Nang nước thừng tinh ở trẻ em là gì?
Bệnh nang nước thừng tinh, tên hay gọi khác là hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn (hydrocele). Đây là một loại bệnh gây sưng ở bìu, thường xảy ra khi có nhiều chất lỏng tích tụ trong vỏ bọc mỏng, được bao quanh tinh hoàn ở nam giới.
Hiện tượng nang thừng tinh khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh có thể là triệu chứng không nghiêm trọng và có thể biến mất tự khỏi mà không cần điều trị ở giai đoạn mà các bộ phận sinh dục trên cơ thể bé trai đã hoàn thiện dần. Nếu các phụ huynh nhận thấy con em mình có hiện tượng bất thường ở bộ phận sinh dục như sưng bìu, chướng phù thì hãy nên khám bác sĩ sớm nhằm chữa trị và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nang nước thừng tinh ở trẻ em
Nang nước thừng tinh ở trẻ có thể phát triển khi bé còn trong bụng mẹ. Nguyên do từ sự bất thường của ống phúc tinh mạc ở bé trai, bình thường các ống này sẽ đóng kín trước khi bé ra đời. Tuy nhiên bộ phận này phát triển bất thường khiến dịch từ trong ổ bụng bị đưa xuống bẹn và bìu, dẫn tới hình thành nên các nang thừng tinh.
Khi bé trai lớn hơn, bệnh nang nước thừng tinh có thể hình thành sau một số chấn thương hay viêm trong bìu. Nguyên nhân gây viêm có thể do một nhiễm trùng trong tinh hoàn, bệnh viêm mào tinh hoàn.
Nhận biết các triệu chứng của nang nước thừng tinh
Phần lớn các trường hợp bệnh nhân được phát hiện có nang nước thừng tinh không thấy bị đau đớn hay nhức buốt gì. Triệu chứng là tinh hoàn và bìu bị sưng hay phù nề, chướng to hơn bình thường.
Trẻ em khi bị nang nước thừng tinh nhẹ sẽ không biểu hiện bất thường, bố mẹ sẽ theo dõi và biết được thông qua đi kiểm tra sức khỏe hay khám bệnh tại cơ quan y tế. Khi nang nước bị căng to hơn sẽ gây nặng bìu, em bé sẽ khó chịu quấy khóc nhiều hơn mà không rõ nguyên nhân. Thường thì các phụ huynh thường chủ quan, ít khi nghĩ tới bệnh nang nước thừng tinh song sau khi đọc bài viết này, hãy chủ động quan sát kỹ hơn khi bé trai khó quấy nhiều.
Khi bé trai lớn hơn thì sẽ biết sự thay đổi của cơ thể thông qua việc thấy kích thước của bìu tăng lên, căng lên có thể do viêm. Vùng bị sưng có thể nhỏ hơn vào buổi sáng và sưng to hơn vào buổi chiều.
Tin vui là nang nước thừng tinh ở bé trai có thể tự biến mất sau một thời gian nhất định. Nhưng nếu tình trạng của trẻ không biến mất sau vài tháng hay một năm, thậm chí bị to ra thì phụ huynh nên chủ động đưa con đi khám.
Lưu ý là phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện hay cơ sở y tế gấp nếu trẻ có cảm giác đau buốt hay sưng bìu đột ngột, đặc biệt là trường hợp vô tình bị chấn thương ở bìu. Việc đi khám sớm còn giúp phòng ngừa và chẩn đoán một số bệnh hay biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm do lượng máu đang lưu thông bị chặn gián đoạn trong tinh hoàn xoắn. Nếu trẻ bị xoắn tinh hoàn thì cần phải xử lý gấp trong vài giờ phòng tình trạng xấu là hoại tử tinh hoàn.
Trẻ quấy khóc khó chịu khi nang nước thừng tinh khiến bìu sưng to
Đối tượng nào có nguy cơ bị nang nước thừng tinh
Thống kê cho thấy có tới khoảng 5% bệnh nhân bị nang nước thừng tinh là ở trẻ sơ sinh. Tỷ lệ này không cao song nếu phụ sản biết cách phòng ngừa thì sẽ hạn chế nguy cơ con mình mắc bệnh sớm.
Tỷ lệ mắc nang nước thừng tinh ở trẻ sinh non cao hơn so với những trẻ sinh đủ ngày.
Phụ sản bị mắc một số bệnh nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục trong quá trình mang thai.
Các bé trai vô tình bị chấn thương do hoạt động hằng ngày hay vui chơi…
Các biến chứng của triệu chứng nang nước thừng tinh ở trẻ em
Nang nước thừng tinh thường không quá nguy hiểm, ít gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của trẻ. Tuy vậy nếu các triệu chứng nang nước thừng tinh có liên quan đến các bệnh về tinh hoàn thì một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra như:
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: gây đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt hoặc tiểu không ra
- Nang viêm: gây ra đau và khó chịu ở khu vực tuyến tiền liệt
- Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: xuất hiện khối u, ung thư tuyến tiền liệt
- Thoát vị bẹn: khi một đoạn ruột bị kẹt trong thành bụng, trường hợp xấu nhất có thể là tử vong nếu không xử lý kịp thời.
Biến chứng thoát vị bẹn có triệu chứng nang nước thừng tinh
Con đường lây nhiễm nang nước thừng tinh ở bé trai
Hiện tượng nang nước thừng tinh không phải là bệnh truyền nhiễm hay bệnh di truyền nên bé trai không sợ bị lây truyền từ người thân hay người bệnh khác.
Cách thức chẩn đoán bệnh nang nước thừng tinh ở trẻ em
Khi đưa trẻ tới gặp bác sĩ, phụ huynh sẽ được hỏi về các triệu chứng và khám thực tế lâm sàng như:
- Triệu chứng xuất hiện từ khi nào? Có thay đổi gì sau vài ngày xuất hiện
- Em bé có cảm thấy đâu hay dấu hiệu khó chịu gì không?
- Bác sĩ sẽ kiểm tra bìu và bộ phận sinh dục của em bé
- Kiểm tra nguy cơ thoát vị benh bằng tác động đẩy khối nang lên phía bụng và bìu của trẻ
- Thực hiện chiếu ánh sáng đặc biệt thông qua bìu (transillumination). Nếu bé trai đang có nang nước thừng tinh thì transillumination sẽ hiển thị có chất lỏng bao quanh tinh hoàn.
Một số chỉ định thêm được bác sĩ yêu cầu như:
+ Bé được xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định nguy cơ bị nhiễm trùng hay nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn.
+ Thực hiện siêu âm để giúp loại trừ khả năng bé bị thoát vị, kiểm tra các khối u tinh hoàn(nếu có) và các nguyên nhân khác có thế đã gây sưng bìu
Các phương pháp điều trị nang nước thừng tinh ở trẻ
Đối với một số bé trai, sau một thời gian thì nang nước thừng tinh có thể sẽ tự biến mất. Nhưng lưu ý với các bé ở độ tuổi thành niên, dậy thì, nên đi gặp bác sĩ bởi khi đó mới có thể đánh giá hiện tượng nang nước thừng tinh là do đâu? hay nó có liên quan gì tới một số bệnh lý tiềm ẩn về tinh hoàn.
Các bác sĩ đang phẫu thuật loại bỏ nang nước thừng tinh ở trẻ
Nếu nang nước thừng tinh không tự biến mất thì phương pháp điều trị được chỉ định có thể là phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp phẫu thuật để loại bỏ nang nước thừng tinh kết hợp gây mê toàn thân ở trẻ em giúp loại bỏ nhanh chóng các nang nước thừng tinh bằng việc mổ rạch ở bìu hay bụng dưới, sau đó loại bỏ nang nước.
Trường hợp khác, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ nang nước thừng tinh ngay cả khi nó không gây khó chịu cho người bệnh nếu nó được chỉ định để điều trị khối u hay thoát vị bẹn.
Sau khi phẫu thuật bé trai sẽ được nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch, ăn lỏng để dễ tiêu. Một số loại thuốc kháng sinh được chỉ định truyền vào tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu kết hợp với thuốc uống. Bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc khác giúp giảm đau bằng đường uống hoặc thuốc đặt hậu môn, thuốc giảm sưng đau phù nề tại chỗ. Quan trọng nữa là phụ huynh cần theo sát việc thay băng vệ sinh vết thương và tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.
Biện pháp đề phòng nang nước thừng tinh ở trẻ
Các chuyên gia khuyến cáo hiện tượng nang nước thừng tinh ở trẻ rất dễ gặp song trẻ em không mấy để ý và chưa biết cách chăm sóc bản thân. Vậy nên các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát các biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục của trẻ, quan tâm con em của mình. Nếu bé kêu bị đau sưng, căng ở tinh hoàn thì hãy đưa bé đi khám sớm.
Biện pháp tốt nhất đề phòng bệnh nang nước thừng tinh ở bé trai và cả người trưởng thành là giữ gìn tinh hoàn và bìu tránh các tổn thương hay tác động lực. Nếu con em mình tham gia các môn thể thao đối kháng, có nguy cơ bị thương thì hãy áp dụng một số dụng cụ hay trang phục bảo hộ phù hợp bảo vệ tinh hoàn.
Bố mẹ nên gần gũi và tâm sự cùng con trai để phát hiện những bất thường về sức khỏe của trẻ
Một số câu hỏi thường gặp nang nước thừng tinh ở trẻ
Trẻ sơ sinh bị nang nước thừng tinh có nguy hiểm không?
Thực tế trẻ sơ sinh bị nang nước thừng tinh không phải là hiện tượng nguy hiểm, phần lớn sẽ tự khỏi sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên trường hợp bệnh lý khiến trẻ bị đau, sưng, khóc nhiều thì cần khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm hoặc phát hiện sớm các bệnh lý liên quan tới tinh hoàn, bẹn…
Khi nào thì trẻ em được chỉ định phải sử dụng phẫu thuật để điều trị nang nước thừng tinh?
Để trả lời chính xác câu hỏi này thì cách duy nhất là đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Thông thường nếu triệu chứng nang nước thừng tinh đã nặng hơn, em bé bị đau, các dấu hiệu sức khỏe bất thường, bìu sưng to, vướng nặng hoặc liên quan tới thoát vị bẹn, xoắn ống dẫn tinh… thì phẫu thuật loại bỏ nang nước thừng tinh là cách xử lý hiệu quả và nhanh nhất.
Nang nước thừng tinh ở trẻ tuy hiếm khi gây nguy hại tới tính mạng song nếu để lâu và không tự khỏi thì rất có thể sẽ gây chèn ép các bộ phận khác, ảnh hưởng tới sự phát triển và chức năng của tinh hoàn. Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh này là thực hiện phẫu thuật ngoại khoa. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào vì có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm về phẫu thuật, đảm bảo độ tỉ mỉ, chính xác và an toàn. Hãy liên hệ qua hotline và đặt lịch khám nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe.