Ợ chua: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Phương Loan

15-04-2025

goole news
16

Ợ chua là hiện tượng phổ biến, ban đầu không đe dọa đến sức khoẻ con người nhưng có thể khiến chất lượng cuộc sống sụt giảm. Nếu triệu chứng hiếm khi xuất hiện, bệnh nhân không cần quá lo lắng, song cần dè chừng trước tần suất dày đặc và diễn tiến kéo dài.

Ợ chua là gì?

Ợ chua là tình trạng nóng rát khó chịu ở ngực, có thể di chuyển lên vùng họng hoặc cổ. Đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, điển hình như trào ngược axit dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc trong thời kỳ mang thai.

Ợ chua là hiện tượng vùng họng hoặc cổ họng rát khó chịu ở ngực

Ợ chua là hiện tượng vùng họng hoặc cổ họng rát khó chịu ở ngực

Khi ợ chua, bệnh nhân cũng có thể cảm nhận được vị đắng ở sau cổ họng. Thời gian ợ chua có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, nghiêm trọng hơn khi ăn hoặc nằm nghỉ ngay sau ăn.

Triệu chứng khi bị ợ chua

Ợ chua thường đi kèm với loạt triệu chứng khó chịu như nóng rát giữa ngực, phía sau xương ức. Bệnh nhân có thể cảm nhận rõ các triệu chứng như:

  • Nóng ran ở ngực, kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
  • Đau ngực khi thay đổi tư thế, chuyển cúi hoặc nằm nghỉ.
  • Dễ cảm nhận được tình trạng nóng rát bên trong cổ họng.
  • Có bị chua, mặn hoặc nóng phía sau thành cổ họng.
  • Nuốt khó, luôn có cảm giác có dị vật trong cổ họng.
  • Xuất hiện tình trạng tiêu chảy.

Loạt triệu chứng kèm theo ợ có vị chua trong cổ họng

Loạt triệu chứng kèm theo ợ có vị chua trong cổ họng

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân khiến bệnh nhân ợ kèm biểu hiện chua xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp mà bạn có thể theo dõi:

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Chế độ dinh dưỡng có thể tác động trực tiếp đến sức khoẻ mỗi người. Ợ chua cũng có thể xuất phát từ yếu tố nguy cơ này.

Bạn dễ gặp phải nếu:

  • Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn đêm, vừa ăn vừa nằm hoặc vừa ăn vừa làm.
  • Ăn quá no gây áp lực lên dạ dày, khiến van thực quản mở rộng gây hiện tượng ợ kèm vị chua.
  • Sử dụng thực phẩm kích thích như đồ chua, đồ cay nóng, cà phê, rượu bia,... làm tăng tiết dịch nhầy.

Căng thẳng thường xuyên

Căng thẳng kéo dài cũng có thể gây áp lực lên đường hệ thần kinh trung ương, từ đó làm giảm khả năng điều khiển hoạt động tiêu hoá, dẫn đến rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng.

Phụ nữ mang thai

Trong thai kỳ, theo sự phát triển của thai nhi khoang bụng sẽ chịu những áp lực đáng kể. Từ đó ảnh hưởng đến cơ vòng dưới thực quản, làm tình trạng ợ xuất hiện thường xuyên.

Loạn khuẩn

Hệ tiêu hoá bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể làm giảm khả năng chuyển hoá thức ăn của người bệnh. Từ đó gia tăng nguy cơ ợ kèm mùi chua trong cổ họng.

Rối loạn nhu động ruột

Nhu động ruột bị kích thích khiến chức năng đường ruột suy giảm, khiến bệnh nhân khó tiêu, ợ mùi chua.

Bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, bệnh nhân có thể bị khởi phát triệu chứng do các bệnh lý như:

Song các bệnh lý cũng như các yếu tố nguy cơ rất khó nhận biết, phân biệt bằng triệu chứng lâm sàng nên bệnh nhân cần được thăm khám chuyên khoa. Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Khi nào cần khám bác sĩ

Ợ chua là biểu hiện lành tính, có thể thuyên giảm sau khi thay đổi lối sinh hoạt hoặc thói quen ăn uống hàng ngày. Song nếu tình trạng xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác dưới đây cần khẩn trương hẹn lịch khám với bác sĩ:

  • Ợ chua kéo dài, tần suất dày đặc, nhiều hơn 2 lần/tuần.
  • Tình trạng không thuyên giảm sau khi đã can thiệp điều trị bằng thuốc không kê đơn.
  • Khó nuốt, đau khi ăn, buồn nôn, nôn, sụt cân, chán ăn,...

Dấu hiệu nguy hiểm cần thăm khám bác sĩ

Dấu hiệu nguy hiểm cần thăm khám bác sĩ

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ợ chua ở người bệnh, trước tiên bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, lối sống và loại thuốc người bệnh đang sử dụng. Tiếp đến chỉ định những phương pháp cận lâm sàng dựa trên kết quả lâm sàng:

  • Kiểm tra chỉ số pH dạ dày, thực quản.
  • Chụp X-quang.
  • Nội soi dạ dày - thực quản kiểm tra, phát hiện vết loét.
  • Đo áp lực nhu động thực quản, đánh giá chức năng co bóp của cơ vòng dưới thực quản.

Phương pháp điều trị

Điều trị ợ chua cần dựa vào kết quả chẩn đoán, thể trạng người bệnh và mức độ bệnh diễn tiến. Một số loại thuốc được áp dụng với trường hợp liên quan đến bệnh lý như:

  • Thuốc kháng axit giúp trung hoà axit dạ dày, giảm triệu chứng ợ chua,... thường được chỉ định dùng ngay sau ăn.
  • Thuốc chẹn H2 như cimetidine, famotidine, nizatidine,... hỗ trợ giảm tiết axit dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton - PPI có khả năng ức chế tiết axit dạ dày.

Song các loại thuốc này chỉ được dùng khi có đơn kê của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý lạm dụng, gây hệ quả khôn lường và khiến quá trình điều trị gặp khó khăn.

Thuốc điều trị chứng ợ chua cần được kê đơn bởi bác sĩ

Thuốc điều trị chứng ợ chua cần được kê đơn bởi bác sĩ

Nếu nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, bệnh nhân cần chủ động thuyên giảm bằng các điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc sinh hoạt:

  • Về sinh hoạt: Tái khám sức khoẻ định kỳ, giữ tinh thần lạc quan, tránh mặc quần áo quá chật. Sau ăn nên vận động nhẹ nhàng, tránh ăn ngay sau khi nằm, khi nằm nên kê cao đầu gối.
  • Về dinh dưỡng: Chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá no. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm làm tăng tình trạng ợ chua.

Biện pháp phòng ngừa ợ chua

Để phòng ngừa ợ chua hiệu quả, bệnh nhân nên:

  • Duy trì mức cân nặng ổn định, tránh ăn uống quá mức gây tăng cân béo phì.
  • Ưu tiên thể dục thể thao hàng ngày, đều đặn.
  • Tập thói quen không sử dụng thuốc lá, bao gồm thuốc lá điện tử hoặc thuốc lào.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng.

Bệnh nhân chú ý, hiện tượng ợ chua xuất hiện nhiều trên 2 - 3 lần/tuần cần thăm khám y tế, trao đổi với bác sĩ. Đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc, tuyệt đối không bỏ dở hoặc thay đổi liệu trình.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám