Nút ráy tai ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt với những bé có cơ địa ráy tai khô cứng hoặc được vệ sinh tai không đúng cách. Khi nút ráy tai tích tụ lâu ngày, bé có thể bị nghe kém tạm thời, ù tai và tăng nguy cơ bị viêm tai giữa, sốt,....
Nút rát tai trẻ nhỏ là gì?
Nút ráy tai ở trẻ nhỏ là tình trạng ráy tai tích tụ quá mức, tạo thành khối ráy tai cứng, bít tắc ống tai, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Trên thực tế, ráy tai bản chất là hỗn hợp tế bào chết, chất nhờn từ tuyến bã trong tai và bụi bẩn từ môi trường. Bình thường, tai có cơ chế tự làm sạch, lớp nhung mao trên bề mặt tuyến sẽ đẩy ráy tai ra ngoài theo thời gian. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, cơ chế này chưa thực sự hoàn thiện, cộng thêm việc tai trẻ nhạy cảm, ống tai hẹp nên ráy tai dễ tích tụ thành nút.

Nút ráy tai dễ hình thành khi ráy tai tích tụ quá mức thành khối cứng
Đây không phải vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nhưng rát y tai tích tụ dễ dẫn đến các vấn đề như trầy xước da, chảy máu, thủng màng nhĩ, viêm tai ngoài, viêm tai giữa, giảm thính lực,...
Xêm thêm: Viêm tai giữa thủng màng nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Nguyên nhân gây ra tình trạng nút ráy tai trẻ nhỏ
Các bác sĩ Tai mũi họng cho hay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nút ráy tai ở trẻ, phổ biến bao gồm:
- Vệ sinh tai không đúng cách: Dùng tăm bông, que lấy ráy tai để ngoáy sâu vào ống tai không những không làm sạch hoàn toàn mà còn đẩy ráy tai vào sâu, khiến ráy tai khó thoát ra ngoài và dễ đóng thành nút cứng.
- Đặc điểm cơ địa của trẻ: Mỗi bé có đặc điểm tai khác nhau, một số trẻ có tuyến nhờn hoạt động mạnh, sinh nhiều ráy tai hơn bình thường. Đặc biệt, trẻ có ráy tai khô cứng cũng dễ gặp tình trạng này.
- Ảnh hưởng từ môi trường sống nhiều nhiều bụi bẩn, ô nhiễm hoặc thường xuyên bơi lội dễ bị nước vào tai, làm ráy tai vón cục. Ngoài ra, trẻ hay dùng tai nghe (khi xem video, nghe nhạc) cũng có nguy cơ có nhiều ráy tai hơn.
- Dị tật ở tai: Ống tai của trẻ nhỏ ngắn và hẹp hơn người lớn, khiến ráy tai khó thoát ra ngoài. Một số trẻ sinh ra có ống tai cong hoặc hẹp bẩm sinh, dễ tích tụ nút ráy.

Nguyên nhân chính hình thành nút ráy tai là vệ sinh không đúng cách
Khi nào bạn nên đi lấy ráy tai cho bé?
Trái ngược với suy nghĩ của ba mẹ, bạn không nên lấy ráy tai cho trẻ mỗi ngày. Thay vào đó, bạn chỉ thực hiện lấy nút ráy tai cho bé nếu con có các biểu hiện như:
- Hay kéo tai, gãi tai.
- Nghe kém, gọi không quay lại.
- Bị ngứa tai, khó chịu trong tai.
- Tai có mùi hôi hoặc chảy dịch.
- Ráy tai bít kín lỗ tai.
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 2 tuổi, cha mẹ nên không tự ý lấy ráy tai tại nhà nếu không thực sự có kinh nghiệm và hạn chế các vấn đề sức khoẻ như:
- Thủng màng nhĩ
- Đau tai
- Nhiễm trùng tai, nhiễm trùng lan đến sọ não (Hiếm khi xảy ra nhưng rất nguy hiểm)
Cách xử lý khi bé có nút ráy tai
Khi phát hiện có nút rát tai trẻ nhỏ, bạn không nên lấu ráy tai cho con luôn mà nên tham khảo các hướng dẫn như sau:
Hãy chủ động quan sát trước. Nếu ráy tai mềm, nằm gần cửa tai, có thể tự xử lý nhẹ nhàng. Nhưng nếu nút ráy cứng, sâu trong tai hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau tai, chảy dịch, sốt thì cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể tự lấy ráy tai cho con tại nhà
Trong trường hợp có thể tự lấy nút ráy tai tại nhà, bạn nên sử dụng dung dịch nhỏ tai chuyên dụng cho trẻ nhỏ (theo chỉ định bác sĩ), nhỏ khoảng 10 - 15 giọt/ lần và nhỏ khoảng 5 -7 lần/ ngày để làm mềm nút ráy. Tuyệt đối không dùng dầu ăn, oxy già hay các dung dịch lạ khi chưa được kiểm chứng. Sau đó, hãy đợi 5 - 7 ngày để ráy tai mềm ra và trôi ra ngoài.
Chú ý, không dùng tăm bông hay vật cứng ngoáy sâu vào ống tai, đợi đến khi ống tai mềm ra và dịch được đẩy hết ra ngoài.
Ngoài ra, sau khi lấy ráy tai, bạn vẫn nên đưa bé đến Bệnh viện ngay nếu:
- Bé vẫn cảm thấy đau tai, khó chịu kéo dài
- Có dấu hiệu viêm tai (sốt, tai chảy mủ, có mùi hôi)
- Ù tai, nghe kém tiếp diễn ngay sau khi lấy ráy
Hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh tai cho bé hàng ngày
Để ngăn ngừa tình trạng nút ráy tai ở trẻ, cha mẹ nên thực hiện vệ sinh tai cho trẻ theo hướng dẫn sau:
- Dùng khăn mềm hoặc tăm bông chỉ lau nhẹ nhàng vành tai và cửa tai ngoài (trẻ 36 tháng tuổi)
- Sau khi tắm hay bơi, nghiêng đầu bé để nước thoát ra ngoài, giữ cho tai bé khô ráo
- Không để bé đeo tai nghe liên tục quá lâu.
- Đưa bé đi thăm khám và lấy ráy tai định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm bất thường.
- Không lấy ráy tai cho bé quá thường xuyên, chỉ lấy ráy tai 2 lần/ tháng

Mẹ nên làm sạch vành tai của bé bên ngoài bằng tăm bông để phòng ngừa ráy tai tích tụ quá nhiều
Nếu cha mẹ vẫn không tự tin khi lấy ráy tai cho bé tại nhà, hãy đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám và lấy ráy tai an toàn. Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giàu kinh nghiệm sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề về tai, sử dụng dụng cụ y tế vô trùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đôi tai nhạy cảm của trẻ.
Có thể nói, nút ráy tai trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến, thường bắt nguồn từ môi trường sống nhiều bụi bẩn. Dù không nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài, nút ráy tai có thể ảnh hưởng tới khả năng nghe, giao tiếp và cả sức khỏe tai mũi họng của bé. Do đó, cha mẹ cần vệ sinh tai đúng cách, định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề sức khoẻ bất thường.