Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu: nguyên nhân, cách điều trị và những lưu ý quan trọng

Doan Nguyen

27-04-2023

goole news
16

Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu hay còn gọi là viêm màng não do mô cầu là bệnh nguy hiểm thuộc nhóm truyền nhiễm có thể sinh ra các triệu chứng đột ngột, khiến người bệnh không kịp phản ứng, có thể gây tử vong nếu không sớm phát hiện bệnh.

Bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu vô cùng nguy hiểm
Bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu vô cùng nguy hiểm

Thế nào là bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu

Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu còn được biết đến với cái tên khác như màng não cầu, bệnh nhiễm khuẩn huyết màng não cầu, nhiễm khuẩn huyết do chủng vi khuẩn Neisseria Meningitidis gây ra.

Bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu đã từng phát bùng thành dịch ở một số nước trên thế giới song ở Việt Nam thì thường được phát hiện đơn lẻ theo từng cá thể nhiễm. Bệnh có đặc tính là diễn rất nhanh, tỉ lệ tử vong rất cao và thường để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh.

Có hai thể nặng của bệnh là nhiễm khuẩn tối cấp và bị viêm màng não mô cầu. Ngoài ra, bệnh còn biểu hiện ở một số thể bệnh nghiêm trọng khác như: viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm màng ngoài tim, bệnh viêm kết mạc mắt …  Bệnh này được khuyến cáo là có thể đề phòng lây lan bằng các biện pháp cách ly, sử dụng kháng sinh dự phòng và  các loại vắc-xin phòng bệnh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết não mô cầu 

Neisseria Meningitidis là loại vi khuẩn thường khu trú ở trong mũi họng. Chúng gây bệnh bằng cách xâm nhập qua đường hô hấp vào máu để gây nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn não mô cầu gồm một số chủng vi khuẩn gây bệnh khác nhau như  A, B, X, Y, C và W135. Ở nước ta, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu từ chủng vi khuẩn A và C. Bệnh có thể lây truyền qua đường không khí từ người sang người do hít phải giọt bắn của người khác khi giao tiếp.

Nhận biết các triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn huyết não mô cầu

Bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu thường có thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày, trung bình khoảng từ 3 - 4 ngày.

- Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng dễ nhận thấy là: sốt cao đột ngột, sốt cao 39-40 độ C đau đầu hay đau nửa đầu. Có bệnh nhân cảm thấy toàn thân rét run, ho khan, đau họng, mệt mỏi toàn thân

- Triệu chứng đầu dữ dội, buồn nôn, nôn mửa nhiều, gáy cứng, tinh thần mơ màng, nhạy cảm với ánh sáng, nhiều trẻ nhỏ đối mặt với tình trạng tiêu chảy, thóp phồng, gáy mềm

- Người bệnh có thể bị rối loạn ý thức tạm thời, rơi vào trạng thái li bì, kích thích vật vã, có thể bị co giật, hôn mê.

- Các vùng ban đỏ xuất huyết hoại tử, xuất hiện sớm sau sốt từ 1 đến 2 ngày và lan nhanh trên da, thường gặp nhất là ở hai chi dưới. Đây là dấu hiệu báo hiệu bệnh nhân bị xuất huyết màng não, có thể xảy ra phản ứng sốc nặng, xảy ra rất nhanh và dẫn tới tử vong.

Tình trạng nhiễm khuẩn huyết não mô cầu tiến triển nặng, người bệnh nhanh chóng rơi vào trạng thái sốc, mạch đập nhanh, huyết áp hạ hoặc bất thường, vô niệu, hiện tượng đông máu nội mạch rải rác, suy thượng thận, suy đa tạng và rất dễ gây tử vong nhanh trong vòng 24h kể từ khi phát hiện bệnh.

Các triệu chứng bệnh này khá đa dạng, tùy thuộc vào thể bệnh và cơ quan bị tổn thương mà biểu hiện các nhóm triệu chứng đặc trưng.

Triệu chứng rất khó chịu của người bệnh là dấu của bệnh nhiễm khuẩn huyết não do mô cầu
Triệu chứng rất khó chịu của người bệnh là dấu của bệnh 
nhiễm khuẩn huyết não do mô cầu

Đối tượng nào có nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết não do mô cầu

Bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó thường gặp nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi, lứa thanh thiếu niên từ 14 đến 20 tuổi, những người sống trong khu tập thể hay phải sinh hoạt chung, người đang bị suy giảm miễn dịch.

Đường lây nhiễm bệnh nhiễm khuẩn huyết

Bệnh này thuộc dạng truyền nhiễm, sẽ lây truyền qua đường hô hấp, bệnh nhân sẽ mắc bệnh do hít phải các giọt nước bọt hay dịch tiết từ đường hô hấp của người khác có chứa vi khuẩn não mô cầu. 

Ước tính có khoảng từ 10 - 20% dân số thế giới đang mang vi khuẩn não mô cầu tại hầu, họng mà bản thân chưa biểu hiện thành triệu chứng bệnh. Những người này được gọi là nguồn lành mang trùng. Tỷ lệ người bệnh mang nguồn bệnh có thể tăng lên ở các môi trường dịch vụ giao tiếp nhiều.

Các biến chứng nghiêm trọng của nhiễm khuẩn huyết não mô cầu

Ngay cả khi bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm thì tỷ lệ tử vong do bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu vẫn có thể lên tới 10-15%. Khả năng tiến triển nặng và tử vong của bệnh này cao lên tới 50% nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 10-20% số người sống sót sau  điều trị viêm màng não do khuẩn não mô cầu sẽ phải chịu biến chứng rất nặng nề. Phải kể đến chính là biến chứng bệnh gây bại não, liệt thân, tình trạng viêm màng não mủ, sốc nhiễm khuẩn, tình trạng viêm màng ngoài tim, bị chậm phát triển tâm thần, suy thận cấp ở trẻ em, tổn thương gan nặng, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi cấp…

Biến chứng bệnh gây liệt tay chân hoặc liệt toàn thân
Biến chứng bệnh gây liệt tay chân hoặc liệt toàn thân

Cách thức chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết não do mô cầu

Bác sĩ thường sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, đặt các câu hỏi tìm hiểu tiền sử bệnh, cảm nhận của bệnh nhân về triệu chứng ban đầu:

  • Xác định triệu chứng điển hình của bệnh như sốt cao, ban mảng xuất huyết hoại tử và các dấu hiệu được phân nhóm theo thể bệnh.
  • Xét nghiệm cần thực hiện là kiểm tra công thức máu cho thấy sự gia tăng của bạch cầu, xét nghiệm đông máu, cấy máu tìm ra loại vi khuẩn. Bệnh nhân có thể phải tiến hành lấy dịch não tủy làm xét nghiệm nếu bị nghi ngờ viêm màng não.

Các phương pháp điều trị nhiễm khuẩn huyết não mô cầu

  • Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa: Kháng sinh được dùng đưa vào đường tĩnh mạch, trong khoảng thời gian kéo dài từ 5 đến 7 ngày, liều lượng phụ thuộc vào từng thể bệnh.
  • Các trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân bị tụt huyết áp thì cần nhanh chóng điều trị hồi sức tích cực như truyền dịch, tiêm thuốc nâng huyết áp, ưu tiên điều trị sốc, điều chỉnh các biểu hiện rối loạn đông máu trong cơ thể, điều trị các triệu chứng khác như co giật, sốt…
  • Vệ sinh và điều trị vết thương hoại tử, cắt lọc bỏ nếu có chỉ định.

Biện pháp đề phòng bệnh nhiễm khuẩn huyết não

Bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu là bệnh ít gặp nhưng thường có diễn tiến rất nhanh và nguy hại tới tính mạng con người. Mọi người nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt là tích cực trong việc giảm thiểu tỷ lệ mắc viêm màng não cầu trong cộng đồng. Các biện pháp hiệu quả có thể áp dụng sớm bao gồm:

- Thực hiện vệ sinh cá nhân hằng ngày: rửa tay thường xuyên sử dụng xà phòng và nước sạch; súc miệng, súc họng bằng dung dịch sát khuẩn mũi họng chuyên dùng thông thường.

- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày, luyện tập thể thao, nâng cao thể trạng sức đề kháng

Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng miễn dịch và đề kháng cho cơ thể
Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng miễn dịch và đề kháng cho cơ thể

- Thường xuyên dọn dẹp, làm sạch nơi ở, nơi làm việc, khu công cộng, nhà trẻ, lớp học: đảm bảo môi trường luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, sạch

- Khi phát hiện ai đó có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết não như: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, cổ cứng, phát ban lạ thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời.

- Phòng bệnh bằng việc chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Việc tiêm vắc xin tại các cơ sở tiêm chủng uy tín có hiệu quả phòng bệnh rất tốt, có thể áp dụng đối với trẻ từ đủ 2 tuổi. Hiện nay Việt Nam đã có vắc xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A, C, Y và W135.

- Chuẩn bị thuốc dự phòng theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt với các trường hợp sau:

+ Khi phải sống cùng nhà và sinh hoạt chung cùng với người nhiễm bệnh trong vòng 7 ngày trước khi bệnh nhân phát hiện triệu chứng đầu tiên

+ Khi có tiếp xúc gần với bệnh nhân như: nói chuyện đối diện với bệnh nhân, tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh…

Luyện tập thể dục mỗi ngày là liều thuốc phòng ngừa mọi bệnh tật
Luyện tập thể dục mỗi ngày là liều thuốc phòng ngừa mọi bệnh tật

Một số câu hỏi thường gặp liên quan tới căn bệnh nguy hiểm này

Bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu có gây tử vong không?

Hoàn toàn có nguy cơ cao dẫn tới tử vong nếu người bệnh phát hiện bệnh muộn, có hệ miễn dịch kém, cơ thể yếu ớt không thể đáp ứng được các phác đồ điều trị. Tỷ lệ tử vong do bệnh này chiếm tới 10%. Kể cả khi bệnh nhân được chữa khỏi một nửa trong số đó phải chịu đựng mang theo mình các biến chứng nghiêm trọng như: liệt bộ phận, suy thận, bại não, nhiễm trùng máu…

Bệnh này có truyền nhiễm qua đường quan hệ tình dục không?

Cơ chế lây nhiễm của bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu là thông qua đường hô hấp, tiếp xúc gần và dính phải những niêm mạc chứa vi khuẩn mô cầu. Việc quan hệ tình dục có dẫn tới bị lây bệnh này hay không thì chưa đủ căn cứ, song nếu người khỏe hôn người mang vi khuẩn bệnh thì nguy cơ cao sẽ bị nhiễm bệnh.

Như vậy, nhiễm khuẩn huyết não mô cầu là một bệnh lý nguy hiểm và cấp tính, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phòng ngừa bệnh bằng cách tăng cường vệ sinh và hạn chế tiếp xúc với người bệnh là điều cần thiết. Bên cạnh đó, việc tăng cường giáo dục cộng đồng và các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và giữ cho cộng đồng an toàn.

1,087

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám