Người bị nhiễm Giardia do nguyên nhân nào gây ra?
Tổng quan thông tin khi bệnh nhân nhiễm Giardia
Một căn bệnh rất thường gặp khi người bệnh nhiễm ký sinh đến bào ruột trên đó là nhiễm Giardia. Bệnh phát triển là do trùng roi Giardia lamblia gây ra. Bệnh có thể sinh sôi và phát triển ở bất cứ đâu trên khắp thế giới chỉ cần nơi đó bị ô nhiễm vệ sinh. Thông thường trẻ em sẽ là đối tượng mắc bệnh nhiều hơn số với người lớn. Bởi hệ miễn dịch (AIDS) trong cơ thể trẻ vẫn còn kém nên rất dễ mắc bệnh và kéo dài trong một thời gian dài khiến bệnh thêm nặng hơn.
Qua phương thức xét nghiệm cho thấy 1 - 30% tỷ lệ trung bình ký sinh trùng có trong phân và chúng có thể lớn hơn nữa tùy thuộc và độ tuổi. Ở một số nước phát triển như Mỹ và Anh, nhiễm Giardia phần lớn chỉ xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi và độ tuổi từ 25 đến 39 tuổi, từ tháng 7 đến tháng mười của mỗi năm chính là thời điểm có nhiều người Nhiễm Giardia.
Dịch tễ tái phát lớn và lan rộng ra khắp các khu vực lân cận khi môi trường sống ở đó đang bị ô nhiễm, cụ thể là nguồn nước sinh hoạt bẩn, các đồ ăn hay thức uống không đảm bảo vệ sinh về an toàn thực phẩm.
Bình thường người mắc bệnh với số lượng ít, lẻ tẻ là do trong thức ăn đã nhiễm thể kén nhưng không biết nên đã ăn phải. Cũng có thể là do lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc với người đang nhiễm Giardia, hay lây qua đường tình đục và miệng; đặc biệt là các khu tập thể nơi có nhiều người sinh hoạt trong một môi trường đông đúc, chật hẹp.
Nhiễm Giardia do trùng roi Giardia lamblia ký sinh tại niêm mạc ruột
Người nhiễm Giardia là do nguyên nhân từ đâu gây ra?
Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân khiến người bệnh nhiễm Giardia. Nguyên nhân đó có thể là do không cố ý gây ra mà bản thân bệnh nhân không hề hay biết.
- Tiếp xúc trong khoảng cách rất gần với người đang bị nhiễm Giardia mà không có các đòi bảo hộ như khẩu trang hoặc găng tay.
- Các loại đồ ăn thức uống bẩn không đảm bảo về vệ sinh an toàn, thường xuyên ăn các đồ sống hoặc chưa được nấu chín kỹ mà mới chỉ nấu tái; lúc này ký sinh trùng chưa được loại trừ hoàn toàn.
- Có quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ ăn toàn kỹ lưỡng, đặc biệt là quan hệ qua hậu môn nhất là ở những người đồng giới.
Người nhiễm Giardia thường xuất hiện những triệu chứng nhận biết nào?
Cơ thể mắc các bệnh liên quan về đường tiêu hóa là do vi khuẩn Giardia lamblia ký sinh ở niêm mạc ruột trong cơ thể bệnh nhân, hoặc môi trường số cơ quan như túi mật và gan cũng là nơi ký sinh trùng có trẻ em sinh trưởng và phát triển tốt. Khi nhiễm Giardia xuất hiện rất nhiều các triệu chứng lâm sàng đa dạng khác nhau.
Ở một số người khi cơ thể đã bị nhiễm ký sinh trùng rồi nhưng trong quá trình bệnh phát triển lại không xuất hiện bất cứ triệu chứng hay biểu hiện khác lạ nào cả. Vì vậy người bệnh không biết là bản thân đang nhiễm Giardia, khi tiếp xúc với nhiều người ngoài cộng đồng làm lây nhiễm khiến nguồn lây bệnh khó mà kiểm soát được.
Bệnh nhân nhiễm Giardia khi xuất hiện các biểu hiện còn căn cứ phụ thuộc vào mức độ của bệnh đang trong tình trạng cấp tính, bán cấp hay đã đến mức độ mãn tính. Người mắc bệnh ở mức độ nào lại còn tùy thuộc vào hệ miễn dịch trong cơ thể, thể trạng ban đầu là khỏe hay yếu. Nếu thể trạng ban đầu vốn đã không được khỏe là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng trong cơ thể phát triển sinh sôi nảy nở.
Các triệu chứng lâm sàng thường xuyên xuất hiện ở người nhiễm Giardia như: hay mơ màng, ở trẻ em khiến cơ thể khó mà hấp thụ các chất dinh dưỡng dẫn đến quá trình sinh trưởng phát triển của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trẻ chậm phát triển do nhiễm Giardia không thể hấp thụ chất dinh dưỡng
- Đối với người nhiễm Giardia ở mức độ cấp tính
Cơ thể sẽ ủ bệnh trong khoảng thời gian từ 7 đến 14 ngày, trong thời gian này cơ thể người bệnh sẽ không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nào cả. Sau khoảng thời gian ủ bệnh là lúc các biểu hiện dần xuất hiện bao gồm: tiêu chảy nhiều lần trong ngày, mỗi lần vệ sinh số lượng phân không nhiều và xuất hiện bọt nhiều mỡ cùng mùi hôi bốc lên. Sau đó kéo dài tình trạng đau bụng âm ỉ cơ thể dần trở nên mơ hồ, buồn nôn và sau một thời gian cơ trẻ em bị sút cân gầy đi.
Ngoài ra, cũng có một số dấu hiệu rất ít khi gặp hơn như ngấy sốt nhẹ, khắp bề mặt da nổi mề đay, táo bón không thể đi ngoài. Các triệu chứng này sẽ kéo dài trong nhiều tuần liên tiếp trước khi được phát hiện điều trị, hoặc khi không được điều trị người nhiễm Giardia trở nên mắc bệnh ở cấp độ mãn tính.
- Đối với người nhiễm Giardia ở mức độ nặng là mãn tính
Người bệnh mắc các triệu chứng lâm sàng dễ thấy như: phải đi ngoài nhiều lần và phân thải ra nát cùng số lượng khá là ít hơn so với khi bình thường, trong phân có nhiều hạt mỡ nổi lên. Các chất dinh dưỡng vào cơ thể nhiều nhưng không được hấp thu hiệu quả, thay vào đó cơ thể càng ngày càng gầy đi và sụt cân nhanh. Ngoài ra,có thể người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng bao gồm ợ hơi có cảm giác khá đầy bụng và chán ăn.
Người nhiễm Giardia gặp phải các triệu chứng này trong thời gian kéo dài đến vài tháng hay chỉ xuất hiện lẻ tẻ theo từng đợt. Hậu quả dễ thấy là cơ thể không có nhiều sức, sụt cân, rối loạn điện giải cùng lượng đường lactose được dung nạp dần ít đi. Khi đi xét nghiệm trong máu cho ra kết quả giảm albumin máu, thiếu các loại vitamin cần thiết gồm B6 và B12.
Hơn nữa, khi nhiễm Giardia một số cơ quan khác của bệnh nhân cũng bị tổn thương như: viêm đường mật/ túi mật, viêm gan, chức năng ngoại tiết giảm trypsin và lipase.
Nhiễm Giardia là cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm đường mật
Những đối tượng nào có nguy cơ nhiễm Giardia?
Các đối tượng sau đây là người có nguy cơ cao bị nhiễm Giardia như:
- Trẻ em có độ tuổi từ 5 tuổi trở xuống dễ có nguy cơ cao mắc bệnh nhiều hơn khi số với người lớn.
- Người thường xuyên quan hệ tình dục nhưng không có biện pháp bảo đảm an toàn như dùng bao cao su, quan hệ tình dục qua hậu môn cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm rất cao.
- Bạn sinh sống trong môi trường không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, có nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề và thường xuyên phải sử dụng nước bẩn đó để sinh hoạt hằng ngày.
Người nhiễm Giardia có lây bệnh ra cộng đồng không?
Người bệnh nhiễm Giardia dễ dàng là người đi lây nhiễm bệnh cho cả cộng đồng khi tiếp xúc với nhiều người. Đặc biệt bệnh nhân sống trong môi trường tập thể đông đúc như: trường học, bệnh viện hay thậm chí là cả nhà ăn; khi tiếp xúc với mọi người xung quanh làm lây bệnh.
Nhiễm Giardia trở thành dịch tễ khi nhiều người sử dụng ăn nguồn nước bị ô nhiễm gây bệnh. Kén trùng roi có bám trong các loại thức ăn, nước uống hay các vật dụng bẩn trong nhà không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên dễ dàng đi vào trong cơ thể con người qua đường tiêu hóa.
Biện pháp chẩn đoán người bệnh nhiễm Giardia
Thấy xuất hiện nang trùng hoặc thể tư dưỡng của ký sinh trùng có trong bệnh phẩm khi tiến hành soi phân, dịch hút tá tràng. Sau đó cần xét nghiệm thêm 3 lần nữa để chắc chắn cơ thể đang nhiễm Giardia âm tính.
Dùng phương pháp ELISA để tiến hành xét nghiệm kháng nguyên giúp tìm và phát hiện ra cơ thể có kháng thể IgG hay IgM.
Thực hiện chụp X-quang bộ phận vùng ruột non khi người nhiễm Giardia ở mức độ bệnh nhẹ. Còn đối với các bệnh nhân ở mức độ nặng không có các đặc hiệu để kéo dài thời gian trong quá trình vận động, nhu động ruột dần bị biến đổi khác lạ, nếp niêm mạc trở nên dày hơn, đoạn baryte bị đứt ra.
Chụp X-quang ruột non giúp xác định nhiễm Giardia
Các phương pháp giúp người bệnh điều trị khi bị nhiễm Giardia
Có hai phương pháp giúp bệnh nhân nhiễm Giardia điều trị là dùng thuốc để diệt các ký sinh trùng, hoặc dùng một số biện pháp điều trị hỗ trợ kèm theo.
Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng trong trường hợp bệnh nhân nhiễm Giardia khi cơ thể không phải là phụ nữ đang thuộc thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Các loại thuốc thường được dùng để diệt ký sinh trùng như: Tinidazole, Nitazoxanide, Metronidazole, Albendazole, Mebendazole hoặc Paromomycin. Khi sử dụng thư viện cần tuân theo đúng chỉ định từ bác sĩ vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, đặc biệt không tự ý sử dụng thuốc hoặc tăng liều lượng khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý: Đối với phụ nữ có thai khi bắt buộc phải dùng thuốc để điều trị, trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ không nên dùng thuốc hoặc dùng thì chọn sử dụng loại Paromomycin. Những tháng sau đó khi vẫn phải sử dụng thuốc bệnh nhân có thể chuyển sang dùng tinidazole, nitazoxanide hay metronidazole.
Ngoài ra, nên kết hợp điều chỉnh trong chế độ ăn uống hằng ngày sao cho hợp lý với thể trạng của cơ thể. Bổ sung nhiều các vitamin cần thiết đặt tăng cường chất dinh dưỡng, cần điều chỉnh tình trạng rối loạn nước và điện giải.
Điều trị tình trạng rối loạn nước và điện giải trong cơ thể
Biện pháp phòng tránh nhiễm Giardia
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa mắc phải tình trạng nhiễm Giardia.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực nơi ở và nơi làm việc thường xuyên không để ẩm mốc hôi thối.
- Rửa tay trước khi ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm khi chế biến, nhất là sau khi đi vệ sinh phải rửa tay sạch sẽ.
- Nên ăn các đồ thực phẩm đã nấu chín kỹ và uống sôi hạn chế ăn các đồ sống hoặc nấu tái.
- Trong sinh hoạt hàng ngày cần dùng nguồn nước sạch sẽ không bị ô nhiễm.
- Cần vệ sinh khử trùng/ sát khuẩn/ sử dụng chất tẩy rửa nhà vệ sinh định kỳ tránh để vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Một số câu hỏi liên quan đến nhiễm Giardia
- Nhiễm Giardia có để lại di chứng hay biến chứng về sau không?
Bệnh nhân nhiễm Giardia không để lại di chứng hay biến chứng về sau nếu được phát hiện và điều trị dứt điểm. Nhưng nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ bệnh nặng hơn dẫn đến sụt cân gây ra sức lực cơ thể dần cạn kiệt, chức năng của hệ tiêu hóa bị rối loạn, viêm gan/ đường mật/ túi mật…
- Nhiễm Giardia có nguy hiểm đến tính mạng không?
Người nhiễm Giardia có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nặng đến mức độ mãn tính gây tác động rối loạn hấp thu nặng cùng một vài nguyên nhân khác dẫn đến tử vong.
Trên đây là thông tin về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm Giardia, cùng một số phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị khám và chữa bệnh uy tín bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao trong việc tìm và điều trị bệnh giúp bệnh nhân sớm phục hồi sức khỏe. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để có được các kiến thức bổ ích nhiều hơn nữa!