hút sữa và nhờ người nhà chăm sóc con nhé.

Giữ nhiệt độ, độ ẩm môi trường ở mức ổn định

Ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bất thường, cơ thể trẻ sẽ yếu ớt hơn. Lúc này, nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh do lây từ mẹ cũng tăng lên rất nhiều. Mẹ hãy chú ý luôn giữ không gian của bé ở điều kiện như sau:

  • Nhiệt độ: 25 - 26
  • Độ ẩm: từ 45 đến 60%

Đây là điều kiện tốt cho bé. Đồng thời giúp hạn chế sự sinh sôi của các loại virus để mẹ khỏe hơn, nhanh khỏi bệnh hơn.

Chú ý ăn các loại thực phẩm có khả năng tăng sức đề kháng

Không có thuốc trị cảm lạnh, mà chúng ta chỉ tập trung vào điều trị các triệu chứng của nó mà thôi. Cách nhanh nhất để đẩy lui cảm chính là tăng sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Mẹ nên chú ý sử dụng các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong thời gian này nhé. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C
  • Thực phẩm giàu kẽm
  • Các loại rau xanh và nước trái cây

Tránh xa các thực phẩm làm nặng triệu chứng cảm lạnh

Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng của bệnh nặng nề hơn. Như ăn tôm, lạc có thể làm kích ứng cổ họng gây ho nặng hơn, uống đồ lạnh có thể khiến bạn bị lạnh và làm triệu chứng đau đầu, sổ mũi nghiêm trọng hơn…

Chính vì vậy, nên chú ý loại bỏ những loại thực phẩm này ra khỏi cơ thể. Vì chúng có thể khiến triệu chứng bệnh của bạn nặng hơn, làm cơ thể suy yếu và lâu khỏi bệnh hơn nhiều đấy.

Một số loại thực phẩm có thể khiến triệu chứng cảm nặng nề hơnMột số loại thực phẩm có thể khiến triệu chứng cảm nặng nề hơn

Lời kết

Như vậy, Bệnh viện Phương Đông đã giúp bạn trả lời câu hỏi "mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không". Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy chú ý thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất nhé. 

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám tại Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

876

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám