Những điều về bệnh viêm phổi có thể bạn chưa biết

Thu Hiền

24-01-2024

goole news
16

Viêm phổi là một trạng thái viêm nhiễm trong phổi, gây ra sự tổn thương và viêm của các cấu trúc phổi. Đây là một bệnh lý phổ biến và có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng.hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về triệu chứng, điều trị cũng như cách phòng tránh của bệnh này nhé.

Bệnh học viêm phổi là gì?

Viêm phổi là hiện tượng mô phổi bị viêm nhiễm gồm túi phế nang, ống phế nang, viêm tiểu phế quản tận cùng và tổ chức liên kết khe kẽ. Ở trong phổi, các đường dẫn khí, các phế nang thường se chứa đầy mủ hoặc chất lỏng gây ra các hiện tượng như mủ, sốt, khó thở, ớn lạnh và ho có đờm. 

Bệnh viêm phổi sẽ có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên bệnh lại cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em, trẻ sơ sinh và người già trên 65 tuổi có bệnh nền sẵn và hệ miễn dịch yếu. 

Viêm phổi là gì? Viêm phổi là gì? 

Dấu hiệu viêm phổi thường gặp 

Các dấu hiệu của bệnh viêm phổi thường khá dễ thấy, biểu hiện của bệnh sẽ có sự khác nhau thay đổi từ nhẹ đến nặng. Mức độ của bệnh sẽ tùy thuộc vào các yếu tổ gây bệnh như vi trùng viêm phổi, do tuổi tác yếu, sức khỏe và tổng quan của người bệnh. Nếu người bệnh có các triệu chứng nhẹ thì thường đi đi kèm với các biểu hiện như cúm, cảm lạnh và thậm chí có thể kéo trong một thời gian dài hơn. 

Tuy nhiên với các tình trạng bệnh nặng có thể đi kèm với các dấu hiệu như: 

  • Thường xuyên đau ngực khó thở
  • Ho nhiều, ho có đờm
  • Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, sốt cao và đổ mồ hôi lạnh 
  • Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa và tiêu chảy liên tục

Tuy nhiên nên lưu ý có nhiều trường hợp ở người già trên 65 tuổi có hệ miễn dịch suy giảm có thể không có triệu chứng sốt. 

Ngoài ra đối với đối tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường không có bất kì dấu hiệu nào để cảnh báo về bệnh viêm phổi. Tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý đến các triệu chứng như: 

  • Trẻ thường xuyên bỏ ăn, bỏ bú
  • Da tím tái, li bì
  • Trẻ quấy khóc, bứt rứt và mệt mỏi
  • Ho nhiều, hay bị co giật

Những ai dễ mắc bệnh viêm phổi

Căn bệnh này dễ mắc phải nhưng nhiều người lại chủ quan và thường xuyên lầm tưởng về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đừng bao giờ chủ quan vì bất kì ai cũng có thể mắc loại bệnh này, trong đó có thể kể đến:

Viêm phổi ở trẻ em

Thông thường trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt là đối tượng trẻ em dưới 2 tháng tuổi sẽ có hệ miễn dịch và hệ hô hấp còn kém, chưa hoàn thiện đầy đủ nên nguy cơ về mắc các bệnh viêm phổi là rất cao. 

Viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ em Viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ em 

Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO) thì ước tính mỗi ngày có đến 4300 trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới. Đây là con số đáng báo động vì trẻ em hoàn toàn có thể được bảo vệ khỏi viêm phổi nếu như được chăm sóc, chữa trị kịp thời. 

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng thứ 2 dễ bị tổn thương khi mắc viêm phổi. Việc mắc viêm phổi khi còn đang mang thai sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của thai nhi và của bà bầu, nguy cơ sảy thai, sinh non hay các biến chứng cho thai kỳ cũng cao hơn so với bình thường. 

Viêm phổi ở người già 

Ở người già, khi lớn tuổi hệ miễn dịch thường yếu hơn so với bình thường. Người lớn tuổi thường hội tụ rất nhiều những nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, làm cho sức khỏe và miễn dịch vị suy yếu nhanh. Đồng thời còn làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tim mạch, đái tháo đường,.... Ở người già, nếu như không được phát hiện kịp thời sẽ rất dễ gây ra các biến chứng như bị suy hô hấp, phải thở máy,...

Các trường hợp khác 

Ngoài ra các đối tượng sau đây cũng dễ bị bệnh viêm phổi như: 

  • Bệnh nhân thuộc đối tượng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, phổi tắc nghẽn, hen suyễn,..
  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, thường xuyên bị ức chế: bệnh nhân được ghép hiến tạng, nhiễm HIV/AIDS, 
  • Bệnh nhân bị bệnh lao do dùng thuốc lá, người làm việc trong môi trường thường xuyên ô nhiễm, khói bụi 

Nguyên nhân gây ra viêm phổi 

Bị viêm phổi do vi khuẩn 

Viêm phổi do vi khuẩn là tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn ở phổi gây ra, điều này làm cho tổ chức tại phổi bị viêm dẫn tới hoạt động chức năng của phổi cũng ảnh hưởng. Viêm phổi do vi khuẩn sẽ có nhiều mức độ khác nhau. Loại vi khuẩn thường thấy nhất có thể kể đến là liên cầu khuẩn hay còn gọi là Streptococcus. 

Viêm phổi virus

Có nhiều loại virus có thể gây viêm phổi như: virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm mùa, cảm cúm, cảm lạnh, virus Sars-CoV-2 gây Covid- 19,...

Bệnh viêm phổi gây nên do virus coronaBệnh viêm phổi gây nên do virus corona

Bị viêm phổi do nấm 

Viêm phổi do nấm có nghĩa là bệnh nhân bị nhiễm trùng ở phổi gây ra bởi nhiều loại nấm khác nhau. Nhiễm nấm phát sinh khi bệnh nhân hít phải bào từ hoặc do nhiễm trùng tiềm ẩn từ trong nấm gây ra.

Viêm phổi do hóa chất 

Việc tiếp xúc với nhiều hóa chất có thể gây ra viêm phổi: 

  • Hóa chất công nghiệp
  • Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ: việc sử dụng và tiếp xúc với các hợp chất hóa học trong thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể gây kích ứng và viêm phổi.
  • Hóa chất trong môi trường làm việc
  • Hóa chất trong môi trường sống: các chất gây ô nhiễm không khí như hợp chất hữu cơ bay hơi từ sản phẩm hóa dầu, khói thuốc lá, khí ga từ xe cộ,...

Viêm phổi cộng đồng 

Viêm phổi có thể bị lây trong cộng đồng thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bệnh nhân. Vì thế nên cần phải chủ động phòng tránh bệnh viêm phổi

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phổi phổ biến hiện nay 

Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phổi khác nhau bao gồm: 

  • Xét nghiệm nước tiểu cho bệnh nhân 
  • Nuôi cấy đờm của người bệnh. 
  • Chụp X quang phần ngực
  • Chụp CT
  • Đo độ bão hòa oxy mạch
  • Xét nghiệm khí máu động mạch
  • Nội soi phế quản

Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi

Khi mắc viêm phổi, bạn có thể tham khảo những phương pháp pháp điều trị sau: 

 Điều trị tại nhà 

Viêm phổi nhẹ có thể được điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ:

  • Nghỉ ngơi: Quan trọng để cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Uống đủ nước: Hãy đảm bảo uống đủ nước để duy trì lượng nước cơ thể cân bằng.
  • Điều chỉnh môi trường: Đảm bảo môi trường xung quanh bạn có độ ẩm phù hợp. 
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Nếu cần thiết, sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol để giảm đau và hạ sốt. 
  • Tuân thủ đúng đơn thuốc: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng vi-rút, hãy tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Không tự ý ngưng thuốc trước khi hoàn thành đơn thuốc.

Điều trị tại bệnh viện 

Viêm phổi nặng hoặc trường hợp cần can thiệp chuyên sâu hơn thường yêu cầu điều trị tại bệnh viện. Điều trị viêm phổi tại bệnh viện thường bao gồm các biện pháp sau:

  • Hỗ trợ hô hấp: Trong những trường hợp viêm phổi nặng, bệnh nhân có thể cần sự hỗ trợ hô hấp, như việc sử dụng máy trợ thở hoặc hệ thống dưỡng khí. Điều này giúp duy trì sự thông khí và hỗ trợ cung cấp oxy cho cơ thể.
  • Điều trị các triệu chứng: Bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc để giảm các triệu chứng như ho, đau ngực và khó thở. 
  • Quản lý dịch và dinh dưỡng: Trong trường hợp viêm phổi nặng, bệnh nhân có thể cần được cung cấp dịch và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để duy trì sự cân bằng dịch và dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Quan sát và giám sát: Bệnh nhân viêm phổi nặng thường được theo dõi chặt chẽ trong bệnh viện để theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh liệu pháp điều trị khi cần thiết.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi 

Nhiễm trùng huyết 

Nhiễm trùng huyết là một biến chứng nghiêm trọng của viêm phổi. Trong trường hợp viêm phổi, nhiễm trùng huyết xảy ra khi vi khuẩn hoặc tác nhân gây nhiễm trùng khác lan rộng vào hệ tuần hoàn máu. 

Suy hô hấp

Suy hô hấp thường xảy ra khi nhiễm trùng phổi lan rộng ra nhiều thùy. 

Tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi là một biến chứng của viêm phổi khi dịch tụ tập trong và xung quanh màng phổi. Khi xảy ra viêm phổi, các mao mạch máu trong phổi có thể bị tổn thương và dẫn đến dịch và tế bào viêm tích tụ trong không gian giữa màng phổi và niêm mạc phổi.

Các biến chứng ở các cơ quan khác:

Ngoài ra biến chứng của viêm phổi còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, máu, … 

Cách phòng ngừa nhiễm bệnh viêm phổi

Hiện nay có rất nhiều cách phòng ngừa viêm phổi phổ biến, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây: 

  •  Tiêm phòng vacxin
  •  Tăng cường vệ sinh cơ thể cũng như tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
  • Tránh hút thuốc chủ động hoặc thụ động

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân viêm phổi đúng cách

Chế độ nghỉ ngơi 

Đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi để giúp cơ thể hồi phục.

Uống nước đầy đủ

Uống đủ lượng nước để duy trì cơ thể được cung cấp đủ dịch và giúp làm mỏng đờm, dễ dàng tiếp thu và giải phóng chúng khỏi phổi.

Dùng thuốc đúng quy định 

Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và đảm bảo không bỏ sót bất kỳ liều thuốc nào. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ đúng quy định 

Chăm sóc cá nhân đúng cách

bao gồm việc rửa tay thường xuyên, sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, và tránh tiếp xúc gần với người khác khi đang trong giai đoạn lây nhiễm.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh học viêm phổi

Thời gian ủ bệnh là bao lâu? 

Thời gian ủ bệnh sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay là do virus. Thời kỳ ủ bệnh do virus sẽ kéo dài từ 18 đến 72 giờ, còn do RSV là khoảng từ 4- 6 ngày.

Trẻ sơ sinh bị ho có bị viêm phổi không?

Trẻ sơ sinh bị ho có thể bị viêm phổi, tuy nhiên nguy cơ này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra ho và các yếu tố khác. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các vi khuẩn, virus và vi khuẩn kết hợp.

 

Viêm phổi có thể tự khỏi không? 

Viêm phổi không thể tự khỏi được, bệnh này nếu không được điều trị hoặc điều trị chậm trễ có thể gây tổn thương và gây hậu quả xấu tới bệnh nhân. Đặc biệt đối với đối đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai, người già có sức khỏe, hệ miễn dịch kém. Nếu không được thăm khám kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. 

Bệnh viêm phổi có tái phát không? 

Bệnh viêm phổi có thể tái phát, tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm phổi cũng như các yếu tố khác nhau Hiện nay, nhiều nhiều trường hợp bị viêm phổi ở trẻ em bị tái đi tái lại. Nên lưu ý rằng, viêm phổi tái lại có thể gây ra biến chứng nặng hơn, thậm chí là gây tử vong.

 

Viêm phổi phải kiêng gì không? 

Bệnh nhân bị viêm phổi cần phải có cho mình một chế độ ăn hợp lý: Bao gồm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm giàu chất đạm như cá, thịt, đậu và các nguồn chất béo lành mạnh như dầu oliu. Hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo không tốt, đường và thức ăn nhanh.

Kết luận. 

Viêm phổi là bệnh thường gặp nhưng lại có những biến chứng nguy hiểm nên cần chú ý đề phòng, nhất là cho trẻ em và người già, những người dê mắc bệnh nhất.

Nếu có bất kỳ triệu chứng gì liên quan đến những vấn đề đã được đề cập ở bên trên các bạn hãy đến ngay đến Bệnh viện đa khoa Phương Đông với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, nhiệt tình, có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và chẩn đoán chính xác. Hoặc có thể để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

207

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám