Niềng răng giai đoạn nào đau nhất là thắc mắc chung của nhiều người đang có ý định chỉnh nha. Bởi đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức, sự kiên nhẫn của cả bác sĩ và bệnh nhân thì răng mới có thể về đúng vị trí mong muốn. Về vấn đề này, bài viết ngay sau đây sẽ cung cấp lời giải đáp hữu ích dành cho bạn.
Những yếu tố có liên quan đến mức độ đau khi niềng răng
Có 3 yếu tố chính quyết định nhiều đến mức độ đau khi niềng răng là độ tuổi, chế độ ăn uống và tay nghề của bác sĩ. Cụ thể:
Đội tuổi là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến mức độ đau khi niềng răng. Thông thường, nếu niềng răng khi còn trẻ tuổi tức lúc cung hàm vẫn chưa ổn định và đang tiếp tục phát triển thì bạn chỉ phải trải qua cơn đau nhức nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, cơn đau cũng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, việc nắn chỉnh hàm cũng dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Theo các nha sĩ, 12 đến 16 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng. Tuy nhiên, những người lớn tuổi hơn vẫn có thể thực hiện phương pháp này nhưng sẽ phải đối mặt với cảm giác đau và cần nhiều thời gian hơn một chút. Nguyên nhân là do cần phải có một lực kéo mạnh thì mới có thể di chuyển được răng về đúng vị trí.
12 đến 16 tuổi là độ tuổi thích hợp để niềng răng thẩm mỹ
Ngoài ra, 6 đến 9 tuổi là cũng là thời gian tốt để các bậc phụ huynh cho trẻ thực hiện các liệu pháp tiền chỉnh nha. Trường hợp răng trẻ có hiện tượng mọc lệch vì bạn nên đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra và loại bỏ nếu cần thiết.
Sau khi niềng răng, chắc chắn bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống để giảm cảm giác đau đồng thời giúp quá trình chỉnh nha được thuận lợi hơn. Trong trường hợp bạn không tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định đã được đề ra thì chắc chắn cường độ đau, ê buốt khi niềng sẽ gia tăng hơn rất nhiều. Chẳng hạn như việc ăn đồ quá cứng, quá nóng hay quá lạnh, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đường,... Đây đều là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng, nhất là khi răng đang bị nhạy cảm do ảnh hưởng của việc niềng.
Tay nghề của bác sĩ chỉnh nha cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ đau khi niềng răng. Bởi đây là kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người thực hiện để tránh gây tác động đến xấu tới những bộ phận khác trên răng. Khi đạt được yêu cầu này, chắc chắn quá trình niềng răng sẽ không gây đau đớn nhiều. Bởi thế mà việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện chỉnh nha là điều vô cùng quan trọng.
- Phương pháp niềng được áp dụng
Thông thường, phương pháp niềng răng có mắc cài sẽ gây đau đớn nhiều hơn cho bệnh nhân. Bởi răng phải chịu áp lực nhiều bởi những cơn siết chặt từ mắc cài do dây cung được bác sĩ tác dụng lực lên để kéo răng về đúng vị trí mong muốn. Do đó, mỗi lần siết dụng cụ này bạn đều có cảm giác đau đớn, khó chịu. Những cơn đau này sẽ âm ỉ liên tục chứ không dừng lại ngay khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài lại được đánh giá cao về hiệu quả, giúp khắc phục tình trạng hô, móm hay răng mọc khấp khểnh nhanh nhất.
Niềng răng trong suốt ít gây đau đớn hơn so với loại niềng có mắc cài
Phương pháp niềng răng trong suốt thường ít gây đau hơn cho người thực hiện. Bởi nó không cần tới khí cụ căn chỉnh lực như mắc cài hay dây cung. Tuy nhiên, niềng răng trong suốt lại chỉ phù hợp với những người bị hô, móm hay răng khấp khểnh nhẹ.
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Nhổ răng, tách kẽ răng và gắn mắc cài, dây cung chính là lời giải đáp cho thắc mắc niềng răng giai đoạn nào đau nhất. Cụ thể:
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất? - Nhổ răng khi niềng
Khi niềng răng, có tới 80% trường hợp cần loại bỏ một hoặc một số răng không cần thiết. Mục đích của việc làm này là để tạo ra khoảng trống phù hợp cho các răng được dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn. Do đó, đây là giai đoạn được nha sĩ cũng như nhiều người bệnh đáng giá là đau nhất trong quá trình chỉnh nha.
Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Với sự phát triển mạnh mẽ của y khoa thì hiện nay việc đau khi nhổ răng đã có thể được khắc phục dễ dàng như việc áp dụng thuốc tê hay kỹ thuật nhổ của bác sĩ. Ngoài ra, tùy vấn đề mà răng cần loại bỏ như sâu, viêm tủy thì mức độ đau cũng khác nhau.
Theo các chuyên gia, việc nhổ răng để phục phụ quá trình niềng răng hay trong bất cứ trường hợp nào đều có thể gây đau, viêm, sưng tại vị nhổ trong 3 đến 5 ngày. Nếu như trong thời gian này, bạn biết cách chăm sóc răng miệng tốt và ăn uống điều độ thì tình trạng trên sẽ sớm biến mất hơm.
Nhổ răng chính là giai đoạn đau nhất khi niềng răng
Giai đoạn tách kẽ răng
Tách kẽ răng là bước đầu tiên của quá trình niềng răng. Đây cũng là giai đoạn mà bạn sẽ cảm thấy đau đớn và hơi ê răng, thậm chí khi ăn còn có cảm giác cộm giống như bị mắc thức ăn vào kẽ răng. Tuy nhiên, tình trạng trên thường biến mất rất nhanh chóng.
Thông thường, độ dày cần thiết khi tách kẽ răng là khoảng 2mm. Bác sĩ sẽ đặt vào kẽ hở của hai răng một dụng cụ nha khoa chuyên dụng để tạo khoảng trống giúp răng có thể di chuyển dễ hơn.
Có rất nhiều cách giúp tách kẽ răng, trong đó phổ biến nhất phương pháp tách thun. Sau khoảng 5 đến 7 ngày, giữa 2 răng sẽ xuất hiện khe thưa trống để giúp bác sĩ gắn khâu vào răng cối.
Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung niềng răng
Gắn mắc cài và dây cung cũng có thể là câu trả lời cho thắc mắc niềng răng giai đoạn nào đau nhất. Khi thực hiện công đoạn này, phần má, môi, nướu và cả lưỡi của bạn có thể chưa quen với việc mang một bộ niềng cứng nhắc trên hàm. Do đó, những cảm giác khó chịu, vướng víu khi ăn nhai hay giao tiếp là điều không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, việc gắn mắc cài và dây cùng còn là nguyên nhân dẫn tới những cơn đau nhức âm ỉ trên răng cho người bệnh. Bởi đây là lúc mà dây cung bắt đầu có những tác dụng lực đầu tiên lên mắc cài để có thể kéo răng về đúng vị trí như mong muốn ban đầu.
Vị trí gắn mắc cài, dây cung và dây thun niềng răng
Tùy theo cơ địa và mức độ nhạy cảm của răng mà cường độ đau nhức của mỗi người sẽ khác nhau. Do đó, có người chỉ bị đau nhẹ, không ảnh hưởng đáng kể tới khả năng ăn uống và việc nghỉ ngơi. Ngược lại cũng có người lại bị đau tới mức cần tới sự trợ giúp của thuốc giảm đau.
Một số lưu ý giúp hạn chế cảm giác đau khi niềng răng
Niềng răng là phương pháp khắc phục những khuyết điểm trên hàm răng một cách an toàn do bảo toàn được tối đa các mô răng sinh lý và cũng không phạm đến khoảng sinh học của răng. Tuy nhiên, để có thể chỉnh các răng bị sai lệch khớp cắn về đúng vị trí phù hợp, bạn bắt buộc phải trải qua những cơn ê buốt, căng tức trên răng. Để hạn chế cảm giác khó chịu này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Bôi sáp nha khoa: Trường hợp bị mắc cài cọ sát vào má khiến bộ phận này bị tổn thương, gây đau đớn thì bạn có thể sử dụng sáp nha khoa bất cứ lúc nào để gây tê và giảm đau.
- Chườm đá: Việc chườm đá ở khu vực má tại vị trí răng bị đau nhức và massage nhẹ nhàng cũng là cách tốt để giảm cảm giác khó chịu. Lúc này, hơi mát của đá sẽ có tác dụng như một chất gây tê tại chỗ.
- Sử dụng thực phẩm mềm và dễ nuốt: Những thực phẩm này sẽ giúp bạn dễ dàng nhai nuốt hơn, nhờ vậy mà giảm đáng kể cảm giác đau khi niềng răng.
Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc: Niềng răng giai đoạn nào đau nhất. Nếu bạn đang phân vân không biết có nên thực hiện kỹ thuật này không thì hãy tham khảo kỹ ý kiến kiến của nha sĩ để có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.