Nấm họng diễn tiến sau quá trình hệ miễn dịch suy giảm, thường xảy ra trong quá trình điều trị bệnh lý, căng thẳng hoặc dùng thuốc làm mất cân bằng môi trường. Tình trạng này tạo điều kiện cho lượng nấm Candida rất nhỏ trong miệng, da và đường tiêu hóa phát triển, gây nên các tổn thương.
Nấm họng là gì?
Nấm họng hay còn gọi nấm amidan, viêm amidan nấm, tưa miệng hoặc nhiễm nấm họng. Đây là một loại bệnh viêm họng gây ra bởi nấm, khiến người bệnh cảm thấy niêm mạc hầu họng khó chịu, đau và đỏ miệng.
Nấm họng gây ra bởi nấm khiến niêm mạc hầu họng sưng đỏ và đau nhức
Bệnh phát triển ở nhiều vị trí trong khoang miệng và cổ họng. Bệnh nhân có thể quan sát bằng mắt thường những tổn thương màu trắng, đốm trắng giống phô mai ở lưỡi và mặt trong hai bên má.
Biểu hiện khi bị nấm họng
Bệnh nấm amidan thường phát triển đột ngột, gây tổn thương đến vòm miệng, amidan, nướu hoặc phí sau cổ họng. Dựa theo giai đoạn diễn tiến, bạn có thể nhận biết dựa vào các triệu chứng dưới đây:
Giai đoạn
|
Triệu chứng
|
Tại chỗ
|
Viêm amidan nấm phát triển tại chỗ thường xuất hiện kèm theo các biểu hiện khác như:
- Nóng rát, đau cổ họng dữ dội khi nuốt đồ ăn, thức uống hay đơn giản như nước bọt. Bệnh nhân khó khăn trong việc tiêu thụ thực phẩm và giao tiếp thông thường.
- Cảm giác nuốt đau có thể kéo dài từ miệng xuống thực quản.
- Cổ họng cảm giác có vật bị vướng ở cổ họng, gia tăng các cơn khó chịu, kích thích các cơn ho.
- Niêm mạc họng, vòm họng, lưỡi, thực quản, má trong dính các lớp màu trắng hoặc vàng.
- Một mảng trắng phủ không đều lên trên bề mặt lưỡi, xuất hiện cảm giác sần sùi, nhận thấy rõ khi nhìn vào gương.
- Hạch bạch huyết ở cổ sưng, đau.
- Khi thở, nói có mùi hôi.
|
Toàn thân
|
Khi nấm lây lan ra toàn cơ thể, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng:
- Sốt nhẹ hoặc cao tùy thuộc cấp độ nhiễm trùng, do khi này cơ thể đang chống lại vi khuẩn.
- Cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi và khó chịu.
- Do cơ thể đang dồn sức chống lại tác nhân gây nhiễm trùng nên người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức toàn thân.
- Mệt mỏi quá mức làm giảm khả năng tập trung của người bệnh.
|
Ngoài các triệu chứng riêng biệt nêu trên, bệnh nhân cũng cần chú ý biểu hiện thông thường khác như:
- Ho khan không kèm đờm do niêm mạc họng bị viêm.
- Ho kèm đờm xảy ra chủ yếu khi nhiễm trùng lây lan, di chuyển xuống hệ hô hấp dưới.
- Khó thở thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, xuất phát từ tình trạng viêm hoặc sưng niêm mạc họng.
- Khi nằm nghỉ ngơi hoặc hoạt động thể chất thường bị thở khò khè.
- Nấm viêm tác động đến dây thanh quản khiến giọng nói thay đổi, bị khàn tiếng.
- Tình trạng viêm, kích thích họng nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân bị mất giọng.
Biến chứng nấm họng diễn tiến
Nấm họng không được điều trị kịp thời dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như áp xe amidan, lây lan xuống thực quản và thanh quản. Bệnh nhân khi nghi ngờ các triệu chứng nguy hiểm, cần nhanh chóng thăm khám y tế để có biện pháp điều trị kịp thời.
Họng nhiễm nấm không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng
Nguyên nhân dẫn đến họng nhiễm nấm
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nấm Candida là nguyên nhân chính gây nấm họng. Loại nấm này có nhiều biến thể, phổ biến gồm có C.sake, S.brumpti, C.intermedia, S.stellatoidea,C.albicans, C.glabrata, C.krusei, C.tropicalis, C.parapsilosis.
Ai có nguy cơ cao?
- Mọi độ tuổi, giới tính đều có nguy cơ nhiễm nấm ở vòm họng. Song những người ẩn chứa những yếu tố dưới đây có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả:
- Trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi.
- Chăm sóc răng miệng kém, thường xuyên đeo răng giả.
- Suy giảm sức đề kháng hoặc hệ miễn dịch kém.
- Thiếu máu mạn tính.
- Suy dinh dưỡng.
- Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm corticoid trong thời gian dài.
- Hút thuốc lá nhiều hoặc tiếp xúc lâu ngày trong môi trường nhiều khói thuốc lá.
- Người HIV/AIDS.
- Bệnh nhân ung thư.
- Đái tháo đường.
- Nữ giới nhiễm nấm âm đạo.
Những đối tượng nguy cơ có tỷ lệ nhiễm bệnh cao
Chẩn đoán họng bị nấm
Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để được kiểm tra y tế chuyên môn. Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra miệng của bệnh nhân để quan sát tổn thương đặc trưng phía bên trọng.
Để đi đến kết luận cuối, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm từ vùng tổn thương, đem xét nghiệm. Các phương pháp được áp dụng bao gồm:
- Lấy dịch ngoáy họng bằng bông vô trùng, đem quan sát các vi sinh vật dưới kính hiển vi.
- Nội soi thực quản, dạ dày, ruột non để kiểm tra tình trạng niêm mạc.
- Chụp X-quang thực quản để phát hiện và tình trạng tổn thương.
Các phương pháp chẩn đoán khi nghi ngờ họng nhiễm nấm
Điều trị viêm nấm amidan
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị nấm họng có thể ảnh hưởng đến gan. Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc khi có đơn kê của bác sĩ, tránh gây độc đến gan.
Dựa vào tình trạng tổn thương do nấm, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình thuốc phù hợp với bệnh nhân. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
- Nystan
- Amphotericin B
- Itraconazole
- Fluconazole
- Loverinum
- Dequalinium clorua
Hoặc với trường hợp nhiễm nấm nhẹ, bệnh nhân chỉ cần súc miệng hoặc ngậm viêm kháng nấm trong 5 - 10 ngày. Song cần tuân thủ đúng hướng dẫn và liệu trình điều trị của bác sĩ.
Hướng dẫn chăm sóc họng nhiễm nấm
Trong thời gian điều trị, để tăng hiệu quả của phác đồ cũng như ngăn chặn nấm diễn tiến, bệnh nhân nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng
|
Chế độ sinh hoạt
|
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh ảnh hưởng đến khả năng và tốc độ hồi phục tổn thương. Theo đó:
- Ưu tiên rau xanh, trái cây giàu vitamin C, A, E, chất xơ.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, bia rượu, thuốc lá, đồ uống có ga, thức ăn cay nóng,...
|
Về chế độ sinh hoạt, bệnh nhân nên:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về phác đồ điều trị.
- Đều đặn súc miệng với nước muối sinh lý.
- Giảm thiểu căng thẳng, giữ tinh thần tích cực.
- Đều đặn thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tình trạng bệnh diễn tiến.
- Duy trì hoạt động thể dục thể thao hàng ngày.
|
Bệnh nhân có thể chủ động tham vấn ý kiến của bác sĩ, áp dụng sát sao với tình trạng bệnh. Đồng thời giảm ngừa các nguy cơ, biến chứng xấu xảy ra trong quá trình điều trị.
Biện pháp phòng ngừa
Hiện nay chưa có thuốc hay vắc-xin phòng ngừa tuyệt đối nấm Candida gây viêm nấm amidan. Biện pháp phòng tránh hiện nay chủ yếu bao gồm:
- Thể dục thể thao đều đặn tăng sức đề kháng.
- Hạn chế tiếp xúc với những nơi nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, khói thuốc lá, vi khuẩn,...
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây kích thích họng.
- Loại bỏ rượu bia, thuốc lá ra khỏi chế độ sinh hoạt.
- Đều đặn vệ sinh tai, mũi, họng.
- Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh.
- Luôn vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước và sau khi ăn, hắt hơi và ho.
- Rèn cho trẻ thói quen không ngậm tay hoặc đồ chơi, nhất ở nơi công cộng.
- Không dùng chung đồ ăn, dụng cụ sinh hoạt với người nhiễm bệnh.
- Tầm soát sức khỏe định kỳ để giảm ngừa nguy cơ nấm họng.
Các biện pháp phòng ngừa nấm họng hiệu quả
Bệnh nấm họng phần lớn không gây biến chứng nguy hiểm ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hệ miễn dịch kém tạo điều kiện cho nấm Candida có thể xâm nhập, lây lan đến các vùng khác trên cơ thể, gây sốc nhiễm trùng và đe dọa tính mạng người bệnh.