Nuốt nghẹn ở cổ là dấu hiệu của bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?

Ngọc Anh

02-02-2025

goole news
16

Nuốt nghẹn ở cổ là tình trạng thường gặp, gây ra cảm giác thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố, từ các bệnh lý về thực quản đến các vấn đề thần kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, nuốt nghẹn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người bệnh. 

Nuốt nghẹn là gì? Phân loại nuốt nghẹn ở cổ

Nuốt nghẹn ở cổ là hiện tượng thức ăn/ nước uống khó di chuyển từ miệng xuống dạ dày, nuốt chậm, khó nuốt và gây cảm giác khó chịu ở cổ khi ăn uống, nuốt nước bọt. Bất thường về mặt sức khoẻ này thường xảy ra với nhiều người già do cấu trúc cơ, thực quản đã bị suy yếu theo thời gian hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh lý đường hô hấp, tiêu hoá khác. 

Triệu chứng nuốt nghẹn ở cổ

Bạn nên cảnh giác nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện bất thường dưới đây:

  • Đau ở cổ khi nuốt
  • Cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng, ngực hoặc phía sau xương ức
  • Chảy nước dãi 
  • Giọng nói thay đổi, khàn tiếng
  • Trào ngược dạ dày
  • Ợ nóng
  • Ho hoặc nôn trớ khi nuốt

Bạn nên cảnh giác nếu bản thân có các triệu chứng nuốt nghẹn ở cổ

Bạn nên cảnh giác nếu bản thân có các triệu chứng nuốt nghẹn ở cổ

Nuốt nghẹn ở cổ là biểu hiện của bệnh lý nào?

Nuốt nghẹn ở cổ họng là hệ quả do rất nhiều vấn đề sức khoẻ gây ra. Theo các chuyên gi, mọi bất thường liên quan tới dây thần kinh hay cơ đều có thể dẫn đến bất thường này, có thể kể đến như sau:

Rối loạn cơ

Nuốt nghẹn ở cổ có thể là do hệ thống cơ bị suy yếu hoặc rối loạn chức năng như:

Vấn đề sức khoẻ

Mô tả

Co thắt tâm vị

Co thắt tâm vị là tình trạng cơ vòng tâm vị (cơ ở nơi thực quản kết nối với dạ dày) co cứng không tự chủ, khiến thức ăn hoặc chất lỏng không thể đi qua vào dạ dày.

Do đó, quá trình nuốt bị cản trở và làm cho bệnh nhân cảm thấy nuốt nghẹn, đặc biệt khi ăn thức ăn đặc.

Rối loạn cơ nhẵn hầu

Cơ nhẵn trong hầu có nhiệm vụ đẩy thức ăn xuống thực quản. Nhưng nếu bộ phận này co thắt quá mức thì có thể gây ra tình trạng thức ăn không được di chuyển qua hầu, dẫn đến nuốt nghẹn ở cổ.

Co thắt thực quản

Co thắt thực quản là tình trạng cơ thực quản co cứng không đúng lúc, dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình nuốt. Các chuyển động này có thể xảy ra ở phần trên hoặc phần dưới thực quản và gây khó khăn trong việc di chuyển thức ăn xuống dạ dày. 

Kết quả là bệnh nhân sẽ cảm thấy như có thức ăn mắc lại ở cổ hoặc ngực, kèm theo đau ngực hoặc cảm giác căng thẳng khi nuốt.

Chứng loạn dưỡng cơ

Trong loạn dưỡng cơ, các cơ chịu trách nhiệm vận động, bao gồm cả cơ vùng thực quản và cổ họng bị suy yếu theo thời gian. Kết quả là các  cơ thực quản và các cơ hầu họng không đủ mạnh để đẩy thức ăn xuống dạ dày nên người bệnh cảm thấy khó chịu khi uống, nuốt thức ăn

Bệnh nhược cơ

Đây là một rối loạn tự miễn dịch làm suy yếu các cơ bắp, bao gồm cả các cơ tham gia vào quá trình nuốt. Các cơ vận động liên quan đến việc nuốt bị yếu đi, khiến thức ăn không thể di chuyển dễ dàng qua thực quản.

Viêm cơ

Viêm cơ là tình trạng viêm nhiễm của các cơ bắp do nhiễm trùng, bệnh tự miễn hoặc các nguyên nhân khác. Viêm cơ ở vùng thực quản và hầu có thể gây yếu cơ và đau, làm giảm khả năng nuốt bình thường.

Xơ cứng bì

Xơ cứng bì là một bệnh tự miễn có đặc trưng là sự tích tụ mô xơ (sẹo) trong các cơ quan, bao gồm cả thực quản. Sự tích tụ mô xơ này có thể làm giảm khả năng co giãn của thực quản và cơ vòng, dẫn đến biểu hiện nuốt nghẹn ở cổ

Các bất thường cơ học gây nuốt nghẹn ở cổ thường liên quan đến sự giảm khả năng co bóp của các cơ trong đường tiêu hóa, đặc biệt là các cơ nhẵn của thực quản và hầu. Những bệnh lý này có thể gây cảm giác thức ăn bị mắc lại, đau hoặc khó chịu khi nuốt, và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như sụt cân và suy dinh dưỡng.

Bất thường ở thực quản

Các bất thường thực thể ở thực quản như viêm, hẹp, túi thừa, hoặc sẹo do trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể làm tắc nghẽn hoặc cản trở sự di chuyển của thức ăn qua thực quản.  Ví dụ:

  • Viêm thực quản do trào ngược: Gây kích thích niêm mạc, kích ứng và làm hẹp thực quản khiến quá trình nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn
  • Túi thừa thực quản: Gây tích tụ thức ăn  trong các túi ở thực quản và cảm giác nuốt nghẹn ở cổ họng
  • Sẹo hẹp thực quản: Thường do trào ngược hoặc tổn thương sau nuốt phải hóa chất.
  • Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan: Diễn ra khi có quá nhiều tế bào bạch cầu tích tụ trong thực quản khiến khớp cứng lại và có cảm gáic khó nuốt
  • ….

Rối loạn hệ thần kinh và não

Các rối loạn thần kinh làm ảnh hưởng đến cơ chế vận động và phối hợp của các cơ tham gia nuốt và gây ra bất thường nuốt nghẹn ở cổ họng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, các bất thường có thể gây rối loạn hệ thần kinh và não như:

  • Đột quỵ: Gây tổn thương vùng não kiểm soát cơ chế nuốt, dẫn đến yếu hoặc liệt các cơ vùng hầu họng.
  • Bệnh Parkinson: Làm thoái hoá các mô trong não và gây biến chứng các hoạt động sinh hoạt. Kết quả là người bệnh không thể kiểm soát các cơ, bao gồm cơ thực quản và hầu, gây khó nuốt.
  • Xơ cứng cột bên teo cơ (ALS): Làm suy yếu toàn bộ dây thần kinh truyền tín hiệu cho cơ bắp, trong đó có cơ thực quản và hầu.
  • Bệnh đa xơ cứng (MS): Rối loạn tự miễn làm tổn thương các dây thần kinh trong não và tuỷ sống, hệ miễn dịch tự động tán công các tế bào khoẻ mạnh.

Các vấn đề về nuốt có thể liên quan đến hệ thần kinh

Các vấn đề về nuốt có thể liên quan đến hệ thần kinh

Ung thư thực quản 

Ung thư thực quản thường gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển qua. Trong giai đoạn bệnh tiến triển có thể gây cảm giác nghẹn ngày càng nặng, từ khó nuốt thức ăn đặc cho đến thức ăn lỏng. Một số triệu chứng đi kèm bạn cần chú ý như sụt cân, mệt mỏi, đau ngực, hoặc khàn tiếng.

Lão hoá

Quá trình lão hóa làm giảm sức mạnh và sự phối hợp của các cơ tham gia vào cơ chế nuốt.

Cơ thực quản và cơ vòng có thể suy yếu hoặc chậm phản ứng, làm thức ăn dễ mắc lại ở cổ họng hoặc thực quản.

Ngoài ra, các bệnh lý đi kèm ở người lớn tuổi như trào ngược, bệnh thần kinh, hoặc khối u cũng làm tăng nguy cơ nuốt nghẹn ở cổ họng.

Cách chẩn đoán dành cho các bệnh nhân nuốt nghẹn ở cổ

Để xác định nguyên nhân nuốt nghẹn và đau họng, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời bằng cách thực hiện các phương pháp cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu: Giúp chẩn đoán các bệnh lý toàn thân hoặc bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến cơ và thần kinh liên quan đến cơ chế nuốt.
  • Kiểm tra trở kháng và pH: Phát hiện trào ngược axit và các rối loạn vận động thực quản có thể gây nuốt nghẹn.
  • Nội soi ống tiêu hoá: Sử dụng một ống nội soi mềm có camera để quan sát từ hầu họng xuống đến dạ dày và tá tràng nhằm phát hiện bất thường thực thể trong đường tiêu hóa.
  • Chụp X Quang ngực - cổ: Đánh giá hình ảnh tổng quát của lồng ngực, bao gồm thực quản, khí quản và tim. Đồng thời, bác sĩ sẽ tìm dấu hiệu khối u, tràn dịch màng phổi, hoặc dị vật trong thực quản.
  • Chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ:  Phát hiện chính xác các tổn thương thực thể và xác định giai đoạn bệnh, rất hữu ích khi cần đánh giá tổn thương thần kinh, viêm cơ hoặc ung thư di căn.

Bạn có thể được chỉ định chụp cắt lớp vi tính để tìm nguyên nhân gốc rễ

Bạn có thể được chỉ định chụp cắt lớp vi tính để tìm nguyên nhân gốc rễ

Điều trị bệnh lý nuốt nghẹn ở cổ

Bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ cá nhân phù hợp. Một số phương pháp có thể được ứng dụng như:

  • Dùng thuốc để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản,...
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Ưu tiên đồ ăn mềm, dễ nhai, tránh đồ ăn hay thức uống quá nóng, lạnh
  • Biện pháp chăm sóc cức khoẻ khác: Nếu nguyên nhân bệnh lý liên quan đến thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định tiêm botylinum để cải thiện tình trạng co thắt cơ hoặc cân nhắc thực hiện thủ thuật mở rộng thực quản hay loại bỏ dị vật gây nghẹn
  • Truyền thức ăn bằng ống: Nếu bệnh lý diễn biến nặng, bệnh nhân không ăn uống được, các bác sĩ sẽ truyền thức ăn bằng ống cho bệnh nhân để thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau. 

Uống thuốc là một trong số cách điều trị bệnh thường gặp

Uống thuốc là một trong số cách điều trị bệnh thường gặp

Phòng ngừa nuốt nghẹn ở cổ

Rất tiếc hiện nay chưa có biện pháp nào để phòng tránh triệu chứng nghẹn ở cổ họng. Cách tốt nhất là bạn nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống, chủ động ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế nguy cơ khó nuốt. Đồng thời, bạn nên thăm khám sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời tại các Bệnh viện lớn.

Hiện nay Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám các bệnh lý tai mũi họng và tiêu hoá uy tín. Đây là chuyên khoa quy tụ các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề như BS CKII Nguyễn Thị Thu Yến, BS CKI Mai Văn Nghĩa, Ths.Bs Đỗ Thái Sơn,... kết hợp với hệ thống trang thiết bị, máy móc công nghệ cao như:

  • Bàn khám Tai mũi họng đa năng VIP
  • Máy nội soi phẫu thuật Karl Stortz
  • Hệ thống nội nội soi ống cứng Karl Stortz
  • Bộ dụng cụ mổ chỉnh hình vách ngăn Karl Stortz
  • Máy cắt đốt plasma…..

Với quy trình thăm khám nhanh gọn, dịch vụ tiện nghi, đầy đủ chắc chắn sẽ đem lại trải nghiệm thăm khám an toàn, an tâm và hài lòng cho mọi quý khách hàng. 

Có thể nói, nuốt nghẹn ở cổ là cảm giác thức ăn mắc kẹt, khó nuốt, như có vật gì đó cản trở ở cổ họng. Tình trạng nuốt nghẹn có thể từ nhẹ, gây khó chịu khi ăn uống, đến nặng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sức khoẻ càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng nguy hiểm do sức khoẻ gây ra.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

6

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám