Nấm miệng và tưa lưỡi có khác nhau không? Làm thế nào để điều trị?

Ngọc Anh

03-04-2025

goole news
16

Nấm miệng và tưa lưỡi vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh, do vệ sinh chưa đúng cách hoặc mẹ mắc nấm khi cho con bú. Nếu không xử lý sớm, bệnh có thể lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài. Bạn nên phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng cho bé bằng gạc rơ lưỡi y tế sau mỗi cữ bú, vệ sinh ti giả, bình sữa cẩn thận và  kiểm tra răng miệng cho bé định kỳ.

Nấm miệng và tưa lưỡi là gì? Nấm miệng và tưa lưỡi có khác nhau không?

Nấm miệng và tưa lưỡi thực chất là bệnh lý do nấm Candida albicans - loại nấm men có sẵn ở đường ruột và hệ tiêu hoá của con người. Bình thường, loại nấm này cư trú trong cơ thể con người nhưng ở trạng thái “ẩn”. Khi hệ miễn dịch yếu hoặc môi trường bị mất cân bằng độ ẩm, loại nấm này sẽ phát triển thành các tác nhân gây bệnh. Nếu chúng tăng sinh quá mức trong khoang miệng sẽ tạo thành các mảng trắng bám chặt trên lưỡi, nướu, vòm họng hoặc mặt trong má.

Nấm miệng và tưa lưỡi là 2 cách gọi khác nhau của cùng 1 bệnh lý

Nấm miệng và tưa lưỡi là 2 cách gọi khác nhau của cùng 1 bệnh lý

Ngoài ra, về mặt tên gọi, tưa lưỡi là cách gọi phổ biến trong dân gian, thường dùng để chỉ tình trạng nấm xuất hiện tập trung trên lưỡi. Còn nấm miệng là thuật ngữ y khoa, ám chỉ sự nhiễm nấm trên diện rộng ở toàn bộ khoang miệng.

Tìm hiểu về tình trạng nấm miệng, tưa lưỡi

Để hiểu rõ hơn về bệnh lý nấm miệng và tưa lưỡi, mời bạn theo dõi bảng thông tin chi tiết dưới đây: 

Hạng mục

Nấm miệng và tưa lưỡi

Triệu chứng

- Mảng trắng bám chặt trên lưỡi, mặt trong má, vòm họng màu trắng kem hay đục như phô mai 

- Dùng gạc lau không sạch hoàn toàn.

- Miệng có mùi hôi nhẹ.

- Bé biếng bú, quấy khóc, mất vị giác.

- Đau rát khi ăn uống và bú (với trẻ lớn).

- Khô miệng, nứt nẻ ở khoé miệng

Nguyên nhân

- Nấm Candida phát triển quá mức do các nguyên nhân như:

+ Vệ sinh miệng kém hoặc chưa đúng cách, không rơ lưỡi cho bé ngay sau khi bú khiến cặn sừa đọng lại trong miệng bé

+ Núm ti, bình sữa, ti giả không tiệt trùng sạch.

+ Lây nhiễm từ mẹ bị nấm Candida hoặc viêm nhiễm đường sinh dục. Hoặc mẹ bị nứt cổ gà, viêm đầu ti, nhiễm nấm đầu ti,...

Mức độ nguy hiểm

-  Bệnh không gây nguy hiểm nếu phát hiện sớm, xử lý đúng cách.

- Nếu để lâu có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ như:

+ Gây đau rát lưỡi, bé bỏ bú, chán ăn. Ở mức độ nặng bé có thể cảm thấy khó nuốt, hay nôn trớ và tức ngực

+ Nhiễm trùng lan rộng ra họng, thực quản dẫn đến nấm toàn bộ khoang miệng, ho liên tục, viêm phổi, viêm phế quản,...

Cách điều trị

- Vệ sinh miệng hàng ngày với gạc rơ lưỡi y tế và nước muối sinh lý. Có thể bổ sung thêm dung dịch kháng nấm (nếu có chỉ định)

- Điều trị song song nếu mẹ bị nấm đầu ti.

- Tiệt trùng toàn bộ dụng cụ bú, ti giả, đồ chơi ngậm.

Đối tượng dễ mắc

- Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi.

- Trẻ sinh non, thiếu tháng.

- Trẻ có sức đề kháng yếu hoặc đang dùng kháng sinh kéo dài.

- Người lớn

Đường lây truyền

- Lây trực tiếp từ mẹ: nếu mẹ bị nấm đầu ti khi cho bé bú, lây qua đường sinh mổ nếu mẹ bị nấm âm đạo Candida

- Lây gián tiếp: từ dụng cụ bú, ti giả nhiễm nấm.

- Lây từ môi trường: do tiếp xúc tay bẩn, đồ chơi bẩn.

- Tự phát: do vệ sinh miệng kém, nấm sẵn có trong khoang miệng phát triển mạnh.

Ban đầu lưỡi của bé chỉ có cặn sữa thừa, nhưng nếu không làm sạch thì theo thời gian sẽ hình thành tưa lưỡi

Ban đầu lưỡi của bé chỉ có cặn sữa thừa, nhưng nếu không làm sạch thì theo thời gian sẽ hình thành tưa lưỡi

Cách phòng ngừa bệnh lý nấm miệng và tưa lưỡi đơn giản tại nhà

Bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh nấm miệng, tưa lưỡi bằng các biện pháp dưới đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách, cẩn thận

  • Dùng gạc mềm, sạch thấm nước muối sinh lý 0,9% để lau nhẹ nhàng vùng lưỡi, nướu, má trong sau mỗi lần bú hoặc ít nhất 1-2 lần/ngày.
  • Khi bé mọc răng, chuyển sang dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ nhỏ.
  • Không để bé ngủ với bình sữa ngậm trong miệng để tránh cặn sữa đọng lại.

Hãy vệ sinh lưỡi cho bé hàng ngày

Hãy vệ sinh lưỡi cho bé hàng ngày

Tiệt trùng dụng cụ cho bé bú mỗi ngày

  • Núm ti, bình sữa, ty giả, gặm nướu và các dụng cụ liên quan cần được tiệt trùng bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng.
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống với người lớn để hạn chế lây nhiễm nấm từ người lớn sang bé.

Ngoài ra, nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thì nên vệ sinh sạch sẽ đầu ti trước và sau khi cho bé bú. Đồng thời, nếu bé có dấu hiệu nấm đầu ti (đau rát, ngứa đầu ti, đầu ti trắng loang lổ) thì cần điều trị song song để tránh lây sang bé.

Các dụng cụ của bé cũng cần được vệ sinh hàng ngày

Các dụng cụ của bé cũng cần được vệ sinh hàng ngày

Giữ gìn vệ sinh phòng ốc

Không để cho bé chơi đồ bẩn, tay bẩn vào miệng. Đồng thời hãy vệ sinh phòng ốc, chăn gối và đồ chơi cho bé sạch sẽ.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Khi ăn dặm, đảm bảo thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, nhất là bánh kẹo dẻo, nước ngọt có gas vì đường là môi trường lý tưởng để nấm Candida phát triển.

Ngoài ra, các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo rằng: Dù bé chưa mọc răng hay mới có răng sữa, ba mẹ vẫn nên đưa bé đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về miệng lưỡi, nướu. Nếu bạn nghi ngờ bé bị tưa lưỡi, nấm miệng thì nên đưa bé đến Bệnh viện càng sớm càng tốt để được hưỡng dẫn điều trị kịp thời, hiệu quả.

Có thể nói, nấm miệng và tưa lưỡi là bệnh do nấm Candida gây ra với các mảng trắng trên lưỡi, miệng bé. Bệnh thường do vệ sinh răng miệng kém hoặc lây từ mẹ qua đường sinh mổ, ăn sữa. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn nên vệ sinh miệng sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bú cho bé cẩn thận hàng ngày.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

12

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám