Sau khi tiêm vắc xin, trẻ nhỏ có thể gặp các phản ứng phụ. Có loại phản ứng thông thường, không đáng lo ngại và phản ứng ngoài mong muốn cần sự can thiệp của bác sĩ. Dưới đây là một số phản ứng sau tiêm phòng ở trẻ các mẹ nên biết.
Sau khi tiêm vắc xin, trẻ nhỏ có thể gặp các phản ứng phụ. Có loại phản ứng thông thường, không đáng lo ngại và phản ứng ngoài mong muốn cần sự can thiệp của bác sĩ. Dưới đây là một số phản ứng sau tiêm phòng ở trẻ các mẹ nên biết.
Sau khi sinh, trong những năm đầu đời, trẻ nhỏ cần được tiêm chủng để bảo vệ khỏi một số bệnh tật nguy hiểm. Đây được coi là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm và giảm tỷ lệ tử vong.
Tuy vậy, sau khi tiêm, mẹ cần chú ý theo dõi các phản ứng xảy ra ở trẻ. Phản ứng thông thường là biểu hiện nhẹ, có thể tự khỏi như: Sưng tại vị trí tiêm, mẩn ngứa, sốt, mệt mỏi, chán ăn,... Các phản ứng nặng nguy hiểm như sốc phản vệ, co giật, thở khò khè, đau bụng,...
Các phản ứng tại chỗ sau tiêm phòng luôn xảy ra, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy hơi sưng đau vị trí tiêm. Vấn đề này có thể kéo dài từ vài giờ cho tới một ngày, khiến trẻ nhỏ quấy khóc.
Sau khi tiêm phòng, trẻ nhỏ sẽ bị sưng đau vết tiêm
Một vài trường hợp khác xuất hiện tình trạng nổi cục ở vị trí tiêm. Các cục nổi thường to bằng hạt đậu, có thể viêm tấy đỏ hoặc mưng mủ, sau từ 2 - 3 tuần mới tiêu tan hoàn toàn.
Bên cạnh đó một số trẻ nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng kèm theo tình trạng ngứa xung quanh vết tiêm. Vấn đề có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày liên tiếp. Theo thống kê các phản ứng sau tiêm phòng tại chỗ có thể xảy ra ở khoảng từ 5 tới 10% số trẻ và thường tự khỏi.
Sốt sau tiêm phòng là một trong số những phản ứng thường gặp nhất. Sau khi tiêm được vài giờ hoặc 1 ngày trẻ nhỏ có thể xuất hiện sốt. Thông thường biểu hiện sốt nhẹ sẽ xuất hiện khi trẻ tiêm phòng ho gà hoặc thương hàn.
Sốt là một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng
Bên cạnh đó vẫn có một số trẻ sau khi tiêm từ 5 tới 12 ngày trẻ nhỏ mới bị sốt. Biểu hiện này thường gặp với các bé tiêm phòng quai bị và sởi. Hầu hết các biểu hiện sốt nói trên sẽ tự khỏi sau từ 1 - 2 ngày. Tuy vậy vẫn có một số lượng ít trẻ sốt cao trên 39 độ C và cần phải sử dụng tới thuốc hạ sốt.
Phản ứng ngoài da là phát ban sau tiêm phòng cũng có thể xảy ra ở trẻ. Đặc biệt biểu hiện nổi mề đay, ngứa toàn thân có thể xảy ra với các đối tượng có tiền sử bị dị ứng. Biểu hiện thường tồn tại từ 3 tới 6 ngày sau khi tiêm.
Một số bé bị sốt phát ban sau tiêm
Ngoài ra phát ban sau tiêm phòng sởi là tình trạng diễn ra ở 2 - 10% trẻ nhỏ. Biểu hiện rõ nhất là trên da bé xuất hiện các ban đỏ, rất giống với ban sởi nhưng nhẹ hơn một chút. Một phản ứng sau tiêm phòng khác ở trẻ nhỏ cùng với hiện tượng phát ban là kèm theo sốt nhẹ. Những biểu hiện này thường tự khỏi sau đó và không cần sử dụng thuốc.
Bác sĩ tai Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết một số ít trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng ho gà có thể bị co giật. Đôi khi biểu hiện này kèm theo sốt cao khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.
Những cơn co giật có thể diễn ra trong khoảng thời gian từ 30 phút cho tới 3 ngày sau khi thực hiện tiêm phòng. Đa phần các trẻ có biểu hiện này thường có tiền sử co giật trước đó. Vì thế cha mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện tiêm phòng ho gà với các bé này, thậm chí có thể không thực hiện tiêm nếu thấy không thực sự cần thiết.
Nổi hạch hay viêm hạch là một phản ứng sau tiêm phòng ở trẻ nhỏ cha mẹ cần chú ý. Hiện tượng có thể xuất hiện sau khi bé tiêm phòng khoảng 3 tới 5 tuần, đặc biệt ở những trẻ tiêm vắc xin phòng lao (BCG). Tình trạng viêm hạch ở bé có 2 loại bao gồm: Viêm hạch hóa mủ và viêm hạch đơn thuần.
Trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh lao có thể bị nổi hạch
Thông thường hiện tượng viêm hạch sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe và việc tăng cân ở trẻ. Trẻ cũng không xuất hiện sốt hay quấy khóc. Sau một thời gian ngắn thì tình trạng này sẽ biến mất.
Cha mẹ cần hết sức lưu ý và theo dõi các phản ứng sau tiêm phòng ở trẻ nhỏ. Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế để hạn chế các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, cụ thể như sau.
Sau khi trẻ được tiêm vắc xin, mẹ cần theo dõi bé tại cơ sở y tế khoảng 30 phút. Trường hợp trẻ bị sốc hoặc tai biến thì sau khi tiêm từ 7 - 10 phút sẽ có các biểu hiện bất thường.
Với các bé có tiền sử sốc phản vệ hoặc cơ địa dị ứng cần phải tham khảo ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ để cha mẹ nhận biết sớm nhất dấu hiệu và báo với nhân viên y tế để được can thiệp kịp thời.
Trẻ nên được theo dõi sau tiêm 30 phút tại cơ sở tiêm chủng
Với các trẻ nhỏ đã từng xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nhẹ ở lần tiêm trước đó thì lần thứ 2 cha mẹ cần báo với bác sĩ để có phác đồ tiêm phù hợp, an toàn và hiệu quả. Không đưa trẻ nhỏ bị ốm sốt hoặc vừa khỏi bệnh đi tiêm. Tốt nhất nên đưa bé đi tiêm khi tình trạng sức khỏe đạt tốt nhất.
Sau thời gian theo dõi sức khỏe tại cơ sở tiêm chủng, nhân viên y tế sẽ kiểm tra nhiệt độ cơ thể, vết tiêm trước khi cho bé về.
Sau khi theo dõi tại cơ sở y tế, cha mẹ cần tiếp tục lưu ý các phản ứng sau tiêm phòng ở trẻ nhỏ trong vòng ít nhất 24h sau khi tiêm. Trong đó cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu như: Ăn ngủ, tinh thần, thở, phát ban trên da nhất là phát ban sau tiêm phòng 6 in 1,...
Cha mẹ cần chú ý
Bé cần được bú đủ bữa sau khi tiêm chủng
Trường hợp cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay sau khi tiêm
Nếu trẻ nhỏ xuất hiện các phản ứng sau tiêm phòng sau đây cần đưa bé ngay tới cơ sở y tế để được theo dõi, khám và xử trí kịp thời:
Trong quá trình theo dõi các phản ứng sau tiêm phòng ở trẻ nhỏ tại nhà, cha mẹ cần lưu ý không sử dụng bất kỳ chất nào để đắp vào vị trí tiêm. Khi xuất hiện quầng đỏ tại chỗ tiêm, sưng, cứng và nóng nên đưa bé tới cơ sở y tế ngay.
Bên cạnh đó nếu trẻ nhỏ có biểu hiện sốt, cách xử trí là chườm mát bằng nước hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt khi trẻ chỉ sốt dưới 38.5 độ C. Khi bé có biểu hiện sốt cao > 38.5 độ C nên sử dụng thuốc hạ sốt được kê theo đơn của bác sĩ.
Tiêm phòng cho bé ở đâu đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất là băn khoăn của không ít bậc cha mẹ. Bên cạnh chương trình tiêm chủng mở rộng đang thực hiện, hiện nay có không ít bệnh viện và cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc xin cho trẻ nhỏ.
Nếu cha mẹ vẫn đang băn khoăn không biết nên tiêm phòng cho bé ở đâu đảm bảo nhất thì Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chính là sự lựa chọn phù hợp. Bệnh viện có khu thăm khám riêng biệt dành cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó hệ thống thiết bị y tế hiện đại hoàn toàn có thể đảm bảo tiêu chí về an toàn, vệ sinh.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cam kết sử dụng các vắc xin có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, quy trình bảo quản đạt các tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Vì vậy cha mẹ có thể hoàn toàn tin tưởng bởi các sản phẩm bé sử dụng đã đảm bảo sự an toàn tối đa dành cho bé.
Đội ngũ y bác sĩ phụ trách tiêm chủng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, có thể nắm bắt tâm lý của bé, mang lại cảm giác thoải mái nhất cho các bé trong quá trình thực hiện. Nhờ vậy, tiêm phòng vắc xin không còn là sự ám ảnh của bé và mẹ.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm
Đặc biệt, hiện Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang triển khai dịch vụ tiêm vắc xin trọn gói, trong đó bao gồm:
Cha mẹ có thể xem xét, cân nhắc và lựa chọn gói khám phù hợp nhất cho con mình, vừa tiết kiệm chi phí lại đảm bảo chất lượng sau tiêm chủng đạt hiệu quả cao nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các phản ứng sau tiêm phòng ở trẻ nhỏ để cha mẹ nắm rõ. Thông qua đó có cách xử trí sớm, phù hợp, kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Khi cần tư vấn hãy liên hệ tới số hotline 19001806 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.