Một số loài muỗi gây sốt rét hay gặp ở Việt Nam

Thu Hiền

03-02-2024

goole news
16

Ở mỗi vùng miền, địa lý khác nhau mà có một số loài muỗi phổ biến riêng và hầu hết những loài muỗi này đều có thể truyền bệnh sốt rét cho con người. Các triệu chứng ban đầu của bệnh sốt rét thường là sốt cao và rét run. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về một số loài muỗi chính gây sốt rét chủ yếu ở Việt Nam trong bài viết này.

Tổng quan về các loại muỗi gây sốt rét

Việt Nam hiện nay có khoảng 60 loài muỗi Anopheles khác nhau, bao gồm cả 15 loài có khả năng truyền bệnh sốt rét cho con người. Ở mỗi vùng địa lý khác nhau mà sẽ có những loài muỗi đặc trưng. Đối với mỗi mùa trong năm cũng sẽ có những quần thể muỗi hoạt động khác nhau và được chia thành muỗi Anopheles mùa khô và muỗi Anopheles mùa mưa. 

Muỗi Anopheles có thể bị tiêu diệt bởi những loài đối nghịch ví dụ như bọ gậy muỗi Anopheles bị tiêu diệt bởi một số loài giun và cá, một số loại vi khuẩn Bacillus sphaericus, Bacillus thuringiensis,..... Còn đối với muỗi Anopheles trưởng thành thì loài vật đối nghịch là nhện, dơi, thạch sùng,.. 

Còn những loại hóa chất diệt côn trùng có gây ảnh hưởng đến bọ gậy, muỗi và muỗi trưởng thành đang có xu hướng không đem lại hiệu quả. Do có nhiều loài muỗi Anopheles có thể kháng lại với những hóa chất đó. 

 Muỗi gây sốt rét ở Việt Nam

Muỗi gây sốt rét ở Việt Nam

Muỗi và bệnh sốt rét có liên quan gì?

Sốt rét là một căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào máu và căn bệnh này lây truyền bởi muỗi Anopheles cái. Bệnh do ký sinh trùng đơn bào Plasmodium trong con muỗi Anopheles cái đó gây ra. Trong các loài muỗi, muỗi đực thường không chích hút máu mà chỉ có muỗi cái đốt hút máu để thực hiện vai trò sinh sản và duy trì nòi giống. Chính vì vậy, muỗi Anopheles cái chính là vật trung gian gây ra bệnh sốt rét cho chúng ta. 

Một số muỗi truyền bệnh sốt rét có tên là gì? 

Hiện nay, ở Việt Nam các loại muỗi làm lây truyền bệnh sốt rét chủ yếu có muỗi Anopheles epiroticus, Anopheles minimus và Anopheles dirus: 

Anopheles epiroticus

Trước đây được gọi là Anopheles sundaicus, chúng thường hoạt động nhiều nhất ở vùng ven biển nước lợ bắt đầu từ Phan Thiết trở vào phía miền Nam. Chúng có thể đốt, hút máu ở cả người và động vật, tính chất ưa thích đốt máu này sẽ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào vùng địa lý. Tuy nhiên, ở nước ta thì các nhà nghiên cứu xác định rằng chúng là loài muỗi ưa đốt chích máu người. Chúng hoạt động bất kể ngày đêm, trong hay ngoài nhà nên gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người.

Anopheles minimus

Chúng thường xuất hiện ở vùng rừng núi và đồi núi, nhất là ở nơi có độ cao từ 200 đến 800 m và rất hiếm gặp ở độ cao 1500 mét trở lên. Loài muỗi này cũng sinh sống ở một vài địa phương ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. 

Đây là loài muỗi thích đốt máu người, tỷ lệ đốt chích máu người nhiều hơn so với các động vật nhà. Thêm vào đó  loại muỗi này thường hay đốt máu người suốt đêm với khoảng thời gian đỉnh cao nhất là từ 22 giờ đến 3 giờ sáng. Loài này có thói quen trú đậu trong nhà, nhất là quần áo, phía sau tủ, gầm giường, gầm bàn,.... hoặc có thể thấy chúng ở các hốc đất, hốc cây nằm ở ven suối. 

Anopheles dirus

Trước đây được biết đến là loài Anopheles balacacensis. Chúng thường hoạt động tập trung ở bìa rừng và trong rừng hoặc ở một số khu vực trồng cây ăn quả và cây công nghiệp. Ở trong rừng, chúng chủ yếu đốt máu các loài động vật lẫn con người. 

Chúng có thể đốt người ở cả bên ngoài nhà và trong nhà với sự thay đổi đáng kể tùy theo mỗi địa phương. 

Loạt muỗi này có thể hoạt động suốt cả ban đêm và đỉnh cao hoạt động có thể dựa vào mùa và vùng sinh sống. Bọn chúng thường hay tiêu máu và trú đậu ở bên ngoài nhà nên rất ít khi thấy chúng trú đậu ở trong nhà. Đối với loại muỗi này các biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt côn trùng trong nhà không mấy hiệu quả bởi vì chúng trú đậu ở bên ngoài vào buổi sáng. 

Ở Việt Nam, có 3 loại muỗi Anopheles chính lây truyền bệnh sốt rét cho con ngườiỞ Việt Nam, có 3 loại muỗi Anopheles chính lây truyền bệnh sốt rét cho con người

Quá trình phát triển của muỗi sốt rét

Chu kỳ vòng đời của mỗi con muỗi đều trải qua 4 giai đoạn phát triển bao gồm trứng, ấu trùng thường (hay còn được gọi là bọ gậy), thanh trùng (tức là lăng quăng) và muỗi trưởng thành. Khi còn ở giai đoạn trứng, bọ gậy và lăng quăng thì chúng sẽ sống ở dưới nước và sau khi trưởng thành thì sẽ sống tự do trong môi trường. 

  • Giai đoạn đầu tiên (trứng): muỗi sẽ đẻ trứng ở mặt nước, mỗi lần đẻ là khoảng 100 đến 400 trứng, nhờ có phao hoặc sức căng bề mặt mà trứng nổi lên. Hình dáng và kích thước của trứng sẽ thay khác nhau tùy theo loài, trung bình là 0,5mm. Sau 2 hoặc 3 ngày, trứng sẽ nở nếu có điều kiện thích hợp. 
  • Giai đoạn 2 (bọ gậy): sau khi trứng nở, ấu trùng xuất hiện hay còn được gọi là bọ gậy, Giai đoạn này sẽ diễn ra trong khoảng 8 đến 12 ngày và trải qua nhiều lần lột xác liên tiếp. Bọ gậy rất di động, chúng có thể lặn xuống đáy để đi tìm thức ăn là các sinh vật như đơn bào, vi tảo hoặc nếu cảm thấy bị đe dọa. Chúng hô hấp bằng cách nổi lên trên mặt nước. Đối với ấu trùng muỗi Anopheles thì chúng sẽ nằm song song với mặt nước. 
  • Giai đoạn 3 (loăng quăng): bọ gậy tiếp tục phát triển đến giai đoạn nhộng, hay còn được biết đến là loăng quăng. Loăng quăng thường có hình dạng giống như dấu phẩy và sống ở dưới nước trong khoảng từ 1 đến 5 ngày. Chúng rất di động, không ăn và thở khí trời thông qua 2 ống thở. 
  • Giai đoạn 4 (muỗi trưởng thành): sau khi trưởng thành, chúng sẽ dần chui ra khỏi xác nhộng thông qua một vết nứt dọc theo lưng. 

Muỗi thông thường phải trải qua 4 giai đoạn để phát triển thành muỗi trưởng thànhMuỗi thông thường phải trải qua 4 giai đoạn để phát triển thành muỗi trưởng thành

Cách thức hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt rét

Loài muỗi truyền bệnh sốt rét bằng cách đốt máu người, chủ yếu vào buổi chiều và tối. Khi bay vào nhà để đốt máu, chúng sẽ trú đậu ở trên vách nhà trong khoảng vài tiếng sau khi đốt. Sau đó, chúng bay ra bên ngoài và nghỉ để tiêu máu ở các hốc dưới gầm cầu, bụi cây và các kẽ khe của đất hoặc cây cối. 

Một vài loài muỗi sốt rét có thể đốt máu cả gia súc và con người. Tuy nhiên, chúng lại khác nhau về mức độ thích đốt động vật hoặc đốt người. Ngoài ra, cũng có một số loài chỉ đốt động vật và một số loài chỉ đốt con người. Vì vậy, những loài đốt máu người chính những vật trung gian truyền bệnh sốt rét nguy hiểm nhất. 

Bên cạnh đó, chúng còn thích sinh sống ở những nơi có nhiều rong rêu, cây cỏ, còn có loài ưa bóng râm hoặc ưa ánh sáng. Chúng thường đẻ nhiều nhất ở các ao nước, vũng nước và các nơi nước lặng như ruộng nước, suối chảy chậm,... 

Các phương pháp loại trừ muỗi gây sốt rét

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp khác nhau để phòng ngừa muỗi truyền bệnh sốt rét (muỗi Anopheles): 

  • Các nước nhiệt đới thường áp dụng hành động phun hóa chất có thể diệt côn trùng kéo dài vào các tường vách. Tuy nhiên, ở một vài quốc gia khác, việc phun hóa chất này đang có xu hướng giảm vì không còn quan trọng nữa. 
  • Sử dụng mùng màn đã tẩm hóa chất ở trong cộng đồng. 
  • Loại trừ các ổ tập trung nhiều lăng quăng bằng cách sang lấp các ao hồ, dọn dẹp vũng nước có chứa nhiều lăng quăng. 
  • Mặc các bộ quần áo như áo tay dài, quần dài và thoa thuốc xua lên những vùng da bị hở. 
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, có thể kết hợp với đốt nhang muỗi.
  • Việc sử dụng quạt máy cũng có thể phòng chống được muỗi đốt. 
  • Đóng lưới ở tất cả các cửa ra vào và cửa sổ. 

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng để phòng chống muỗi sốt rétThường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng để phòng chống muỗi sốt rét

Kết luận

Bài viết này đã cung cấp một số thông tin cần thiết các loài muỗi gây bệnh sốt rét ở nước ta, mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn. Vì vậy, để có thể phòng tránh bệnh, hãy chủ động giữ gìn vệ sinh nơi sinh sống gọn gàng, sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của chúng ảnh hưởng tới bản thân và gia đình.

Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 1806 hoặc đến Bệnh viện đa khoa Phương Đông tại địa chỉ 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội để được giải đáp bởi các chuyên gia đầu ngành.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
442

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám