Nhổ răng bị tiêu xương có sao không? Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương?

Ngọc Anh

22-07-2025

goole news
16

Sau khi nhổ răng và mất răng một thời gian, không ít bệnh nhân phát hiện má họ bị hóp lại. nướu bị tụt và xương hàm tại vị trí răng mất lõm xuống. Các xương khác bị xô lệch lẫn nhau và bị lệch khớp cắn. Vậy đây có phải hiện tượng nhổ răng bị tiêu xương không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông để được giải đáp chi tiết nhé!

Tìm hiểu về khung xương hàm

Về cơ bản, xương hàm có cấu tạo bám chắc vào chân răng giúp nâng đỡ và quá trình vận động ăn - nhai của chúng ta diễn ra nhịp nhàng, linh hoạt. Sự phát triển của xương hàm phụ thuộc rất lớn vào lực tác động khi cắn xé thức ăn. Cũng bởi liên kết xương hàm tại vị trí ổ cắm răng này khung xương hàm mới được cân bằng và phát triển ổn định.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do sau khi nhổ răng chúng ta có thể bị tiêu xương. Lúc này, nhổ răng bị tiêu xương diễn ra do xương hàm tại nơi mất răng không còn lực nhai tác động mỗi ngày như trước, không kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào xương nữa dần dần khiến xương hàm bị thoái hóa và tiêu biến.

Việc xương hàm bị thoái hóa và tiêu biến diễn ra âm thầm và không gây ra đau đớn nên trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể chưa phát hiện ra. Tuy nhiên, khi vị trí mất răng lõm sâu xuống so với vùng xung quanh, chân răng lộ ra, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng điển hình hơn của tiêu xương do mất răng. 

Tiêu xương hàm hay cụ thể hơn ở đây là nhổ răng bị tiêu xương là tình trạng mật độ và kích thước của ổ răng và xương xung quanh răng bị suy giảm dẫn đến biến dạng khuôn mặt và sai khớp cắn.

Bạn có thể bị tiêu xương sau khi nhổ răng

Bạn có thể bị tiêu xương sau khi nhổ răng

Nhổ răng khôn có bị tiêu xương không?

Trên thực tế, việc nhổ răng có thể gây tiêu xương. Thông thường, sau khi nhổ răng, cơ thể sẽ kích hoạt quá trình tái tạo và lành thương. Tuy nhiên răng khôn thường mọc lệch và gây áp lực lên các cấu trúc xương xung quanh là một trong số các yếu tố kích thích quá trình tiêu xương.

Nếu nhổ răng không đúng kỹ thuật có thể khiến quá trình tiêu xương xảy ra làm biến dạng khuôn mặt và gây ra các hậu quả đáng tiếc khác. 

Nhổ răng bao lâu thì tiêu xương?

ƯỚC tính khoản 3 tháng sau khi nhổ răng thì mật độ xương giảm dần, từ 6 - 12 tháng xương sẽ tiêu đi khoảng 25% và 3 năm sau. các răng bị tiêu sẽ chiếm khoảng 45 - 60% trên tổng số răng. Tất nhiên, thời gian tiêu xương của mỗi người còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và cách chăm sóc của mỗi người.

Sau 3 tháng mất răng

Bạn có thể bị mất răng kể từ tháng thứ 3 sau khi mất răng. Do mật độ xương bị suy giảm, xương hàm trở nên xốp và tiêu dần đi. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra từ từ và không có biểu hiện rõ ràng. 

Thời gian mất răng của mỗi bệnh nhân khác nhau

Thời gian mất răng của mỗi bệnh nhân khác nhau

Sau 6 - 12 tháng bị mất răng

Nhổ răng bị tiêu xương sẽ biểu hiện rõ ràng hơn sau 6 - 12 tháng. Vào thời điểm này, trung bình xương hàm đã bị tiêu biến đi 25%. Xương hàm bị tiêu biến khoảng 3,8,mm theo chiều ngang và 1mm theo chiều dọc.

Trong khoảng 6 - 12 tháng, quá trình tiêu xương diễn ra nhanh chóng và rõ rệt hơn so với 3 tháng đầu cả về chiều cao và chiều dọc. Lúc này, răng bắt đầu bị xô lệch, ảnh hưởng đến khớp cắn, gây tụt nướu và người bệnh bắt đầu bị hóp má, chức năng nhai nuốt kém dần. 

Sau 3 năm mất răng

Răng sẽ bị tiêu biến đến 45 - 60% sau 3 năm. Thời điểm này xương hàm trở nên mỏng và xốp hơn thời điểm ban đầu. Răng kề cạnh bị xô lệch nhiều, yếu đi dễ lung lay, thậm chí bạn có thể bị mất thêm nhiều răng, hóp má và nhai nuốt kém hơn. 

Nhổ răng bị tiêu xương có nguy hiểm không?

Có. Xương hàm bị tiêu sau khi nhổ răng, mất răng có thể khiến cho thành xương thấp dần, không đủ sức để nâng đỡ nướu dẫn đến nướu bị tụt, bờ nướu mỏng dần và lộ ra phần chân răng. Điều này sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho ổ tiêu răng phát triển thành ổ vi khuẩn, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu,....

Đồng thời, khi xương hàm tiêu đến mức độ nhất định, các răng xung quanh ổ tiêu xương sẽ bị xô lệch dẫn đến lệch khớp cắn và gặp nhiều khó khăn trong ăn uống hàng ngày, trực tiếp dẫn đến các vấn đề về đường ruột và hệ tiêu hóa. 

Không chỉ dừng lại ở đó, quá trình tiêu xương diễn ra lâu dài còn khiến khuôn mặt bị biến dạng. Má của bệnh nhân sẽ bị hóp lại, da nhăn nheo, chảy xệ gây ảnh hưởng xấu đến ngoại hình. 

Cuối cùng, các bác sĩ khuyến cáo: Tiêu răng nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến các răng xung quanh bị lung lay và mất dần đi.

Theo thời gian, các xương xung quanh có thể bị lung lay và mất dần đi

Theo thời gian, các xương xung quanh có thể bị lung lay và mất dần đi

Cách điều trị tiêu xương hàm sau khi nhổ răng

Trồng răng Implant là phương pháp khắc phục tiêu xương sau khi nhổ răng hiệu quả. Bác sĩ sẽ cắm trụ Implant vào sâu bên trong xương hàm tại vị trí mất răng. Sau đó, trụ này sẽ giúp cho xương hàm có chỗ bám vững chắc và khôi phục khả năng ăn nhai.

Với một số ca bệnh bị tiêu biến xương quá nhiều thì người bệnh có thể ghép thêm xương nhân tạo hoặc nâng xoang hàm để giúp cấy ghép Implant trở nên dễ dàng hơn. 

Trên thực tế, sự khác biệt của tình trạng răng, nha chu sẽ quyết định mỗi bệnh nhân có thời điểm cấy ghép răng Implant khác nhau. Nếu xương hàm của bạn có chất lượng tốt, mô lợi tốt, đáp ứng đầy đủ điều kiện cấy ghép Implant thì có thể trồng răng giả ngay tại vị trí nhổ răng trong cùng 1 ngày. 

Tuy nhiên, đa số các ca bệnh cần chờ từ 2 - 6 tháng sau nhổ răng để lợi và xương ổ răng lành thương và chuẩn bị sẵn sàng cho việc cấy ghép răng giả. 

Có thể nói, để ngăn ngừa nguy cơ bị nhổ răng bị tiêu xương, chúng ta cần chủ động vệ sinh răng miệng sạch sẽ và khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần. Điều này rất quan trọng để phát hiện các bệnh lý về răng miệng và có phương án xử lý kịp thời. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

16

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám