Mọc mụn ở vùng kín: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Phan Thị Hoàn

24-05-2024

goole news
16

Mọc mụn ở vùng kín là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ. Thông thường, chúng chỉ là tình trạng nhẹ có thể tự giảm đi một cách tự nhiên, nhưng cũng có những trường hợp mang theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa nổi mụn vùng kín là rất quan trọng.

Mọc mụn ở vùng kín là gì? 

Mọc mụn ở vùng kín phụ nữ là một hiện tượng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù bạn có thể ngạc nhiên khi gặp nổi mụn ở vùng sinh dục, nhưng đa số chúng không đáng lo ngại. Mụn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào có nang lông, điều này cũng áp dụng ở vùng kín. Nổi mụn ở vùng kín của phụ nữ có biểu hiện tương tự như mụn nhọt xuất hiện ở các vùng da khác trên cơ thể.

Chúng có thể gây đau đớn hoặc không, nóng rát, có màu đỏ hoặc màu da, chứa dịch mủ bên trong, xuất hiện thành từng đám hoặc đơn lẻ, có nhiều kích thước đa dạng, đôi khi kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các nốt mụn, cục nổi ở vùng sinh dục đều là mụn nhọt bình thường, vì chúng có thể là dấu hiệu của các tình trạng khác như nhiễm trùng,… Điều này cho thấy bạn cần phải hiểu biết về mụn âm đạo để có thể phân biệt.

Hình ảnh nổi mụn ở vùng kín nữ.

Hình ảnh nổi mụn ở vùng kín nữ.

Các loại mụn ở vùng kín phổ biến

Các loại mụn xuất hiện ở vùng kín rất đa dạng và có các đặc điểm riêng biệt. Các dạng phổ biến của mụn ở vùng này bao gồm mụn mủ, mụn nước và mụn thịt.

Mụn mủ

  • Vùng kín bị nổi mụn mủ hay còn được gọi là mụn bọc, là dạng mụn bên trong chứa dịch mủ màu trắng, nhỏ li ti. 
  • Khi vỡ, chúng có thể chảy máu và dịch mủ đi kèm với mùi hôi tanh gây khó chịu.

Mụn nước

  • Mụn nước xuất hiện ở vùng kín là dạng mụn có chứa chất lỏng bên trong, gây cảm giác ngứa ngáy và nóng rát tại chỗ. 
  • Chúng có thể bị vỡ và chảy ra chất lỏng khi bị cọ xát hoặc va chạm mạnh.

Mụn nước xuất hiện ở vùng kín là dạng mụn có chứa chất lỏng bên trong.

Mụn nước xuất hiện ở vùng kín là dạng mụn có chứa chất lỏng bên trong.

Mụn thịt

  • Nếu phát hiện mụn thịt ở vùng kín, có màu hồng nhạt, sần sùi, tụ lại thành từng chùm, có hình dạng như hoa súp lơ hoặc mào gà.
  • Đây có thể là biểu hiện của bệnh sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, một tình trạng rất nguy hiểm.

Những nguyên nhân nào dẫn đến vùng kín nổi mụn?

Viêm nang lông

  • Mụn ở vùng kín có thể do viêm nang lông, một tình trạng nhiễm trùng thường xuất hiện sau khi cạo hoặc tẩy lông. 
  • Nguyên nhân là do lông mới mọc có xu hướng cuộn lại và đâm ngược vào trong da, gây kích ứng.
  • Bên cạnh đó, việc sử dụng dao cạo thô ráp cũng có thể làm tổn thương vùng da nhạy cảm. 
  • Ban đầu, mụn thường có mủ ở lỗ chân lông và sau đó sẽ phồng rộp, gây ngứa. Do đó, không nên gãi hoặc nặn mụn vì có thể dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Do thay đổi nội tiết tố

  • Sự thay đổi hormon trong cơ thể có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn đến tăng tốc độ sừng hóa tế bào và tắc nghẽn lỗ chân lông. 
  • Loại mụn này thường có đầu màu trắng, xuất hiện ở vùng mu, không lây lan và không gây ngứa.

Kích ứng hóa chất

  • Mụn ở vùng kín cũng có thể do viêm da tiếp xúc với các loại hóa chất, do da ở khu vực này khá nhạy cảm. 
  • Những hóa chất này có thể xuất hiện trong sữa tắm, xà phòng và đặc biệt là loại có hương thơm, dung dịch vệ sinh, phấn, nước hoa, bột giặt và nước xả vải. 
  • Ngoài ra, da vùng kín cũng có thể phản ứng nhạy cảm với các vật dụng như bao cao su, giấy vệ sinh, tampon và băng vệ sinh.

Mặc đồ lót quá chật

  • Khi mặc quần áo quá chật, vùng kín có thể trở nên bí bách do không thoát được mồ hôi, và ma sát giữa da và quần áo diễn ra thường xuyên. 
  • Điều này có thể dẫn đến xuất hiện các nốt mụn nhọt ở vùng kín. Mụn thường có hình tròn, nhô lên khỏi bề mặt da, gây sưng tấy. 
  • Mặc dù không nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng chúng gây mất thẩm mỹ và nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến viêm nhiễm vùng kín.

Mặc đồ lót quá chật là một trong những nguyên nhân mọc mụn ở vùng kín.

Mặc đồ lót quá chật là một trong những nguyên nhân mọc mụn ở vùng kín.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

  • Vùng da nhạy cảm ở khu vực kín cũng có thể bị kích ứng bởi mồ hôi, dịch âm đạo, khí hư, nước tiểu và tinh dịch. Những yếu tố này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và nổi mụn mủ do vi khuẩn xâm nhập.

Mụn rộp sinh dục 

  • Cần phân biệt Herpes sinh dục, một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), với những nguyên nhân khác gây nổi mụn vùng kín. 
  • Herpes có thể gây ra các đốm đỏ ở vùng kín trông rất giống mụn thông thường. 
  • Việc này rất quan trọng vì trong khi mụn vùng kín thông thường có thể tự khỏi, Herpes có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và đòi hỏi sự điều trị từ bác sĩ.

U mềm lây

  • U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng do virus thuộc nhóm Poxvirus gây ra. 
  • Biểu hiện của bệnh là các u mềm, thường nhỏ và nhô lên so với bề mặt da, có màu trắng hoặc màu da, thường trông giống như ngọc trai nhưng có lõm ở trung tâm. 
  • U mềm lây có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng âm đạo.
  • Thường thì u mềm lây có thể tự khỏi trong khoảng 6-12 tháng, nhưng có thể mất đến 4 năm cho vi rút này biến mất khỏi cơ thể. 
  • Không phải lúc nào cũng cần điều trị, nhưng hiện nay có hai phương pháp chính để chữa trị bệnh này là thuốc thoa hoặc uống. 
  • Nếu cần thiết, các bác sĩ cũng có thể loại bỏ u mềm bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Viêm nhiễm tuyến mồ hôi

  • Viêm nhiễm tuyến mồ hôi thường xảy ra ở những người thường xuyên làm việc nặng hoặc tập luyện thể thao. 
  • Khi đó, việc mồ hôi ra nhiều làm cho vùng kín trở nên ẩm ướt, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm nhiễm.

Mách chị em cách trị mụn kín tại nhà hiệu quả

Hầu hết các trường hợp nổi mụn ở vùng âm đạo sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Xác định nguyên nhân mọc mụn ở vùng kín

  • Nhận biết chính xác nguyên nhân gây mụn là bước quan trọng nhất. 
  • Bạn cần chú ý đến sự xuất hiện của mụn ở vùng âm đạo và liên kết với bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng, hoạt động gần đây, cũng như các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến vùng sinh dục, bao gồm cả việc cạo lông mu và sử dụng bồn tắm nước nóng, xà phòng thơm hay sữa tắm,…

Dừng sử dụng sản phẩm gây mọc mụn ở vùng kín

Khi bạn phát hiện vùng âm đạo của mình nổi mụn, hãy tránh tiếp xúc với tất cả các sản phẩm có thể là nguyên nhân hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng, chẳng hạn như dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa, trong một khoảng thời gian. 

Cần loại bỏ chất gây kích ứng

  • Khi bạn đã xác định được nguyên nhân gây kích ứng da hoặc nổi mụn, hãy ngừng sử dụng sản phẩm đó hoặc ngừng hoạt động gây ra. 
  • Ví dụ, nếu cạo lông gây ra mụn âm đạo, bạn có thể giảm kích ứng bằng cách sử dụng một lưỡi dao cạo mới và cạo theo hướng lông mọc tự nhiên. 
  • Hãy tránh cạo lông khi da khô hoặc không làm ướt, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ kích ứng và gây ra nhiều khó chịu.

Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh vùng kín

  • Nếu bạn sử dụng bồn tắm nước nóng, hãy đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và chỉ tắm trong các bồn hoặc hồ nước đã được xử lý đúng cách. 
  • Tránh sử dụng các loại dầu trên da vùng sinh dục, vì chúng có thể gây bít tắc và góp phần vào việc hình thành tình trạng viêm nang lông, cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gây ra hiện tượng mọc mụn ở vùng kín.

Đảm bảo vệ sinh các nhân sạch sẽ

  • Hãy nhớ rằng vùng kín là một khu vực da cực kỳ nhạy cảm, luôn ẩm và ấm, điều kiện này rất lý tưởng cho vi khuẩn và vi sinh vật khác phát triển và sinh sôi.
  • Vùng sinh dục nữ đặc biệt nhạy cảm, bạn nên rửa khu vực này hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, không chứa mùi hương hoặc các chất tẩy rửa mạnh. 
  • Việc sử dụng chúng bên trong âm đạo có thể làm mất cân bằng da và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
  • Trong thời kỳ kinh nguyệt, hãy thay đổi băng vệ sinh hoặc khăn vệ sinh thường xuyên. Điều này giúp ngăn chặn việc các vi khuẩn có hại phát triển, bởi vì đây là thời điểm dễ gây ra điều kiện cho chúng phát triển.

Mặc đồ lót thông thoáng

  • Hãy chọn đồ lót làm từ cotton và tránh các loại vải giữ nhiệt, không thoáng khí, không thấm hút. 
  • Chọn quần áo rộng rãi, thoải mái và thoáng mát để da có thể "thở" tự nhiên. Luôn thay quần áo sau khi tập luyện hoặc khi bạn đổ nhiều mồ hôi.

Cần tránh nặn mụn ở vùng kín

  • Khi chị em bị mọc mụn ở vùng kín, việc nặn hoặc bóp mụn ở vùng âm đạo có thể gây đau và kích ứng. 
  • Đồng thời, tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn và gây nhiễm trùng, làm cho các mụn này phát triển thêm về số lượng và nghiêm trọng hơn. 
  • Do đó, tốt nhất là đợi cho mụn vỡ tự nhiên hoặc tìm sự giúp đỡ từ các phương pháp điều trị y tế.

Vùng kín nổi mụn ngứa.

Vùng kín nổi mụn ngứa.

Chườm ấm

  • Nhúng khăn vào nước ấm, sau đó vắt hết nước thừa. Đặt khăn ấm lên mụn nhọt và để trong khoảng 7 đến 10 phút. 
  • Lặp lại quy trình này ba đến bốn lần mỗi ngày cho đến khi mụn nhọt ở vùng kín giảm đi. 
  • Hơi nóng từ khăn sẽ thúc đẩy lưu thông máu, giúp tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng.

Thuốc điều trị

  • Một số trường hợp mụn ở vùng kín có thể cần điều trị bằng các loại thuốc chống viêm sau khi bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh.
  • Ngoài ra, có các loại kem bôi ngoài da giúp hỗ trợ kháng viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục của da. 
  • Trước khi sử dụng các sản phẩm này, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế.

Khi nào cần đến gặp Bác sĩ để điều trị?

Theo Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng khoa Phụ sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, cho biết da vùng kín rất nhạy cảm và dễ phản ứng với các yếu tố bên ngoài cũng như các bất thường bên trong cơ thể. Mọc mụn ở vùng kín thường không phải là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng có thể gây khó chịu và lo lắng cho người bệnh. Những dấu hiệu này có thể là do tình trạng da tại chỗ hoặc là biểu hiện của một bệnh lý nào đó trong cơ thể, vì vậy cần đi khám và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng khoa Phụ sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng khoa Phụ sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang tư vấn cho bệnh nhân.

Nếu chị em chưa biết rõ nguyên nhân nổi mụn ở vùng kín hoặc chúng không giảm đi và trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu chúng gây đau đớn và vùng kín nổi mụn cứng hoặc mụn chứa đầy mủ, khiến bạn không thoải mái, thì nên đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách đúng đắn.

Các biện pháp phòng ngừa mọc mụn ở vùng kín chị em cần biết

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn ở vùng kín, đặc biệt là nếu bạn đang trải qua suy giảm hệ miễn dịch. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ bị mụn nhọt ở vùng âm đạo:

  • Rửa sạch vùng kín bằng xà phòng chứa chất diệt khuẩn để ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn và nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nếu bạn cạo lông mu, hãy luôn cạo theo chiều hướng lông mọc. Thường xuyên thay dao cạo để tránh lông mọc ngược và lưu ý không chia sẻ dao cạo với người khác.
  • Hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục. Đồng thời, thay quần lót hàng ngày và sau khi hoạt động thể chất.
  • Nếu bạn thừa cân, việc giảm cân có thể hữu ích vì vi khuẩn thường tồn tại trong các nếp gấp của da.
  • Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, hãy tuân thủ toàn bộ liệu trình điều trị. Việc không hoàn thành đúng liệu trình kháng sinh có thể gây ra sự đề kháng và tăng nguy cơ tái nhiễm, thậm chí với mức độ nghiêm trọng hơn so với lần trước.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị em hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa mọc mụn ở vùng kín. Chắc chắn với thông tin hữu ích này sẽ giúp chị em có thể tự điều trị bệnh tại nhà hiệu quả.

Nếu như bệnh tái phát nặng mà không có biểu hiện giảm chị em hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại đặt lịch khám để được Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh hiệu quả nhất nhé. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,011

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám