Ngôi thai đầu là gì? Dấu hiệu và cách nhận biết ngôi thai thuận

Triệu Thị Kim Anh

03-07-2024

goole news
16

Ngôi thai đầu hay còn gọi là ngôi thai thuận là một trong những vị trí thai nhi thuận lợi cho việc sinh thường. Vậy mẹ cần lưu ý những gì khi thai nhi có ngôi thai đầu?

Ngôi thai đầu là gì?

Ngôi thai đầu vốn được xem là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở khi mẹ bầu chuyển dạ. Trên thực tế, nhiều người phụ nữ lần đầu làm mẹ không biết ngôi thai đầu là gì và như vậy có phải là ngôi thai thuận lợi cho việc sinh nở không.

Ngôi thai đầu là khi đầu thai nhi hướng về phía âm hộ của mẹ, mông và chân thai nhi hướng về ngực mẹNgôi thai đầu là khi đầu thai nhi hướng về phía âm hộ của mẹ, mông và chân thai nhi hướng về ngực mẹ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, vị trí của ngôi thai nhi sẽ quyết định rất nhiều đến phương pháp sinh con của người mẹ đó là sinh thường hay sinh mổ. Khi thực hiện siêu âm xác định vị trí ngôi thai mà được kết quả là ngôi thai đầu (ngôi thai thuận) thì có nghĩa lúc này đầu thai nhi hướng về phía âm hộ của mẹ, mông và chân thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé đi ra dễ dàng hơn. Tùy theo vị trí của bé, ngôi thai đầu được chia thành các dạng như sau:

  • Ngôi thai đầu hạ vị: Đây là ngôi mà thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống khu vực phía hạ vị, thành ngôi thai thuận, trường hợp này có thể theo dõi để sinh thường thuận lợi nhất khi chuyển dạ.
  • Ngôi thóp: trường hợp này xảy ra khi đầu thai nhi sẽ ở lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm
  • Ngôi đầu trán: Thai nhi ngửa đầu lên theo trục của thai nhi.
  • Ngôi mặt: thai nhi sẽ ngửa đầu lên nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước gần với phía cổ tử cung.
  • Ngoài ngôi đầu hạ vị, các ngôi còn lại mặc dù là ngôi đầu nhưng với thai nhi cúi đầu thường sẽ không tốt để chuẩn bị đi qua ngả âm đạo nên có thể gây ra những khó khăn trong lúc sinh nở. Vì vậy, tùy vào trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ thích hợp cho mỗi mẹ bầu để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Các dạng ngôi thai đầuCác dạng ngôi thai đầu

Dấu hiệu ngôi thai thuận?

Khi bước sang tuần 28 trở đi, thai phụ cần đi siêu âm để biết chính xác nhất việc thai đã xoay đầu để thành ngôi thai thuận hay chưa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dự đoán điều này thông qua hình dáng bụng bầu bên ngoài, vị trí thai máy, các cử động tay, chân của bé trong bụng mẹ.

Nếu thai đã quay đầu ngôi thuận bụng mẹ sẽ thay đổi thành hình ô van, kéo từ phía trên ngực mẹ xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Khu vực phía trên tử cung, bác sĩ sẽ thấy mông thai nhi, còn phần dưới tử cung là hình tròn và cứng. Hai bên sườn là lưng, tay, chân của thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể chú ý xem hiện tại thai nhi đang đạp ở phần trên bụng hay dưới bụng nhiều hơn. Có khoảng hơn 80% thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần 28 hoặc thai 29 tuần ngôi đầu, 20% còn lại sẽ quay đầu sớm hoặc muộn hơn mốc thai kỳ này.

Một dấu hiệu ngôi thai thuận nữa đó là mẹ bầu cảm thấy tăng áp lực vùng bụng dưới dó thai nhi quay đầu để thành ngôi thai thuận, áp lực sẽ đè lên bụng dưới, bởi đây là nơi tạo nếp gấp khi ngồi. Có thể không phải mẹ bầu nào cũng cảm nhận được điều này, vì còn phụ thuộc vào thành bụng mỗi người dày hay mỏng.

Mẹ có thể biết thai thuận nhờ hình dạng bụng, vị trí thai máy,... Mẹ có thể biết thai thuận nhờ hình dạng bụng, vị trí thai máy,... 

Nhận biết ngôi thai đầu như nào?

Thực tế, có nhiều phương pháp để xác định ngôi của thai. Dưới đây là một vài phương pháp xác định phổ biến mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ cho mẹ bầu: 

Siêu âm

Đây là phương pháp hiện đại và có độ chính xác cao. Vậy thời điểm nào là lý tưởng để xác định chính xác ngôi thai? 

Từ tuần 28 trở đi, thai nhi sẽ phát triển và quay đầu xuống dưới âm hộ của mẹ. Mặc dù vậy, mỗi thai nhi sẽ có thời gian thực hiện xoay ngôi khác nhau. Thông thường ngôi thai sẽ ổn định và vào đúng vị trí vào khoảng tuần 35 của thai kỳ. Đây là thời điểm lý tưởng để siêu âm xác định ngôi thai. 

Ngoài ra, siêu âm không chỉ giúp mẹ xác định ngôi thai thuận hay ngược mà còn cung cấp những thông tin quan trọng khác như: Cân nặng, chiều dài, tình trạng phát triển, tình trạng nước ối,... Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá chính xác sự phát triển của thai nhi diễn ra như thế nào. 

Siêu âm là cách xác định ngôi thai chính xác nhấtSiêu âm là cách xác định ngôi thai chính xác nhất

Nhận biết qua cử động của thai nhi

Nhờ vị trí thai máy, cử động chân tay của thai nhi mà dự đoán thai nhi. Tuy nhiên, nhận biết bằng cách này khá khó nên mẹ bầu cần rất để ý. Nếu thai nhi đạp trên bụng có nghĩa là đã quay đầu về đúng vị trí (ngôi thai đầu). Nếu thai nhi đạp bụng phía dưới thì vẫn chưa xoay về đúng vị trí. 

Mặc dù vậy, đây không phải là cách nhận biết thai nhi ngôi đầu chính xác hoàn toàn. 

Đoán ngôi thai bằng tay

Phương pháp này sử dụng tay để nhận biết ngôi thai đã xoay đầu hay chưa. Với cách này, mẹ cần có thêm sự hỗ trợ của người khác. 

Sau khi mẹ nằm xuống, người hỗ trợ sẽ thực hiện theo các bước sau: 

  • Bước 1: Đặt tay nhẹ và đáy tử cung của mẹ bầu, sau đó từ từ đẩy nhẹ lên phía bụng. Nếu thấy cứng ở phía đáy tử cung thì đó là đầu của thai nhi. 
  • Bước 2: Hai tay lần lượt vào bên phải và trái vùng bụng bầu. Một tay nắn bụng nhẹ nhàng, một tay giữ nguyên, làm lần lượt hai bên. Từ đó xác định lưng của em bé và xác định rõ dạng ngôi thai đầu nào. 

Mặc dù vậy, cách nhận biết qua cử động thai hoặc đoán bằng tay không phải ai cũng có thể cảm nhận được và chính xác. Do đó, ít khi dựa vào những yếu tố này để xác định ngôi thai mà sẽ xác định bằng cách siêu âm. 

Có thể dùng tay nhận biết ngôi thai đã xoay đầu hay chưaCó thể dùng tay nhận biết ngôi thai đã xoay đầu hay chưa

Ngôi thai bất thường có gì lưu ý?

Ngôi thai bất thường là tình trạng thai nhi nằm ở tư thế khác với ngôi đầu. Mỗi loại ngôi thai bất thường sẽ có những nguy cơ và biến chứng riêng, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi mang thai ngôi thai bất thường:

  • Theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên: Việc khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp phát hiện sớm ngôi thai bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Tìm hiểu thông tin: Tham khảo ý kiến bác sĩ và các nguồn thông tin uy tín để hiểu rõ về tình trạng ngôi thai bất thường của bản thân, bao gồm các nguy cơ, biến chứng và phương pháp xử lý.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, tuổi thai, và các yếu tố khác để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp, có thể bao gồm tập thể dục xoay thai, sinh mổ chủ động,...
  • Chuẩn bị tinh thần: Mẹ bầu cần chuẩn bị tinh thần cho khả năng sinh mổ, cũng như các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình sinh nở.
  • Giữ tinh thần lạc quan: Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi.

Ngoài những lưu ý trên, mẹ bầu cũng cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, đau bụng dữ dội, thai cử động ít,... và đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải các tình trạng này.

Mẹ cần lưu ý theo dõi sức khoẻ khi ngôi thai bất thườngMẹ cần lưu ý theo dõi sức khoẻ khi ngôi thai bất thường

Ngôi thai thuận sớm là sinh sớm?

Nếu thai nhi chuyển sang ngôi đầu từ tuần 28 trở đi thì mẹ bầu đang có một thai kỳ phát triển hoàn toàn bình thường và có thể yên tâm chờ đến ngày chuyển dạ, khả năng sinh thường sẽ cao hơn (nếu là bé đầu và chưa từng sinh mổ)

Nhiều người thắc mắc thai quay đầu sớm có phải là dấu hiệu của việc chuyển dạ sớm? Điều này là không đúng, bởi nếu bé chuyển ngôi thai mà không đi kèm theo các triệu chứng khác của cơn đau đẻ hay các dấu hiệu bất thường như đau lưng vùng dưới, sưng nề, ra dịch hồng thì bạn hoàn toàn yên tâm đợi đến khi thai nhi đủ ngày đủ tháng chào đời.

Ngôi thai nhi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc chuyển dạ và quyết định đến phương pháp sinh. Ngôi thai không thuận sẽ dẫn đến khó sinh, cần chỉ định mổ nếu các biện pháp can thiệp không có tác dụng. Chính vì vậy, ở những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai để biết được vị trí ngôi thai, các biện pháp cần can thiệp để ngôi thai xoay thành ngôi thuận nếu như đang ở vị trí không thuận lợi cho việc sinh nở. 

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn khi vượt cạn, Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói. Với gói thai sản này, mẹ bầu sẽ được khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ngôi thai đầu - thai sản trọn gói Bệnh viện Phương Đông

Phương Đông cung cấp đầy đủ các gói thai sản trọn gói từ 12 tuần

 Khi chuyển dạ, mẹ sẽ được thực hiện các kỹ thuật giảm đau khi sinh và sau sinh như: gây tê ngoài màng cứng, gây tê thần kinh thẹn (áp dụng với đẻ thường), điều trị đau sau mổ (áp dụng với đẻ mổ) giúp mẹ phục hồi nhanh hơn sau sinh. Đặc biệt, Vinmec đang triển khai các dịch vụ chiếu tia Plasma giúp các vết thương mau lành như: vết mổ lấy thai, vết khâu tầng sinh môn, cuống rốn trẻ em và tránh tình trạng sưng đỏ do cương sữa, nhiễm trùng, khô, phẳng, mép liền đẹp, ít đau, không thâm tím, không lồi.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản tại  Phương Đông thì hãy đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc liên hệ tới HOTLINE 19001806  để được phục vụ.

>>>> ĐỌC THÊM:

Vì sao thai sản trọn gói Phương Đông lại hấp dẫn mẹ bầu đến vậy?

5 lý do mẹ bầu nên chọn "Thai sản trọn gói" ở Bệnh viện Phương Đông 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
14,631

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám