Ngôi thai ngược là gì? Dấu hiệu thai nhi quay đầu ngôi ngược

Đào Thị Huyền

06-07-2024

goole news
16

Ngôi thai ngược ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, thậm chí có thể gây tử vong với thai nhi và tăng nguy cơ tai biến với mẹ. Vậy ngôi thai ngược là gì? Dấu hiệu thai nhi quay đầu ngôi ngược. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.

Ngôi thai ngược là gì?

Thông thường, khoảng tuần 34-36 tuần của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu xoay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên có khoảng 3%-5% số thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí của mình, không quay đầu dù đã đủ tuần tuổi chào đời. Các trường hợp như vậy gọi là thai nhi nằm ngược (ngôi thai ngược).

Ngôi thai ngược là phần đầu của bé sẽ ở phía trên gần ngực của mẹ, chân hoặc phần mông của thai nhi xuống phía dưới, vùng xương chậu của mẹ. Ngôi thai ngược có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Có những loại ngôi thai ngược nào?

Ngôi thai ngược được chia thành 2 loại: Ngôi ngược hoàn toàn và ngôi ngược không hoàn toàn:

Ngôi ngược hoàn toàn: Đùi gập vào người giống tư thế ngồi xổm và đầu gối của bé co lại,  phần mông của con đi ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên. 

Ngôi ngược không hoàn toàn:

  • Kiểu mông: Mông của thai nhi hướng xuống dưới khung chậu của mẹ, 2 chân duỗi thẳng chân vắt ngược lên đầu.
  • Kiểu chân: 2 chân duỗi thẳng.
  • Kiểu đầu gối: Trường hợp thai quỳ gối trong tử cung của mẹ.

Dấu hiệu ngôi thai ngược

Dưới đây là những dấu hiệu thai ngôi ngược mà có thể nhiều mẹ bầu gặp phải:

  • Thấy mông hoặc chân ra trước.
  • Sờ vào vùng bụng trên của mẹ sẽ cảm nhận được đầu của thai nhi.
  • Cảm giác cứng ngay dưới sườn và rất khó chịu vì nó.
  • Màng ối đã vỡ và xuất hiện phân su trào ra.
  • Sa dây rốn.
  • Bất thường biểu đồ đo cơn gò - tim thai.

Dấu hiệu ngôi thai ngược

Thai ngôi ngược là gì?

Nguyên nhân ngôi thai ngược

Nguyên nhân nào dẫn đến ngôi thai bị ngược? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi phát hiện ra ngôi thai ngược tuần 32. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải.

Sinh non: Quá trình chuyển dạ và sinh nở bắt đầu ở tuần thứ 35 của thai kỳ, nếu sinh trước tuần này thì nhi chưa kịp xoay đầu xuống.

Đa ối hoặc thiếu ối: Nước ối ít khiến thai nhi bị kẹt, không có không gian để quay đầu. Nước ối nhiều khiến bé có thể xoay chuyển ở bất cứ vị trí nào vào tuần cuối thai kỳ.

Tử cung, dạ con của mẹ có hình dạng bất thường:  Nếu mẹ có tử cung phát triển không đầy đủ, vị trí bám rau thấp, khung xương chậu hẹp, tử cung đôi, tử cung có hình ống, có vách ngăn khi sinh con đều khó có ngôi thai thuận.

U xơ tử cung: Nếu mẹ bị u xơ tử cung, quá trình ngày 1 lớn cũng làm ảnh hưởng đến quá trình ngôi thai xoay thuận.

Mẹ mang thai nhiều lần: Mẹ càng sinh nhiều con thì khả năng co giãn kém của tử cung sẽ không tạo được không gian thoải mái để cho quay thuận thai.

Các vấn đề về dị tật bẩm sinh: các vấn đề về não như: tràn dịch não, hội trứng Down, đường tiêu hóa, bệnh tim mạch… cũng là nguyên nhân khiến ngôi thai bị ngược.

Đa thai, thai 3: Không gian trong bụng mẹ sẽ phải chia cho các thai nhi khiến con bị hạn chế hoạt động, không đủ diện tích để xoay chuyển hay quay thuận thai, vùng vẫy.

Ngôi thai ngược là gì? Dấu hiệu thai nhi quay đầu ngôi ngược

Đa thai là một trong những yếu tố khiến ngôi thai bị ngược.

Dây rốn ngắn: Thai nhi bị dây rốn quấn cổ, dây rốn nối từ bé với bánh nhau quá ngắn gây khó khăn cho việc quay đầu xuống dưới của em bé.

Mẹ hút thuốc lá nhiều: Mẹ lạm dụng thuốc là cũng là một trong những nguyên nhân khiến thai nhi không thuận.

Các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến thai ngôi ngược

  • Đa thai.
  • Thể tích nước ối bất thường: thiếu ối, đa ối.
  • Bé có bất thường về dây rốn.
  • Đã từng sinh nhiều con nhất là sinh mổ.
  • Tử cung của mẹ có bất thường.
  • Nhau tiền đạo.
  • Mẹ từng bịgãy xương chậu trước đó hoặc khung chậu nhỏ hoặc có chấn thương.

Ngôi thai ngược có nguy hiểm không?

Ngôi thai ngược là tình trạng bất thường của thai nhi, các trường hợp có thể xảy ra khi mang ngôi thai ngược được coi là nguy hiểm gồm:

Dễ xảy ra vỡ nước ối trước và sau khi có dấu hiệu đau đẻ, lúc này cuống nhau thai sẽ theo nước ối đi ra ngoài dẫn đến tình trạng cạn ối, thai nhi thiếu oxy gây ngạt và tử vong.

Thông thường ở ngôi thuận đầu của bé sẽ đi ra trước, sau đó sẽ đến vai, chân đi ra sau. Đối với ngôi thai ngược, phần mông hoặc chân của bé sẽ ra ngoài trước, rồi đến vai, đầu. Khi chân hoặc mông của bé ra trước với trường hợp xử lý không khéo có thể dẫn đến bé bị ngạt thở. Trường hợp nặng khiến bé bị gãy tay chân do không thể ra khỏi cơ thể mẹ một cách thuận tiện.

Ngôi thai ngược

Hình ảnh ngôi thai ngược tuần 38.

Xem thêm:

Khi mang thai ngôi ngược cần làm gì?

Nhiều thai phụ thường thắc mắc liệu có cách nào để chuyển ngôi thai từ ngược sang thuận không? 

Trên thực tế có kỹ thuật xoay thai, bao gồm hai loại là ngoại xoay thai và nội xoay thai. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi Bác sĩ sản khoa phải có kỹ năng và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đồng thời, yêu cầu rất nghiêm ngặt về môi trường vô khuẩn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng trong tử cung cho mẹ bầu. Phương pháp này có tiềm ẩn nhiều nguy cơ như vỡ tử cung, suy thai,... do đó không được khuyến khích thực hiện.

Đối với các trường hợp bị ngôi thai ngược, cần phải hết sức chú ý, quan tâm đến thai phụ, đặc biệt là trong giai đoạn sinh bé. 

Thai phụ cần phải thường xuyên thăm khám và nên lựa chọn bệnh viện uy tín để được các Bác sĩ chuyên khoa tư vấn, tham khảo phương pháp giúp thai nhi có thể tự quay đầu về ngôi thuận. Điều quan trọng nhất vẫn là có sự chẩn đoán sớm và quá trình theo dõi thai kỳ an toàn.

Những cách giúp mẹ xoay ngôi thai ngược

Nếu được chẩn đoán ngôi thai ngược mẹ có thể áp dụng một trong cách sau đây để biết cách xoay ngôi thai ngược:

Giơ chân lên cao: Mẹ nằm xuống và giơ 2 chân lên cao, lúc này thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ tự chuyển ngôi thai. Mẹ có thể áp dụng tư thế này từ tuần thứ 30 của thai kỳ và tập 3 lần mỗi ngày.

Gập người: Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chống chân lên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37 thai kỳ  trở về sau để giúp đổi ngôi thuận.

Nằm nghiêng: Nằm nghiêng khi ngủ không làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy nuôi thai và có thể giúp bé dễ xoay đầu hơn.

Bài tập độ nghiêng ngôi mông: Mẹ bầu nên thực hiện bài tập độ nghiêng ngôi mông bằng cách nằm xuống và sử dụng gối để hỗ trợ, nâng hông lên cao khoảng 3cm đến 4cm so với mặt phẳng. Nên duy trì tư thế này trong khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày để kích thích em bé xoay đầu.

Bơi lội: Bơi lội cũng là phương pháp có thể giúp em bé xoay đầu đúng hướng. Mẹ có thể bơi lội trong suốt thai kỳ hoặc bắt đầu từ tuần thứ 30.

Ngoài ra, một số phương pháp tự nhiên giúp xoay đầu ngôi thai ngược như: cho bé nghe nhạc, chườm nóng, chườm lạnh

Trong y khoa, để bé chào đời theo ngôi thai thuận, các kỹ thuật thường được áp dụng là: thủ thuật ECV và kỹ thuật Webster.

Lưu ý: Khi biết mang thai ngôi thai ngược, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi áp dụng các phương pháp trên, không tùy tiện thực hiện theo khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Trường hợp áp dụng không đúng gây sảy thai, thai lưu, sinh non.

Cho con nghe nhạc cũng giúp thai nhi quay về đúng vị trí

Cho bé nghe nhạc là phương pháp một tự nhiên giúp xoay đầu ngôi thai ngược.

Thai sản trọn gói Phương Đông - Lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu

Đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói Phương Đông, mẹ bầu không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn được hưởng chế độ chăm sóc, theo dõi thai kỳ toàn diện cùng nhiều tiện ích tối ưu nhất như:

- Mẹ được theo dõi, chăm sóc thai kỳ kỹ lưỡng, đặc biệt được sự  tư vấn nhiệt tình bởi các chuyên gia sản khoa đầu ngành giàu kinh nghiệm.

- Hưởng trọn vẹn quyền lợi sử dụng các dịch vụ như: thăm khám, siêu âm, xét nghiệm thường quy, theo dõi tim thai, tiêm phòng…

- Hệ thống giường, phòng mổ, phòng sinh, phòng chăm sóc em bé sau sinh… sạch sẽ, hiện đại, an toàn tuyệt đối.

- Bố mẹ không cần tay sách nách mang khi đến viện sinh bởi bệnh viện đã chuẩn bị hành đầy đủ từ A-Z.

- Được tham gia các lớp học tiền sản miễn phí cùng với những kiến thức bổ ích về phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc em bé. Trực tiếp các bác sĩ Phụ sản đầu ngành đứng lớp.

- Sau sinh mẹ được phục vụ suất ăn tận giường, đảm bảo an toàn, vệ sinh, đa dạng món ăn, hợp khẩu vị cho các mẹ.

- Bố mẹ đều được áp da với con ngay từ khi chào đời.

- Sau sinh, con  yêu được tiêm đầy đủ các mũi tiêm quan trọng tại Trung tâm Tiêm chủng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

- Kiểm tra sau sinh tổng quát: đo cân nặng, chiều cao, thính lực… Test sàng lọc sau sinh giúp phát hiện sớm cácbệnh lý nội tiết, các rối loạn chuyển hóa.

- Mẹ được tặng album ảnh và video Nhật ký vượt .

-  Áp dụng đồng thời bảo hiểm y tế + chương trình ưu đãi tại viện.

Với dịch vụ thai sản trọn gói tại BVĐK Phương Đông, Bệnh viện Phương Đông sẽ là địa chỉ uy tín để các bà mẹ tin tưởng và lựa chọn. Để được tư vấn chi tiết về các gói thai sản hoặc các ưu đãi khuyến mại, Quý khách vui lòng liên hệ số hotline 1900 1806.

Hy vọng qua bài viết trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã giải đáp được thắc mắc ngôi thai ngược là gì? Dấu hiệu thai nhi quay đầu ngôi ngược. Để quá trình mang thai và sinh con không ảnh hưởng đến mẹ và em bé, thai sản trọn gói Phương Đông là sự lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu đặc biệt mẹ đang gặp phải tình trạng ngôi thai ngược. Mọi thắc mắc cần giải đáp cũng như đăng ký gói thai sản vui lòng gọi 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,977

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám