Mụn trứng cá: Nguy cơ, triệu chứng và cách điều trị tốt nhất

Ngọc Lan

27-07-2023

goole news
16

Mụn trứng cá là một vấn đề thuộc bệnh da liễu rất phổ biến bởi nó không chỉ gây khó chịu, mà còn làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nhất là ở mặt. Mụn khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Điều trị mụn đòi hỏi bạn cần có phương pháp và kiên trì mới mang lại hiệu quả. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cũng như hiểu rõ hơn về mụn trứng cá và một số cách trị mụn đem lại hiệu quả cao. 

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là một loại bệnh về nang tuyến bã, mà da bị tổn thương do tăng tiết chất nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, kèm theo hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt mụn ở tuổi dậy thì hay lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc ở những người có da nhờn. 

Bệnh nếu không được điều trị đúng cách, không tuân thủ liệu trình sẽ ngày càng nhiều mụn và trầm trọng. Bị mụn này để lại những hậu quả khôn lường khiến người bệnh mặc cảm hay tự ti.

Trong mọi trường hợp, mụn cần được điều trị đúng, đủ tại các cơ sở điều trị thì mức độ nặng của mụn mới giảm và bệnh được đẩy lùi hoàn toàn. Điều này ngăn ngừa và làm giảm sự mất thẩm mỹ do sẹo mụn gây ra.

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá xuất hiện trên khuôn mặt khiến bạn mất tự tin 

Các loại mụn trứng cá thường gặp 

Mụn trứng cá có thể được phân loại theo loại, theo kích thước, theo màu sắc và mức độ sưng tấy nghiêm trọng của từng nốt mụn. Trong đó, các loại mụn sau đây tương đối phổ biến:

  • Mụn đầu đen: là những nốt mụn hở trên bề mặt da chứa đầy dầu thừa và tế bào da chết. Màu của mụn là do phản xạ ánh sáng bất thường từ các nang lông bị tắc. 
  • Mụn trứng cá đầu trắng: Mụn xuất hiện khi dầu thừa trên da tích tụ nhiều cùng với tế bào chết và vi khuẩn khiến lỗ chân lông bị tắc. Do lỗ chân lông bị tắc lại, các tế bào chết và vi khuẩn xâm nhập xuống dưới bề mặt da, bao phủ da gây ra mụn trắng và da sần sùi. Loại mụn này thường không viêm và dễ điều trị. 
  • Mụn sần: là mụn đỏ viêm hình thành những sần nhỏ màu đỏ hoặc hồng trên da. Loại mụn này có thể nhạy cảm khi chạm vào, khi nặn mụn hoặc bóp có thể làm tình trạng viêm nặng hơn và dẫn đến sẹo mụn. Một số lượng lớn các nốt sần có thể biểu hiện mụn từ trung bình đến nặng.
  • Mụn bọc: Một trong những loại mụn phổ biến nhất mà bạn có thể mắc phải là mụn bọc. Mụn thường đỏ, sưng, lớn và đôi khi đau khi chạm vào. Ngoài ra, các nốt sần hình thành khi các nang lông bị rách ở gốc và ép vào bề mặt da.
  • Mụn mủ: là một loại mụn viêm khác, chúng trông giống như một cái đầu màu trắng với một vòng màu đỏ xung quanh vương miện. Các vết sưng thường chứa đầy mủ trắng hoặc vàng bạn nên tránh chọc hoặc nặn mụn mủ. Điều này có thể để lại sẹo hoặc đốm đen trên da khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Các yếu tố dẫn đến nguy cơ hình thành mụn trứng cá

Những nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ dưới đây cũng góp phần không nhỏ vào việc khiến bạn gặp tình trạng nặng phát triển một cách nhanh chóng. Bao gồm:

  • Tuổi tác: Nội tiết tố mất cân bằng ở tuổi dậy thì dẫn đến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn. Từ 20 tuổi, hệ thống nội tiết tố được thiết lập, mụn giảm dần và ít xuất hiện hơn. Nguyên nhân có thể do yếu tố môi trường, căng thẳng, ăn đồ nhiều dầu mỡ, v.v.
  • Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố nam (androgen) đặc biệt là testosterone kích thích tiết chất nhờn, progesteron liều lớn có tác dụng kích thích và liều nhỏ ngăn cản. Estrogen liều cao có tác dụng ức chế hormon tuyến yên trực tiếp kích thích tuyến bã nhờn. Các yếu tố trên giải thích mối liên hệ giữa mụn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì hoặc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Về mặt di truyền: Nếu cả bố và mẹ đều bị mụn thì con cái họ cũng có thể bị mụn.
  • Làm sạch da: Lạm dụng xà phòng sẽ kích thích tăng tiết bã nhờn và tăng nguy cơ hình thành mụn.
  • Môi trường: Mỡ động vật trong môi trường nhà hàng thức ăn nhanh và các nhà chế tạo máy thường xuyên tiếp xúc với chất bôi trơn động cơ, độ ẩm và tia cực tím. Ở vùng khí hậu nóng ẩm độ ẩm trên bề mặt da có thể tăng lên gây tắc nghẽn lỗ chân lông. 
  • Ma sát hoặc gây áp lực lên da: Quá trình da bị cọ sát với vật dụng bao gồm điện thoại, mũ, vòng, ba lô… hay thường xuyên đeo khẩu trang hoặc khẩu trang kém chất lượng, tác động lên da cũng được xem là nguyên nhân gây ra mụn. 

Đeo khẩu trang kém chất lượng

Đeo khẩu trang kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra mụn 

Cách nhận biết mụn trứng cá

Các triệu chứng của mụn khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng da ở mỗi người. Mụn đặc biệt xuất hiện ở các dạng sau để ta dễ dàng nhận biết: 

  • Mụn đầu trắng khi da có đầu chết.
  • Mụn đầu đen khi lỗ chân lông trên da bị hở.
  • Mụn nhỏ, mụn đỏ, mụn mủ.
  • Các cục u lớn, chắc và đau dưới bề mặt da.
  • Các cục u đau, viêm, chứa đầy mủ dưới bề mặt da. 

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Mụn tự nhiên trên mặt có thể do sự gia tăng nội tiết tố testosterone ở cả nam và nữ, trong độ tuổi dậy thì và sự kích thích của tuyến bã nhờn trên da tăng cao. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, các tuyến bã nhờn bắt đầu tiết ra nhiều dầu hơn làm cho da nhờn. Tuy nhiên, ở một số người lớp dầu này bị tắc do lỗ chân lông bị hở. Nguyên nhân chính gây ra mụn là vi khuẩn, dầu và bụi bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Lượng dầu vẫn còn và mụn đầu đen hình thành. Khi lỗ chân lông mở gặp không khí sẽ tạo ra mụn đầu đen gây viêm và nhiễm trùng, sau đó hình thành mụn trứng cá và mụn nang. Đàn ông thường có làn da dầu hơn phụ nữ và cũng bị mụn nhiều hơn.

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá

Mụn trứng cá là do nguyên nhân chính nào gây ra? 

Phương pháp chẩn đoán mụn trứng cá chính xác

Bạn có thể đi khám da liễu để nhận biết ra mụn. Kiểm tra mặt, ngực hoặc lưng để tìm các loại mụn khác nhau: mụn bọc, mụn mủ, u nang chủ yếu tập trung ở những vùng tiết nhiều bã nhờn như trên mặt, ở lưng.

Không có xét nghiệm nào để chẩn đoán mụn, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm chẩn đoán nếu bạn bị nổi mụn đột ngột và nghiêm trọng, đặc biệt là ở người lớn.

Cách trị mụn trứng cá tốt nhất

Để điều trị đạt hiệu quả cao cần căn cứ vào mức độ gặp phải, từ đó tìm ra cách trị mụn ẩn dưới da. 

Mức độ nhẹ

Bệnh nhân có thể sử dụng các loại kem, sữa rửa mặt hoặc phương pháp điều trị tại chỗ không kê đơn để điều trị. Các thành phần phổ biến có trong kem và gel trị mụn bao gồm: Benzoyl peroxide giúp làm khô mụn, ngăn ngừa mụn mới và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Axit salicylic giúp làm sạch mụn, tế bào da chết được loại bỏ khỏi da giúp lỗ chân lông không bị bít tắc bởi vi khuẩn gây mụn.

Loại bỏ bụi bẩn bằng sữa rửa mặt

Loại bỏ bụi bẩn bằng sữa rửa mặt phòng cách mụn 

Mức độ trung bình

Nếu các triệu chứng vẫn không biến mất sau vài tuần điều trị mụn không kê đơn, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa sẹo. Bác sĩ da liễu có thể đề nghị những sử dụng các loại thuốc sau: Benzoyl peroxide, thuốc kháng sinh (erythromycin hoặc clindamycin), Retinoids. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc kháng sinh dạng uống để kiểm soát mụn. 

Mức độ nặng

Đối với tình trạng mụn nặng bác sĩ da liễu có thể đề nghị kết hợp một hoặc nhiều cách sau: Kháng sinh đường uống, Benzoyl peroxide, kháng sinh bôi. Bác sĩ da liễu cũng có thể khuyên dùng thuốc kiểm soát nội tiết tố, isotretinoin uống còn được gọi là Accutane. Đây là một loại vitamin A dùng để điều trị mụn nặng. Thuốc có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, các bác sĩ chỉ kê đơn khi các phương pháp điều trị khác không giúp ích được gì.

Biến chứng của mụn trứng cá

Mụn thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng bệnh kéo dài hoặc tái phát thường dẫn đến các biến chứng như: vết thâm sau mụn, sẹo lõm hoặc sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Nếu tình trạng mụn ngày càng nặng hơn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bị mụn trứng cá nên gặp bác sĩ khi nào?

Khi bị mụn nếu bạn không thể tự điều trị bằng các biện pháp thông thường tại nhà, khi đó hãy đến gặp các bác sĩ gia liễu để có biện pháp điều trị đúng cách. Như vậy, các loại mụn viêm gây sưng tấy cùng ửng đỏ sẽ được điều trị đúng cách. 

Các biện pháp phòng ngừa mọc mụn trứng cá

Ngăn ngừa mụn không khó nếu bạn có phương pháp chăm sóc da và thực hiện chế độ ăn uống đúng cách. 

Giữ mặt luôn sạch sẽ

Giữ mặt luôn sạch bằng cách rửa mặt hai lần mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, các tế bào chết và lượng dầu thừa trên da cũng được loại bỏ. Để làm sạch da hiệu quả, bạn nên kết hợp sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và dùng nước ấm để làm sạch da mặt. Nước ấm giúp làm giãn nở lỗ chân lông và sữa rửa mặt làm sạch sâu cho hiệu quả hơn. Khi rửa mặt không tác động lực mạnh hay rửa bằng các vật dụng tác động mạnh vào da. Thay vào đó, hãy rửa mặt nhẹ nhàng bằng tay, vải mềm sau đó lau khô mặt bằng khăn sạch.

Dưỡng ẩm cho da

Nếu da bạn thuộc loại da khô thường hay bong tróc hãy cấp ẩm thường xuyên cho da. Mỗi loại da đều có loại kem dưỡng ẩm riêng. Nếu bạn có làn da dễ bị mụn, hãy tìm loại kem dưỡng ẩm có ghi không gây mụn trên nhãn, điều đó có nghĩa là sản phẩm không chứa các thành phần có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông. 

Nên dùng các sản phẩm trị mụn không kê đơn

Các sản phẩm trị mụn không kê đơn có chứa các thành phần như benzoyl peroxide, axit salicylic, axit glycolic, axit lactic giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên, một tác dụng phụ phổ biến của các sản phẩm này là da khô, có vảy. Do đó, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ và sau đó điều chỉnh liều lượng và tần suất sử dụng tùy theo tình trạng mụn.

Hạn chế trang điểm

Hạn chế trang điểm càng nhiều càng tốt trong thời gian nổi mụn. Nếu bạn phải trang điểm hãy nhớ tẩy trang sạch sẽ vào cuối ngày. Cách ngăn ngừa mụn hiệu quả là chọn sản phẩm trang điểm không chứa dầu (oil-free), thành phần tự nhiên hoặc hóa chất dễ gây kích ứng. Mỹ phẩm có non-comedogenic được coi là an toàn cho da dễ bị mụn. Trước khi mua, bạn nên đọc thành phần trên nhãn sản phẩm.

Hạn chế trang điểm

Hạn chế trang điểm tránh gây mụn trứng cá trên da 

Tránh chạm vào mặt

Ngừa mụn không khó nếu bạn loại bỏ một số thói quen xấu hàng ngày, bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ bị mụn. Tránh chạm tay lên mặt và cằm cũng là một cách hiệu quả để ngăn ngừa mụn, vì việc đưa tay lên mặt vô tình đưa một lượng lớn vi khuẩn lên mặt. Vi khuẩn, chạm vào mặt nhiều lần cũng có thể gây kích ứng da mặt vốn đã bị viêm. Đặc biệt, tránh dùng tay nặn mụn vì có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo.

Kem chống nắng

Tia UV từ ánh nắng mặt trời gây tổn thương nghiêm trọng cho da, làm tăng tình trạng viêm nhiễm, mẩn đỏ và tăng sắc tố da dẫn đến da bị sạm đen. Mụn trứng cá cũng phát triển khi tiếp xúc với ánh nắng từ mặt trời gây hại. Để bảo vệ làn da, khi ra khỏi nhà hãy nhớ mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, đeo kính râm và quan trọng nhất là dùng kem chống nắng cho dù bạn có bị mụn hay không. Chọn kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30. Hãy tìm những sản phẩm có nhãn không gây mụn để giúp ngăn ngừa mụn.

Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?

Theo nguyên tắc thông thường đừng bao giờ tự nặn mụn. Nếu bạn cố gắng loại bỏ mụn và nó phá vỡ hàng rào bảo vệ da, bạn sẽ có nguy cơ bị sẹo vĩnh viễn. Nếu mụn của bạn có mủ bị nhiễm trùng, việc nặn mụn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các lỗ chân lông, nang lông khác khiến mụn dễ dàng lây lan sang nơi khác.

Kết luận

Trên đây là tất cả thông tin về triệu chứng cũng như cách trị mụn trứng cá hiệu quả. Nếu bạn bị mụn mà không thể tự điều trị, hãy đến gặp bác sĩ gia liễu tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn trị mụn một cách hiệu quả không để lại sẹo, từ đó giúp bạn lấy lại tự tin tránh xa mụn.  

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,259

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám