Niềng răng tháo lắp là một trong những phương pháp chỉnh nha đang được nhiều người ưa chuộng do có tính thẩm mỹ cao. Mặc dù vậy, sử dụng niềng răng tháo lắp trẻ em có thực sự đem lại hiệu quả hay không? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Niềng răng tháo lắp là gì?
Trong niềng răng chỉnh nha có hai phương pháp chính là niềng răng cố định hoặc niềng răng tháo lắp. Với niềng răng cố định là phương pháp niềng răng truyền thống, còn phương pháp niềng răng tháo lắp là phương pháp hiện đại.
Niềng răng tháo lắp là phương pháp mà người bệnh có thể tháo ra và lắp vào trong quá trình niềng răng. Phương pháp này còn gọi là niềng răng không mắc cài vì sử dụng những khay niềng dễ dàng đeo, tháo dễ nắn chỉnh tình trạng sai lệch răng.
Niềng răng tháo lắp là phương pháp chỉnh nha mà nhiều người lựa chọn khi quyết định niềng răng
Những ưu điểm nổi bật của phương pháp niềng răng tháo lắp là:
- Không sử dụng các khí cụ niềng răng như: Mắc cài, dây cung, dây thun mà được sử dụng khay niềng theo khung hàm của người bệnh.
- Quá trình đeo đơn giản, người bệnh sử dụng khay niềng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thời gian tái khám, theo dõi tình trạng khoảng 2-3 tháng/lần.
- Người bệnh có thể thấy rõ sự thay đổi dựa trên sự so sánh khay niềng đầu tiên và khay niềng cuối cùng.
- Sử dụng hàm chỉnh nha tháo lắp đem lại độ thẩm mỹ cao.
Niềng răng tháo lắp trẻ em có thể sử dụng trong thời kỳ phát triển của trẻ, niềng răng tháo lắp không chỉ điều chỉnh vị trí răng mà còn giúp tránh được các vấn đề liên quan đến sức khỏe nha khoa. Niềng răng tháo lắp trẻ em là một phương pháp sử dụng khí cụ niềng răng có thể tháo lắp giúp dễ dàng hơn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng của trẻ.
Một số phương pháp niềng răng tháo lắp trẻ em phổ biến
Dưới đây là một số phương pháp niềng răng tháo lắp trẻ em phổ biến mà cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ:
Niềng răng khay hướng dẫn mọc răng (hàm trainer)
Đây là phương pháp phù hợp với trẻ đang thay răng sữa từ 5-7 tuổi. Khay niềng sẽ áp dụng cơ chế tạo lực ép và đẩy các răng mọc vĩnh viễn theo đúng vị trí cung hàm. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bé loại bỏ những tật xấu khác ảnh hưởng đến răng miệng như mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay,...
Sử dụng hàm trainer để hướng dẫn mọc răng dành cho trẻ đang thay răng
Niềng răng tháo lắp kim loại
Niềng răng tháo lắp bằng kim loại được thiết kế theo vòng miệng của người bệnh. Thường sử dụng chất liệu bằng nhựa kết hợp các vòm khung bằng kim loại. Khi kết hợp, chúng sẽ tạo lực kéo đưa răng về đúng vị trí của chúng.
Niềng răng tháo lắp khí cụ chỉnh nha Facemask
Với phương pháp này, hàm chức năng giúp chỉnh hình xương từ đó cải thiện tình trạng khớp cắn ngược của bé. Niềng răng tháo lắp khí cụ chỉnh nha Facemask thường phù hợp với trẻ đang trong quá trình phát triển xương hàm, thay răng từ 6-12 tuổi. Phương pháp này được hoạt động theo cơ chế sử dụng lực bên ngoài miệng tác động và kích xương hàm, từ đó giúp trẻ giảm móm và đưa trở về khớp cắn chuẩn.
Niềng răng trong suốt Invisalign First, Invisalign Teen
Đây là phương pháp niềng răng hiện đại được làm từ nhựa nha khoa trong suốt cao cấp. Với khay niềng được thiết kế ôm sát chân răng của người bệnh. Từ đó, trong quá trình niềng không có cảm giác đau và vướng víu.
Bộ Invisalign First thường được sử dụng với trẻ trong độ tuổi từ 8-10 tuổi. Đối với Invisalign Teen phù hợp với trẻ từ 10 tuổi đến 12 tuổi.
Sử dụng niềng răng trong suốt sẽ giảm tình trạng đau và vướng víu trong quá trình niềng
Phương pháp niềng răng tháo lắp trẻ em có hiệu quả không?
Phương pháp sử dụng niềng răng tháo lắp trẻ em đem lại sự cải thiện đáng kể tình trạng hô, móm, răng chen chúc, răng thưa khấp khểnh,... từ đó giúp trẻ phát âm chuẩn hơn, đúng khớp cắn và hạn chế được các thói quen xấu (mút tay, đẩy lưỡi,...). Ngoài ra, sử dụng niềng tháo lắp có thể vệ sinh răng miệng dễ dàng, ăn uống thoải mái, không lo bám dính thức ăn gây sâu răng, có tính thẩm mỹ cao và giúp bé tránh khỏi các bệnh lý về răng miệng.
Niềng răng tháo lắp trẻ em đem lại hiệu quả và tính thẩm mỹ cao. Người bệnh có thể theo dõi sự thay đổi khi quan sát các khay niềng. Qua mỗi lần thay khay, răng và cung hàm của trẻ đều có sự thay đổi.
Thông thường, mỗi khay niềng độ dịch chuyển khoảng 0.2mm, xuyên suốt mỗi khay trong quá trình niềng. Vì vậy, để nhận thấy rõ ràng nhất thì nên so sánh khay niềng đầu tiên và khay niềng cuối cùng.
Sử dụng phương pháp niềng răng tháo lắp có thể cải thiện các tình trạng của răng
Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý: Niềng răng tháo lắp thường phù hợp với trường hợp răng có khiếm khuyết mức độ nhẹ. Trong trường hợp phức tạp hơn thì bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp niềng mắc cài. Nguyên nhân vì khay niềng tạo lực kém hiệu quả hơn và thời gian niềng lâu hơn so với niềng mắc cài truyền thống.
Quy trình thực hiện niềng răng tháo lắp
Khi quyết định lựa chọn niềng răng tháo lắp cho trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo để nắm được quy trình thực hiện cơ bản như sau:
- Thăm khám với bác sĩ, thống nhất phương pháp niềng răng.
- Bác sĩ thực hiện lấy dấu hàm để thiết kế khay niềng cho từng người bệnh.
- Sau khi chế tạo khay niềng, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách sử dụng và vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng.
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh khay niềng.
Trong suốt quá trình niềng răng, cha mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng của bé để đảm bảo không gặp các vấn đề về răng.
Những lưu ý khi niềng răng tháo lắp trẻ em
Để niềng răng tháo lắp đạt hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau khi có con niềng răng:
- Thực hiện thời gian đeo khay niềng theo chỉ định của bác sĩ: Bệnh nhân cần tuân thủ thời gian đeo niềng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Trẻ nên đeo khay niềng 24/24h hoặc tối thiểu 22/24h. Chỉ nên tháo khi cho ăn uống và quy trình vệ sinh răng miệng.
- Vệ sinh khay niềng: Cha mẹ có thể hướng dẫn và hỗ trợ trẻ khi vệ sinh niềng sạch sẽ sau khi ăn uống để tránh nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng trong quá trình niềng răng.
- Không sử dụng nước nóng để ngâm rửa khay niềng: Khay nhựa thường được làm bằng nhựa nên sẽ bị biến dạng khi ngâm vào nước nóng. Chính vì vậy, tuyệt đối không để nước nóng/nước sôi tiếp xúc với khay niềng.
- Không cắn đồ cứng khi đeo khay niềng: Khay niềng có thể bị nứt, móp hoặc vỡ nếu cắn đồ ăn quá cứng. Do đó, nếu sử dụng khay niềng thì nên ăn các loại thức ăn mềm, miếng nhỏ,...
- Vệ sinh răng miệng: Sau mỗi lần ăn, bạn nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm để giữ vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, duy trì thói quen sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám trên răng mà tránh ảnh hưởng đến nướu và răng.
Trẻ nên đeo khay niềng 24/24 để đem lại hiệu quả tốt nhất
Đối với câu hỏi “Có nên sử dụng niềng răng tháo lắp trẻ em hay không?”, câu trả lời là có. Để phương pháp chỉnh nha này đạt hiệu quả cao nhất, cha mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và khay niềng của trẻ. Đồng thời, chế độ ăn uống cũng cần thay đổi để phù hợp hơn cho bé.
Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, cha mẹ đã có những thông tin ưu nhược điểm của niềng răng tháo lắp trẻ em để lựa chọn cho con phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất. Để được kiểm tra, tư vấn và lựa chọn phương pháp chỉnh nha hiệu quả, các bậc phụ huynh có thể gọi đến số hotline 1900 1806 để đặt lịch khám cho bé tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.