Chuyên gia giải đáp: Có nên nhổ răng khôn khi mang thai?

Nguyễn Thu Hà

25-03-2021

goole news
16

Nhổ răng khôn là vấn đề cực kỳ quan trọng mà thường các phụ nữ tiền mang thai thường quên mất. Trên thực tế, việc kiểm tra sức khỏe răng miệng còn quan trọng hơn vì khi mang bầu, bạn có nguy cơ bị sâu răng, mắc các bệnh về nướu và các vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng, nếu giai đoạn mang thai mà mẹ bầu bị đau nhức răng sẽ khiến hệ miễn dịch và tiêu hóa của bé yếu hơn so với các đứa trẻ khác.

Không chỉ vậy, quá trình mọc răng khôn gây đau đớn và sưng tấy không nhai được sẽ khiến các mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng. Tệ hơn là tinh thần căng thẳng và mệt mỏi rất nhiều, đối với những mẹ bầu ốm nghén sẽ ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần. Vậy, mẹ bầu có nên nhổ răng khôn khi mang thai không? 

Nhổ răng khôn khi mang thai có thực sự cần thiết?

nhổ răng khôn khi mang thai

Bà bầu đau răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe em bé

Mang thai không chỉ thay đổi cơ thể của bạn mà còn có thể gây ra những thay đổi trong khoang miệng. Sự gia tăng nồng độ hormone trong thai kỳ khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nướu và các vấn đề nha khoa khác. 

Bên cạnh đó, lượng canxi trong cơ thể của phụ nữ mang thai luôn thay đổi liên tục và có xu hướng bị giảm đi so với bình thường. Mà thai nhi hơn 25 tuần tuổi sẽ cần lượng canxi lớn. Nếu chế độ ăn uống của người mẹ không đủ, cơ thể sẽ dịch chuyển từ canxi của chính người mẹ. Sự xáo trộn dinh dưỡng là nguyên nhân khiến răng lợi mẹ bầu trở nên nhạy cảm. Đây là lý do, phụ nữ mang thai lại có khả năng cao mắc vấn đề răng miệng, và răng khôn là một trong số đó.

Vậy có nên nhổ răng khôn khi mang thai hay không? Theo các chuyên gia, bà bầu hoàn toàn có thể nhổ răng trong khi mang thai. Đây được xem như là biện pháp cuối cùng của nha sĩ, trong trường hợp răng của bạn bị sâu răng quá nặng hay tình trạng mọc răng khôn quá đau khiến sức khỏe răng miệng gặp nguy hiểm nếu không được loại bỏ sớm. 

Tuy nhiên, cũng có trường hợp mẹ bầu không nên nhổ răng khôn bởi vì khả năng cao sẽ gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm khó lường trước được. Đặc biệt là ảnh hưởng cho em bé trong bụng mẹ. Chưa kể đến nhổ răng khôn rất phức tạp, cần phải chụp X-Quang, sử dụng thuốc gây tê và uống thuốc kháng sinh…những điều này đều gây hại cho bé. Vậy thời điểm nào mới hợp lý cho mẹ bầu nhổ răng khôn khi mang thai?

Thời điểm nhổ răng lý tưởng

Khi nói đến việc nhổ răng khi mang thai, thời gian là rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện các công việc nha khoa cần thiết trong tam cá nguyệt thứ hai và hoãn mọi phương pháp điều trị không cần thiết cho đến sau khi sinh.

Lựa chọn thời điểm tam cá nguyệt thứ hai sở dĩ vì điều này giúp bạn tránh được việc chụp X-quang trong 3 tháng đầu tiên khi thai nhi đang bước vào giai đoạn phát triển. Ngoài ra, vào thời điểm tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có thể thấy rất khó chịu khi nằm ngửa, ngả ra để mổ răng khôn. Trong trường hợp khẩn cấp và thực sự phải loại bỏ răng sâu càng sớm càng tốt thì bạn vẫn có thể tiến hành trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bởi vì việc nhanh chóng loại bỏ một chiếc răng bị nhiễm trùng hoặc bị hư hại nghiêm trọng, càng sớm thì sẽ tốt hơn cho bạn và em bé hơn là để nó phát triển trong miệng.

Những thủ thuật trong khi nhổ răng có an toàn đối với phụ nữ mang thai không?

nhổ răng khôn khi mang thai

Chụp X-Quang sẽ cho thấy rõ vị trí răng khôn mọc như thế nào

Tia X-quang

Điều khiến mẹ bầu quan tâm đầu tiên về việc nhổ răng khôn khi mang thai là tiếp xúc với bức xạ từ tia X. Thực tế, tia X trong điều trị nha khoa thường sử dụng liều phóng xạ rất thấp và một liều duy nhất thường không đủ cao để gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào trong sự phát triển của thai nhi. 

Mặc dù chụp X-quang là an toàn, nha sĩ vẫn có thể khuyên bạn nên tránh chúng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng nếu trường hợp của bạn là khẩn cấp, bạn bị đau dữ dội, hay bắt buộc phải nhổ răng khôn khi mang thai ngay thì vẫn có thể tiến hành chụp X-quang để giúp nha sĩ nắm rõ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Gây mê

Để không ảnh hưởng đến thai nhi, trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bạn hãy thông báo cho nha sĩ về việc mang thai của bạn để họ có thể lựa chọn thuốc gây mê và đặt mức độ gây mê phù hợp. Đối với các trường hợp mang thai, nha sĩ sẽ sử dụng nồng độ gây mê thấp nhất có thể nhưng vẫn đủ để giúp bạn cảm thấy khi bị đau nhức trong quá trình nhổ răng. 

Bộ Y tế khuyến cáo nên tránh dùng thuốc gây mê có chứa felypressin khi mang thai vì hóa chất này làm co mạch máu. Hãy hỏi bác sĩ nha khoa nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về loại thuốc gây mê sẽ được sử dụng cho bạn. 

Các loại thuốc uống

Sau khi nhổ răng khôn, một số loại kháng sinh được chỉ định dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng như: penicillin, amoxicillin và clindamycin, được dán nhãn loại B để đảm bảo an toàn trong thai kỳ và có thể được kê đơn sau khi làm thủ thuật.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng khi mang thai

nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không

Mọc răng khôn rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai

Để giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng, hãy thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa, súc miệng nước muối… Bên cạnh đó, bạn nên cố gắng tránh những thực phẩm có hại cho rằng và đảm bảo đi kiểm tra răng miệng thường xuyên kể cả khi mang thai hay sau khi sinh. 

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đánh răng ngay sau khi nôn nghén, vì điều này có thể làm hỏng bề mặt men răng. Thay vào đó, hãy súc miệng bằng nước và chải răng sau 30 phút.

Mẹo giảm đau khi không thể nhổ răng khôn khi mang thai

Với những trường hợp không thể nhổ bỏ răng khôn khi đang mang bầu, để giảm đau mà không cần dùng đến thuốc, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau: 

- Ngậm nước muối: nước muối giúp kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa bệnh lý có thể phát sinh khi răng khôn mọc

- Chườm đá lạnh: đây là cách giúp giảm cơn đau do răng khôn mọc lên hiệu quả. Hãy chườm bên ngoài má sẽ khiến bạn dễ chịu đi rất nhiều.

- Ăn đồ ăn mềm, thức ăn được nấu kỹ, hoặc ăn cháo khi răng khôn mọc

Đặc biệt, bạn cần phải đến ngay những phòng khám và các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn hướng điều trị khi mang thai mà mọc răng khôn.

Trên đây là chia sẻ về vấn đề nhổ răng khôn khi mang thai. Sức khỏe răng miệng cũng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của người mẹ và điều đó có nghĩa nó cũng có ảnh hưởng đến em bé. Vậy nên hãy tiến hành kiểm tra và chăm sóc răng miệng thường xuyên. Hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để hạn chế tối đa những nguy cơ bệnh có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay theo hotline 19001806 để được hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,246

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám