Nạo phá thai bừa bãi tại các phòng khám “chui” sẽ để lại nhiều hậu nặng nề cho sức khỏe của người phụ nữ, thậm chí là tử vong và nguyên gây gây vô sinh - hiếm muộn sau này. Vậy nên đối với các trường hợp mang thai ngoài ý muốn hoặc bắt buộc phải chấm dứt thai kỳ thì nên đến các bệnh lớn để thăm khám và tư vấn phương pháp phù hơn. Vậy hiện nay có những cách phá thai an toàn, phổ biến nào, cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu ngay.
Nạo phá thai là gì?
Phá thai (bỏ thai) là phương pháp để chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm của chu kỳ mang thai, tùy theo tuổi thai sẽ có phương pháp phá thai phù hợp khác nhau. Hiện nay, phá thai ở nước ta là hợp pháp và được Bộ Y tế cho phép phá thai ngoài ý muốn đến hết tuần thứ 22 của thai kỳ.
Hình ảnh nạo phá thai
Theo thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 73 triệu ca nạo phá thai, trong đó khoảng 61% là mang thai ngoài ý muốn và 29% là trường hợp mang thai dị tật hoặc có bệnh lý bắt buộc vào chấm dứt thai kỳ. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có có gần 300.000 ca phá thai (theo báo cáo của Hội Kế hoạch hóa Gia Đình Việt Nam), điều đáng chú ý là trong đó có khoảng 60 -70% là học sinh, sinh viên ở độ tuổi 15 - 19.
Thực trạng nạo phá thai ở Việt Nam rất đáng báo động khi số ca nạo phá thai ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở tuổi vị thành niên. Chính vì vậy, việc giáo dục giới tính cho trẻ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một trong những giải pháp giảm tỷ lệ nạo phá thai hiệu quả. Điều này giúp nâng cao nhận thức và trách nhiều thanh thiếu thiếu niên về sức khỏe sản, tình dục an toàn và cách phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.
Các phương pháp phá thai hiện nay
Hiện tại có 2 phương pháp phá thai là phá thai nội khoa và phá thai ngoại khoa. Tùy thuộc tuổi thai, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chấm dứt thai kỳ an toàn.
Phá thai nội khoa
Phá thai nội khoa là phương pháp sử dụng thuốc để gây sảy thai, đôi khi còn được gọi là phá thai bằng thuốc (medication abortion) hoặc phá thai không - ngoại khoa (non-surgical abortion). Đây là một quá trình gồm nhiều bước liên quan đến 2 thuốc và/hoặc nhiều liều của 1 thuốc. Khi dùng 2 thuốc thì sẽ đạt hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn so với dùng 1 thuốc. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như riêng tư, thuận tiện và ít xâm lấn. Tuy nhiên, nếu phá thai bằng thuốc thất bại thì cần phải thực hiện phá thai ngoại khoa.
Phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc có thể được áp dụng đến tuần thai thứ bao nhiêu là thắc mắc của không ít người. Phương pháp này có thể áp dụng đối với các tuổi thai từ khi phát hiện thai trong tử cung đến hết 22 tuần tuổi. Nhưng đặc biệt có hiệu quả cao đối với các trường thai dưới 7 tuần tuổi (tỷ lệ thành công đạt tới 95%). Khi lựa chọn phá thai nội khoa, thai phụ cần đến cơ sở y tế được cấp phép để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Phá thai ngoại khoa
Phá thai ngoại khoa là biện pháp sử dụng thủ thuật để thai hoặc phôi thai ra khỏi tử cung của người mẹ trước thời kỳ sinh nở, bao gồm hút thai chân không và nong gắp thai.
- Hút thai chân không (VA) được chỉ định cho thai từ 6 - 12 tuần vô kinh, với những trường hợp chấm dứt thai kỳ do mang thai ngoài ý muốn hoặc thai phụ không thể mang thai do bệnh lý hoặc thai nhi bị dị tật, mắc bệnh. Với phương pháp này, có thể sử dụng thiết bị cầm tay (MVA) hoặc thiết bị hút chân không điện (EVA) đưa vào buồng tử cung lấy thai ra ngoài.
- Nong nạo gắp thai (D&E) được chỉ định cho thai hơn 12 tuần đến hết 18 tuần. Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ qua cổ tử cung vào buồng tử cung để gắp thai, nhau ra ngoài. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải chuyên môn sâu và kỹ năng cao hơn vì quy trình nạo phá thai có phần phức tạp hơn vô với với các phương pháp nạo phá thai bằng công cụ khác.
Lưu ý: Tuổi thai càng lớn thì quá trình thực hiện nạo phá thai càng khó hơn.
Mô phỏng hình ảnh hút thai chân không
Phá thai có nguy hiểm không?
Nạo phá thai có nguy hiểm không chắc chắn là mối quan tâm của hầu hết chị em khi tìm hiểu về vấn đề này. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy vào từng phương pháp phá thai mà sẽ có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như:
Nguy cơ của phá thai nội khoa
- Đau bụng: có thể sử dụng thuốc giảm đau, nếu cơn đau dữ dội cần đến gặp bác sĩ ngay.
- Chảy máu: nếu bị chảy máu nhiều (trong 2 giờ liên tiếp ướt đẫm 2 băng vệ sinh dày) thì cần đến cơ sở y tế để được theo dõi, một số ít trường hợp cần phải truyền máu bổ sung.
- Sốt: có thể uống thuốc hạ sốt.
- Buồn nôn và nôn: thường tự hết, nếu nhiều có thể uống thuốc chống nôn.
- Tiêu chảy: thường tự hết, nếu kéo dài có thể uống thuốc tiêu chảy và uống nhiều nước.
- Nhiễm trùng: nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng cần đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Hãy cẩn thận với những hậu quả khôn lường của việc nạo phá thai
Nguy cơ của các phương pháp phá thai ngoại khoa
Sau khi phá thai an toàn hiếm khí xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những biến chứng vẫn có thể xảy cả khi thủ thuật được thực hiện một cách chuyên nghiệp và đúng đắn. Đặc biệt, các trường hợp nạo phá thai được thực hiện tại các cơ sở hoặc thực hiện không an toàn thì sẽ nguy cơ cao gặp nhiều biến chứng.
Dưới đây là một số nguy cơ có thể gặp phải khi thực hiện phá thai bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa:
- Thai tiếp tục phát triển: trường hợp này cần phải tiếp tục thực hiện phá ngoại khoa.
- Sảy thai không trọn: thực hiện nạo phá thai nhưng vẫn còn sót sản phẩm của sự thụ thai. Tùy mức độ cụ thể và ý muốn của người phụ nữ, bác sĩ có thể chỉ định một trong số các phương pháp xử trí như chỉ theo dõi, ngậm thuốc hoặc hút buồng tử cung.
- Băng huyết: có thể do còn sót nhau, cổ tử cung bị tổn thương, bệnh lý rối loạn đông máu hoặc hiếm gặp là vỡ tử cung hoặc thủng tử cung. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây băng huyết và mức độ nặng thì cách xử trí có thể là hút lại buồng tử cung, dùng thuốc co hồi tử cung, nội soi, truyền máu, mở bụng thám sát. Tình trạng này đều không xử trí kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng do mất máu nhiều.
- Nhiễm trùng: cần nhập viện để điều trị đối với trường hợp nặng, nếu phát hiện muộn có thể dẫn đến choáng nhiễm trùng, nguy cơ bị tử vong. Bên cạnh đó, nhiễm trùng còn có thể gây vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung trong tương lai.
- Thủng tử cung: các trường hợp nghi ngờ sẽ được nội soi thám sát, nếu có tổn thương ở mạch máu, ruột hoặc các cơ quan khác cần phải thực hiện phẫu thuật mở ổ bụng để xử trí.
- Dính buồng tử cung: là nguyên nhân dẫn đến vô kinh hoặc ít kinh và tình trạng vô sinh - hiếm muộn ở nữ.
- Các biến chứng khác liên quan đến gây tê gây mê như choáng do đau, choáng do thuốc, co giật, ngưng tim ngưng thở.
Không ít người mất đi cơ hội làm mẹ vì nạo phá thai ở tuổi vị thanh niên hoặc nạo phá thai nhiều lần
Cần chuẩn bị gì khi nạo phá thai?
Trước khi thực hiện nạo phá thai, chị em cần lưu ý một số điểm sau để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn:
- Lựa chọn bệnh viện có chuyên khoa Sản Phụ khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo an toàn trong quá trình nạo phá thai.
- Thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn thời điểm và phương pháp định chỉ thai phù hợp.
- Trước khi bỏ thai nên chuẩn bị tâm lý thoải mái, ổn định và không quá lo lắng, căng thẳng.
- Khi thực hiện bỏ thai, nên có người thân bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc trong suốt thời gian trước và sau.
- Đặc biệt, người có ý định bỏ thai cần tìm hiểu các kiến thức cơ bản về phương pháp phá thai, quy trình thực hiện và biến chứng có thể gặp phải, các dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ để can thiệp sớm.
Làm sao để ngăn ngừa biến chứng sau nạo phá thai?
Để ngăn ngừa các hậu quả nạo phá thai, người phụ nữ nên làm gì sau khi nạo phá thai. Dưới đây là nguyên tắc cần tuân thủ để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng:
- Sau khi tiến hành thủ thuật đình chỉ thai cần thực hiện nghỉ ngơi 1 - 6 giờ.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống các loại thuốc ngoài đơn được kê.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hằng ngày bằng nước rửa phụ khoa và thay băng vệ sinh tối thiểu 4 lần/ngày hoặc lúc bẩn.
- Kiêng quan hệ tình dục ít nhất là 14 ngày sau khi phá thai.
- Tái khám đúng lịch.
Nghỉ ngơi và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sau phá thai để sớm hồi phục sức khỏe
Khi nào cần gặp bác sĩ sau nạo phá thai?
Sau phá thai, hầu hết các trường hợp đều gặp phải tình trạng đau bụng dưới lâm râm và ra máu âm đạo ít. Lúc này, chị em không cần quá lo lắng mà thay vào đó hãy chú ý nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi.
Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây sao khi nạo phá thai thì chị em cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
- Sốt cao kèm ớn lạnh.
- Các cơn đau bụng không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng tăng.
- Xuất huyết nặng, kéo dài và lượng máu chảy ra không có xu hướng giảm.
- Dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu hoặc màu sắc bất thường.
- Vùng kín nóng rát, ngứa ngáy và bị tiểu buốt.
Làm sao để loại bỏ nỗi ám ảnh mang thai ngoài ý muốn?
Nạo phá thai nhiều lần để lại nhiều hậu quả khôn lường, đặc biệt là ở giới trẻ. Ngoài ra, ngay cả khi thực hiện nạo phá thai an toàn, các biến chứng vẫn có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của người phụ nữ. Chính vì vậy, chị em phụ nữ hãy chủ động áp dụng các biện pháp tránh thai để tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn.
Một số biện pháp tránh thai mà các chị em phụ nữ có thể tham khảo lựa chọn như:
- Sử dụng bao cao su (cho nam hoặc nữ) khi quan hệ tình dục.
- Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sau có phát sinh quan hệ.
- Sử dụng tránh thai hằng ngày.
- Đặt vòng tránh thai.
- Cấy que tránh thai.
- Miếng dán tránh thai.
- Triệt sản vĩnh viễn (thắt ống dẫn trứng với nữ và cắt ống dẫn tinh với nam).
Một cách phòng tránh mang thai ngoài ý muốn giúp giảm tỷ lệ nạo phá thai
Phá thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể cướp đi cơ hội được làm mẹ nếu thực hiện nạo phá thai tại những cơ sở, phòng thiếu uy tín và kém chất lượng. Do đó, chị em lỡ mang thai ngoài ý muốn cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn cơ sở y tế uy tín được Bộ Y tế cấp phép để phá thai an toàn và tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề đình chỉ thai kỳ hãy liên hệ với Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ nhé. Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng điền thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.