Nghẹt mũi kéo dài là biểu hiện biểu hiện khá phổ biến nhưng có thể ẩn chứa nhiều vấn đề về mặt sức khoẻ. Cụ thể, bệnh có thể liên quan đến tiền sử viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan,... đến những bất thường cấu trúc bên trong mũi. Để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu nguy cơ các biến chứng nguy hiểm, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nghẹt mũi kéo dài là gì?
Thông thường, nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc triệu chứng sinh lý bình thường không cần điều trị, có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Nghẹt mũi kéo dài là tình trạng mũi bị tắc nghẽn liên tục, không tự khỏi sau 21 ngày. Điều đáng nói là đây không phải biểu hiện độc lập mà thường đi kèm các triệu chứng khác như đau tai, ù tai, đau họng,....

Nghẹt mũi kéo dài là biểu hiện có thể báo hiệu nhiều vấn đề sức khoẻ nguy hiểm
Nhìn chung, đây là tình trạng khá phổ biến trên thực tế lâm sàng. Không ít người trưởng thành đều có biểu hiện này ít nhất một lần trong năm. Vấn đề sức khoẻ này có thể xuất hiện dưới dạng biến chứng của các bệnh viêm xoang mãn tính, dị ứng, lệch vách ngăn mũi,… Hoặc ngược lại, nghẹt mũi kéo dài xuất hiện như một biến chứng độc lập nhưng nếu không được điều trị sẽ tiến triển thành nghẹt mũi mãn tính, viêm xoang hay viêm tai giữa.
Nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi kéo dài
Nghẹt mũi kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các trường hợp nghẹt mũi cấp tính chỉ kéo dài dưới 10 ngày, chủ yếu do cảm lạnh, cảm cúm hay virus. Ngược lại, nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần thường liên quan đến các bệnh lý như:
- Viêm xoang mãn tính: Khi các xoang bị viêm, dịch mũi ứ đọng, gây tắc nghẽn. Bệnh nhân thường có triệu chứng khó thở, tắc mũi, đau vùng mặt, ngửi kém,...
- Dị ứng: Tiếp xúc với phấn hoa, bụi nhà, lông thú cưng hoặc khói bụi đô thị làm nguy cơ nghẹt mũi tăng cao hơn 25% so với người sống ở vùng nông thôn.
- Lệch, vẹo vách ngăn mũi: Cấu trúc mũi bất thường khiến luồng khí lưu thông trong đường thở kém, khiến người bệnh khó thở, nghẹt mũi
- Viêm amidan: Amidan bị viêm sưng to, có thể chèn ép vào đường thở. Đồng thời, niêm mạc vùng mũi - họng bị kích thích tăng tiết dịch nhưng dịch không thoát được ra ngoài gây tắc nghẽn mũi.
- Viêm mũi dị ứng: Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, bụi, lông thú...), hệ miễn dịch phản ứng quá mức, giải phóng histamine. Hoạt chất này làm giãn mạch máu trong niêm mạc mũi, gây sưng nề, tăng tiết dịch nhầy khiến người bệnh nghẹt mũi
- Polyp mũi: Khối u lành tính trong niêm mạc làm tăng tổng nghẹt mũi.
Triệu chứng nghẹt mũi kéo dài
Như đã nhắc đến ở trên, tình trạng nghẹt mũi dai dẳng thường đi kèm với các biểu hiện liên quan như:
- Giọng nói có âm mũi, khá khó nghe
- Sổ mũi, hắt hơi liên tục, chảy dịch mũi trong hoặc đục
- Đau đầu (đối với người bệnh viêm xoang)
- Giảm khứu giá, khó ngửi mùi.
- Ngáy to, khó thở khi ngủ
- Ngủ không sâu giấc, khó vào giấc
- Ho hoặc đau tai

Ngoài khó thở, người bệnh có thể bị ho liên tục
Nghẹt mũi kéo dài có nguy hiểm không?
Có. Tình trạng này tuy không đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh nhưng vẫn có thể gây ra các bất tiện trong cuộc sống như:
- Khó thở, mất ngủ: Nghẹt mũi liên tục làm giấc ngủ kém sâu dễ làm cho người bệnh cảm thấy mất tập trung, mệt mỏi.
- Giảm khứu giác, vị giác: Niêm mạc mũi bị viêm kéo dài là tiền đề khiến người bệnh không ngửi thấy mùi hương hoặc mất khả năng nhận biết mùi vị.
Ngoài ra, dịch mũi ứ đọng lâu ngày dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh gây nhiễm trùng xoang hay chảy ngược vào tai gây viêm tai giữa,...

Ngạt mũi liên tục có thể khiến bệnh nhân mất ngủ, ngủ không sâu
Điều trị nghẹt mũi kéo dài như thế nào?
Dựa vào nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp chăm chăm sóc tại nhà hoặc phải nhờ đến các phương pháp y tế như sau:
Chăm sóc sức khoẻ tại nhà
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả, giúp loại bỏ dịch nhầy, làm thông thoáng mũi. Ước tính có khoảng 80% trường hợp nghẹt mũi nhẹ cải thiện khi rửa mũi 2-3 lần/ngày bằng dung dịch muối 0,9%.
- Xông hơi: Bạn có thể hít hơi nước nóng kết hợp với tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp trong 10-15 phút giúp làm loãng dịch mũi, giảm tắc nghẽn.
Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật
Nếu nghẹt mũi do viêm xoang hoặc dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc xịt mũi chứa corticosteroid để giảm viêm. Ngoài ra, các loại thuốc xịt co mạch, kháng sinh cũng có thể được bác sĩ kê đơn bổ sung.
Đối với các ca bệnh nghẹt mũi do lệch vách ngăn hoặc polyp mũi, bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, cắt bỏ khối u,...
Có thể nói, nghẹt mũi kéo dài không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên để hạn chế các rủi ro về mặt sức khoẻ, bạn nên đến các Bệnh viện lớn để được các bác sĩ tư vần và hướng dẫn đẩy lùi triệu chứng hiệu quả, phù hợp.