Viêm não mô cầu: Nguyên nhân gây bệnh và cách nhận biết các dấu hiệu sớm

Nguyễn Mai Phương

17-06-2021

goole news
16

Bệnh viêm não mô cầu ở trẻ em diễn tiến nhanh chóng, tỷ lệ tử vong cao và nguy cơ để lại nhiều di chứng ngay cả khi được điều trị tích cực. Bởi vậy chủ động phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có ý nghĩa quan trọng.

Viêm não mô cầu là gì?

Viêm não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis (còn gọi là meningococcus) gây ra. Cho đến nay, người ta đã phát hiện được 12 nhóm huyết thanh vi khuẩn não mô cầu dựa trên đặc tính vỏ polysaccharide, trong đó 6 nhóm huyết thanh A, B, C, X, Y và W là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mô cầu cho phần lớn các ca bệnh trên thế giới. Tại Việt Nam, não mô cầu khuẩn các nhóm A, B và C là thường gặp hơn cả.

Theo CDC Hoa Kỳ, mô cầu khuẩn nhóm B là nguyên nhân gây ra 40% tổng số ca viêm não mô cầu, khoảng 60% trường hợp trong đó là trẻ em và người trưởng thành < 25 tuổi. Viêm màng não do mô cầu tuýp C, Y và W chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng lại hay gặp ở người trưởng thành hơn, khoảng 65% trường hợp mắc ở người lớn > 25 tuổi gây ra bởi các tuýp này.

Viêm màng não do mô cầu khuẩn

Viêm màng não do mô cầu khuẩn

Não mô cầu khuẩn có thể đi đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây bệnh trong đó. Các thể bệnh khá đa dạng như viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu (meningococcemia), viêm màng trong tim do não mô cầu, viêm khớp do não mô cầu, viêm họng do não mô cầu… Trong đó, thể nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ là hai thể thường gặp nhất. Ở các thể khác nhau, triệu chứng cũng biểu hiện khác nhau. 

Viêm não mô cầu lây lan như thế nào?

Con người là ổ chứa vi khuẩn não mô cầu tự nhiên. Thống kê sau các đợt dịch cho thấy, trên 25% số người nhiễm không có biểu hiện lâm sàng điển hình và trên 50% người khoẻ mạnh đang mang vi khuẩn não mô cầu trong cơ thể. 

Bệnh viêm não mô cầu chủ yếu lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua đường thở, giọt bắn nước bọt, dịch tiết mũi, họng có chứa mầm bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện... nhất là ở những nơi tập trung đông người. Vi khuẩn thường chỉ gây viêm tại niêm mạc hầu họng. Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào máu và màng não tuỷ ít xảy ra hơn, chiếm dưới 1%.

Viêm não mô cầu lây qua đường hô hấp, giọt bắn nước bọt chứa vi khuẩn

Viêm não mô cầu lây qua đường hô hấp, giọt bắn nước bọt chứa vi khuẩn

Bệnh viêm màng não, viêm não do não mô cầu lưu hành mọi nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh viêm não mô cầu thường tản phát trong năm lẫn với hội chứng viêm màng não mủ, dịch có thể xảy ra ở nhiều nơi vào mùa thu, đông và xuân, đặc biệt tại các địa phương vùng núi biên giới. Tỷ lệ lây lan thường cao hơn trong khí hậu khắc nghiệt hoặc điều kiện vệ sinh, ăn ở, phòng bệnh kém. Tại những địa phương có bệnh lưu hành, khoảng 5-10% người nhiễm không có triệu chứng lâm sàng, đây là nguồn lây truyền quan trọng trong cộng đồng.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm não mô cầu

Tất cả mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng rất thấp và tỷ lệ mắc bệnh sẽ giảm dần khi lứa tuổi tăng lên. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu cao nhất là lứa tuổi trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi và thanh thiếu niên 15-24 tuổi, người sinh sống, làm việc, đi du lịch tới các vùng có dịch lưu hành. Đây cũng là nhóm có số người lành mang khuẩn nhiều nhất.

Tần suất mắc bệnh cao nhất ở trẻ 5-9 tháng do lúc này kháng thể chống não mô cầu khuẩn của trẻ giảm nhanh sau giai đoạn đầu đời. Khoảng 35-40% trường hợp mắc bệnh xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và 30% trường hợp nhiễm não mô cầu tuýp B ở trẻ dưới 1 tuổi.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm não mô cầu 

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm não mô cầu với diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề

Một số yếu tố thuận lợi khiến bệnh dễ lây lan gồm: 

  • Thời tiết khí hậu cuối mùa khô - đầu mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển nhanh và gây bệnh cho người.
  • Mật độ dân cư đông đúc, chật chội như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá sinh viên, doanh trại...
  • Môi trường sống và sinh hoạt chật chội, ẩm thấp, kém vệ sinh.

Triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu

Bệnh viêm màng não mô cầu thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sau:

  • Sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, có khi đến 41 độ C
  • Người ớn lạnh, rét run
  • Đau đầu dữ dội
  • Ho, đau họng
  • Đau khớp
  • Buồn nôn, nôn
  • Cứng cổ
  • Rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, co giật, li bì, hôn mê
  • Trẻ nhỏ có thể tiêu chảy, thóp phồng, gáy mềm
  • Xuất hiện ban xuất huyết hoại tử hình sao trên da trong vòng 1-2 ngày sau sốt. Tử ban màu đỏ thẫm, tím thẫm hoặc xanh tím, lúc đầu dạng chấm sau đó lan như hình bản đồ hoặc có dạng bọng nước, có thể kết lại thành đám, kích thước từ 1-5mm đến vài cm, bề mặt phẳng, không gồ. Tử ban lan nhanh và rộng khắp người nhưng thường tập trung ở phần thân, hông, quanh khớp và chi dưới. 
  • Trường hợp sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng: mạch nhanh, hạ huyết áp, thiểu niệu, vô niệu, đông máu nội mạch rải rác, suy thượng thận, suy đa tạng, có thể tử vong trong 24 giờ.

Các biểu hiện ban đầu của viêm màng não mô cầu khá giống với bệnh cúm mùa, hơn nữa hai bệnh này lại thường gặp vào mùa đông khiến nhiều gia đình chủ quan, cho rằng con chỉ bị cúm mà không đưa đi khám kịp thời.

Chấm xuất huyết hoại tử hình sao đặc trưng của bệnh viêm màng não do não mô cầu 

Chấm xuất huyết hoại tử hình sao đặc trưng của bệnh viêm màng não do não mô cầu

Mức độ nguy hiểm của viêm màng não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu diễn tiến rất nhanh và là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của một người khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. 

Ở thể tối cấp (thể nặng nhất), nhiễm trùng huyết do não mô cầu có tỷ lệ tử vong lên đến 80% trong khoảng từ 6-12 giờ sau khi phát bệnh. Ở thể viêm màng não mủ, tỷ lệ tử vong là 30-40% ngay cả khi đã được điều trị tích cực. Người bệnh nếu may mắn sống sót vẫn có thể mang những di chứng nghiêm trọng suốt đời như hoại tử chi phải cắt bỏ, mất thính lực, tổn thương não, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý...

Thời gian ủ bệnh của viêm màng não mô cầu khoảng 2-10 ngày, trung bình 3-4 ngày với nhiều bệnh cảnh của các cơ quan như đường hô hấp, máu, hệ thần kinh, khớp, màng tim, mắt, tiết niệu, sinh dục... Các bệnh cảnh có thể riêng rẽ hoặc phối hợp (người bệnh có thể bị kết hợp giữa viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết) gây suy đa tạng, rối loạn đông máu trầm trọng, màng não sinh mủ...

Cách chẩn đoán và điều trị viêm màng não do não mô cầu?

Bên cạnh những biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh, để chẩn đoán viêm màng não do não mô cầu, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân.

Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm thường là:

  • Mẫu ngoáy họng lấy chất nhầy ở thành họng
  • Mẫu máu hoặc chích mụn nước 
  • Mẫu dịch tử ban
  • Mẫu dịch não tuỷ

Phương pháp xét nghiệm thường có:

  • Nhuộm gram soi kính hiển vi để tìm song cầu khuẩn gram âm (-), thường nằm trong bào tương của bạch cầu đa nhân
  • Phân lập vi khuẩn não mô cầu

Song cầu gram âm hình hạt cà phê, đứng riêng từng đôi hoặc tụ thành đám 

Song cầu gram âm hình hạt cà phê, đứng riêng từng đôi hoặc tụ thành đám

Ngoài ra, bác sĩ có thể chẩn đoán phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác dựa trên các dấu hiệu nhiễm trùng và ban trên da (không có hoại tử, xuất hiện muộn hơn sau 3 ngày từ khi phát bệnh); chẩn đoán phân biệt với những bệnh khi xét nghiệm không phát hiện thấy vi khuẩn mô cầu trong máu, dịch não tủy, tử ban, dịch hầu họng...

Bệnh nhân nghi nhiễm bệnh viêm màng não do não mô cầu cần được cách ly sớm nhất có thể để tránh lây lan cho cộng đồng. Sử dụng liệu pháp kháng sinh ngay sau khi cấy máu nhằm giảm tỷ lệ tử vong.

Kháng sinh đặc hiệu hiện nay vẫn thường được sử dụng là Penicillin G hoặc Cephalosporin thế hệ III như Cefotaxime, Ceftriaxone tiêm đường tĩnh mạch từ 2-3 lần trong ngày. Với trường hợp dị ứng Penicillin G có thể dùng thay thế bằng Chloramphenicol. Thời gian điều trị phụ thuộc vào độ nặng của bệnh và sự đáp ứng của bệnh nhân.

Khi trẻ đã rơi vào sốc, dùng thêm các thuốc điều trị hỗ trợ tim mạch, điều chỉnh cân bằng dịch điện giải, hỗ trợ tuần hoàn, hỗ trợ hô hấp... theo chỉ định của bác sĩ. Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác gồm: hạ sốt, chống co giật, dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh dự phòng loét... Viêm màng não mô cầu nếu phát hiện kịp thời, điều trị tích cực và đúng phác đồ thì tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt từ 85-95%.

Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn và trẻ em bằng các biện pháp sau:

  • Tuyên truyền nâng cao nhận thức về viêm màng não mô cầu, đặc biệt là tại các địa phương đã và đang bệnh lưu hành, giúp người dân hiểu và phát hiện sớm bệnh, thực hiện cách ly người bệnh và hợp tác với cán bộ y tế trong phòng chống dịch.
  • Tiêm chủng vắc xin phòng viêm màng não, viêm não do não mô cầu đúng lịch.
  • Các ổ dịch cũ phải được giám sát, phát hiện, kiểm tra ngay các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi. Có thể xét nghiệm cho người bệnh cũ, người dân xung quanh nếu có điều kiện để tìm người lành mang khuẩn.
  • Giữ vệ sinh nơi ở, nơi làm việc; nhà trẻ, lớp học, khu ký túc... phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
  • Người bệnh cần được cách ly và điều trị triệt để tại cơ sở y tế có chuyên môn.
  • Người lành mang mầm bệnh, người tiếp xúc với người bệnh (như thành viên trong gia đình…) cần được theo dõi cẩn thận thân nhiệt và các triệu chứng nhằm phát hiện kịp thời và điều trị bệnh sớm. 
  • Dùng các kháng sinh nhóm beta lactam, phenicol, sulfamid dự phòng cho người tiếp xúc, người chăm sóc bệnh nhân, người phải ra vào vùng dịch, người sống trong các khu tập thể, trường học... có nguy cơ bị lây nhiễm và cả những người lành mang vi khuẩn để phòng bệnh trong vùng dịch.
  • Hạn chế thăm hỏi bệnh nhân, hội họp, tụ tập đông người, di chuyển giữa nơi có dịch với nơi khác, cần đặt các trạm kiểm soát ra vào vùng dịch và cho uống hoá dược dự phòng.

Nếu cơ thể có các dấu hiệu của bệnh viêm não mô cầu, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời, điều trị đúng phác đồ.

Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu cho trẻ em

Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu cho trẻ em

Tiêm phòng vắc xin viêm não mô cầu

Các loại vắc xin phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu khuẩn

Hiện tại, Việt Nam lưu hành 2 loại vắc xin phòng bệnh do não mô cầu khuẩn gồm vắc xin VA-Mengoc BC (CuBa) phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B, C và vắc xin Menactra (Mỹ) phòng viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi… do não mô cầu nhóm A, C, Y, W135. 

Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn

Bên cạnh việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và giữ vệ sinh nơi sinh sống thì chủng ngừa viêm não mô cầu bằng vắc xin là cách ngừa bệnh tốt nhất.

Vắc xin ngừa viêm não mô cầu hiện chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, do đó để được chủng ngừa, các gia đình có thể đến các trung tâm y tế dự phòng, các điểm tiêm dịch vụ để đăng ký. Mỗi loại vắc xin sẽ có công dụng phòng bệnh và lịch tiêm chủng khác nhau, cụ thể như sau:

Vắc xin viêm não mô cầu ACYW chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn đến 55 tuổi, có hai lịch tiêm tùy độ tuổi:

  • Trẻ từ 9 đến 23 tháng tuổi: Tiêm 2 liều cách nhau 3 tháng.
  • Trẻ từ đủ 24 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 55 tuổi: Chỉ tiêm 1 liều duy nhất.

Vắc xin Menactra phòng viêm não mô cầu tuýp A, C, Y, W-135 

Vắc xin Menactra phòng viêm não mô cầu tuýp A, C, Y, W-135 

Lịch tiêm vắc xin viêm não mô cầu BC phòng viêm não mô cầu tuýp B, C:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Tiêm 2 mũi, mũi sau cách mũi đầu 6-8 tuần.

Vắc xin VA-Mengoc-BC phòng viêm não mô cầu tuýp B, C

Vắc xin VA-Mengoc-BC phòng viêm não mô cầu tuýp B, C

Hai loại vắc xin viêm não mô cầu Menactra và Mengoc BC có thể được tiêm đồng thời trong một lần tiêm hoặc bất kỳ thời điểm nào trước/sau vắc xin kia. Để được tư vấn cụ thể lịch tiêm vắc xin, hãy liên hệ tới các cơ sở tiêm chủng uy tín.

Tiêm vắc xin viêm não mô cầu ở đâu tốt?

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện là đơn vị y tế uy tín, chất lượng được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ tiêm chủng tại khu vực Bắc Từ Liêm, Hà Nội. 

Với sự đầu tư lớn về chuyên môn và cơ sở vật chất, Phương Đông cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và người lớn, đặc biệt luôn cập nhật nhanh chóng các loại vắc xin thế hệ mới từ các nhà sản xuất hàng đầu trong nước và quốc tế. Trong đó, hai vắc xin VA-Mengoc BC (Cuba)Menactra (Mỹ) luôn nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo khách hàng có nhu cầu phòng bệnh viêm não mô cầu cho con trẻ.

Bên cạnh dịch vụ tiêm lẻ, Trung tâm tiêm chủng BVĐK Phương Đông còn áp dụng dịch vụ tiêm chủng trọn gói vắc xin dành cho trẻ em nhiều độ tuổi và người lớn, triển khai chương trình trả góp lãi suất 0% bằng thẻ tín dụng dành cho khách hàng mua vắc xin trọn gói.

Phương Đông là địa chỉ tiêm chủng an toàn cho trẻ trong mùa dịch

Phương Đông là địa chỉ tiêm chủng an toàn cho trẻ trong mùa dịch

Phòng tiêm chủng Phương Đông được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, không gian khang trang, nhiều tiện ích miễn phí kèm theo như wifi tốc độ cao, nước uống, tủ sách thiếu nhi, khu vui chơi đầy màu sắc...

Đăng ký tiêm chủng tại Phương Đông cũng vô cùng tiện lợi, khách hàng có thể liên hệ tổng đài 19001806, đặt lịch qua hệ thống website, fanpage Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông hoặc đến trực tiếp số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đăng ký tại quầy lễ tân.

Cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu của viêm màng não do não mô cầu?

Nếu trẻ xuất hiện những biểu hiện như sốt cao đột ngột 39-40 độ, người rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, đau cơ, nôn, nhức đầu, co giật, li bì, bỏ bú, đặc biệt đang sống trong vùng có dịch viêm não mô cầu, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Nếu trẻ đã có chẩn đoán xác định bệnh, cần được nhập viện điều trị và cách ly càng sớm càng tốt nhằm tránh lây lan bệnh ra cộng đồng. Bên cạnh đó, gia đình cần tuân thủ và hợp tác cùng cán bộ y tế để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị.

Đối với các thành viên trong gia đình, anh chị em, bạn bè có tiếp xúc với bệnh nhân cần nhanh chóng đến Bệnh viện để được tư vấn liệu pháp kháng sinh dự phòng bệnh.

Viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm, diễn tiến nhanh và tỷ lệ tử vong cao, có nguy cơ để lại nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống về sau. Bởi vậy việc phát hiện sớm, dự phòng bằng tiêm vắc xin là rất quan trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non nớt. Nếu gia đình bạn có nhu cầu tiêm chủng dịch vụ vắc xin Mengoc BC hoặc Menactra phòng bệnh viêm não mô cầu tại Phương Đông, vui lòng gọi tới 19001806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,510

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám