Niềng răng bị tiêu xương có thể xảy ra với bất cứ bệnh nhân nào trong quá trình niềng răng. Vậy tỷ lệ xảy ra biến chứng này là bao nhiêu? Làm thế nào để phòng tránh? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được giải đáp!
Niềng răng có bị tiêu xương không? Lý do dẫn đến niềng răng bị tiêu xương?
Niềng răng có thể bị tiêu xương. Tiêu xương răng là hiện tượng suy giảm mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích của xương ổ răng và xung quanh chân răng dần theo thời gian. Bất thường này có thể diễn ra ở hàm trên, hàm dưới, biểu hiện âm thầm theo nhiều năm.
Có rất nhiều nguyên nhân chính dẫn đến niềng răng bị tiêu xương. Trước tiên, xét về cấu tạo răng, xương răng được hình thành từ muối khoáng sinh học nên dễ bị suy giảm về chiều cao, mật độ và thể tích khi chịu tác động của bên ngoài. Trung bình sau 3 tháng niềng răng, mật độ xương hàm đã có sự sụt giảm rõ rệt. Một số răng liền kề có thể dần di chuyển về vị trí của răng đã mắt. Trong năm đầu tiên niềng răng, bạn có thể có các biểu hiện của tiêu xương răng như má hóp, nướu trũng sâu,...

Sau khi niềng răng bạn có thể bị tiêu xương răng
Tuy nhiên, phải khẳng định răng: Tiêu xương khi niềng răng không phải lúc nào cũng xảy ra. Hiện nay, nguyên nhân khách quan làm tăng nguy cơ tiêu xương răng khi can thiệp niềng răng đến từ:
- Kỹ thuật thực hiện không đúng: Tay nghề bác sĩ kém, lực xiết trên răng không đồng đều hoặc không phù hợp có thể gây ra các tổn thương trên răng
- Chưa điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng: Việc không phát hiện hay điều trị các bệnh lý nửa vời dễ để lại các tổn thương cho xương hàm và mô nướu, ảnh hưởng xấu đến quá trình và kết quả niềng
- Quá trình dịch chuyển răng chậm: Nếu sự dịch chuyển giữa các răng diễn ra quá chậm có thể làm việc bổ sung canxi cho xương hàm bị chậm và giảm mật độ khoáng của xương.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Lười đánh răng, không cạo lưỡi, không dùng chỉ nha khoa,... có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công chân răng và khiến bạn dễ bị mắc các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu và
- Chăm sóc răng miệng không đúng: Chăm sóc răng miệng không đúng cách trong quá trình niềng răng có thể dẫn đến tình trạng viêm nha chu, viêm nướu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công chân răng
Xêm thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng
Niềng răng bị tiêu xương có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp?
Có. Niềng răng bị tiêu xương là biến chứng vô cùng nguy hiểm trong Nha khoa, một số vấn đề sức khỏe bạn có thể gặp bao gồm:
Tụt nướu chân răng
Khi các xương hàm bị tiêu đi, chúng không còn đủ khả năng để hỗ trợ mô nướu. Theo thời gian, bạn sẽ bị tụt lợi chân răng. Đặc biệt, nướu tụt càng sâu, viền nướu trở nên càng mỏng khiến chân răng lộ ra nhiều hơn so với bình thường.
Răng xô lệch, sai khớp cắn
Như đã đề cập đến ở trên, với các bệnh nhân bị tiêu xương hàm, cá răng ở hàm trên thường di chuyển về phía trong khiến khớp cắn bị lệch, không cân đối giữa hàm trên và dưới.
Răng bị lung lay, mất răng
Chân răng bị tiêu biến khiến răng mất đi điểm đỡ. Theo thời gian, các răng của hàm sẽ trở nên lung lay, thậm chí lung lay và mất răng vĩnh viễn.
Nhai nuốt khó khăn
Tình trạng tiêu xương sẽ khiến sức cắn của răng bị giảm, khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng. Nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ càng ngày càng chán ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém và dễ gặp các bệnh lý bằng vấn đề dạ dày và đường tiêu hoá.

Bạn có thể bị tụt nướu sau khi niềng răng
Cách điều trị khi bị tiêu xương do niềng răng
Với các trường hợp bị tiêu xương do niềng răng, có 2 phương pháp điều trị chính như sau:
- Ghép xương hàm: Bệnh nhân sẽ được sử dụng xương nhân tạo hoặc xương từ cơ thể để ghép vào vùng xương có răng bị tiêu. Theo thời gian, xương sẽ tái tạo, phục hồi và bảo tồn xương.
- Nâng xoang hàm: Với các ca tiêu xương hàm suy giảm và hàm thấp dần, bác sĩ có thể chỉ định bạn nâng xoang kín hoặc mở và kết hợp cùng phương pháp ghép xương.
Các biện pháp phòng tránh tiêu xương chân răng khi niềng
Để phòng ngừa các biến chứng do tiêu xương khi niềng răng gây ra, bạn nên chủ động lựa chọn Chuyên khoa Răng hàm mặt tại các Bệnh viện uy tín. Nếu được thực hiện niềng răng bởi các bác sĩ tay nghề cao, hệ thống máy móc hiện đại bạn sẽ được niềng và chăm sóc răng khoá học, đúng cách, giảm thiểu rủi ro tiêu xương hay các biến chứng khác.
Thứ hai, bạn nên điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi niềng. Hãy kiểm tra và điều trị kỹ các bệnh lý này trước khi thực hiện niềng răng.

Hãy đi khám và điều trị các bệnh lý răng miệng trước khi niềng răng
Thứ ba, hãy sắp xếp thời gian đi kiểm tra răng miệng định kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn niềng răng để kịp thời phát hiện và điều trị các mảng bám, xử lý sâu răng kịp thời.
Thứ tư, bạn hãy tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưu canxi, vitamin A, D,E,... vào bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt là canxi bởi đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc bồi đắp và phát triển răng.
Có thể nói, niềng răng bị tiêu xương là một trong số các sự cố trong nha khoa gây biến dạng khuôn mặt và khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt. Để chủ động phòng ngừa tiêu răng, bạn nên lựa chọn các cơ sở thăm khám Nha khoa đáng tin cậy để niềng và chăm sóc răng.