Ợ chua buồn nôn là biểu hiện điển hình của người bị khó tiêu hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân có thể thấy sức khoẻ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, song chất lượng cuộc sống bị đảo lộn, cảm giác khó chịu do các triệu chứng kèm theo kéo dài trong vài phút hoặc nhiều giờ đồng hồ.
Ợ chua buồn nôn là gì?
Ợ chua buồn nôn là tình trạng axit dịch vị trào ngược lên dạ dày, dẫn đến ợ chua và buồn nôn. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy cơn đau rát ở vùng ngực, vị đắng trong khoang miệng.
Hiện tượng này phổ biến sau khi ăn, khi đi ngủ vào ban đêm, nằm hoặc cúi xuống. Triệu chứng xuất hiện nhiều hơn 2 lần/tuần có thể cảnh báo tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Ợ chua buồn nôn là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày
Nguyên nhân gây buồn nôn và ợ chua
Cơ thắt thực quản là cơ quan ngăn cách thực quản và dạ dày, ngăn tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên dạ dày. Trong một vài trường hợp, cơ thắt hoạt động không còn hiệu quả, dịch dạ dày sẽ chảy ngược lên gây ợ chua kèm theo buồn nôn.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ợ chua, buồn nôn bao gồm:
- Người bệnh có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
- Người lớn tuổi, cơ thể không còn hoạt động tốt khi về già, đặc biệt cơ vòng thực quản.
- Tiêu thụ quá mức thực phẩm gây kích thích như cay nóng, thức uống có tính axit, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ giàu chất béo bão hoà.
- Các loại đồ uống gia tăng tình trạng trào ngược như rượu, đồ uống có ga, cà phê,...
- Ăn quá no, ăn dồn vào một bữa trong ngày.
- Ăn ngay sau khi nằm.
- Bệnh nhân căng thẳng, lo lắng, bất an kéo dài,...
- Người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc lâu ngày với khói thuốc lá.
- Người sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc NSAIDs gây tác dụng phụ buồn nôn, ợ chua.

Nhóm yếu tố nguy cơ cao bị ợ chua kèm theo buồn nôn
Hướng dẫn điều trị giảm nhẹ triệu chứng ợ chua buồn nôn
Ợ chua, buồn nôn phần lớn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, song gây loạt triệu chứng khó chịu trong cuộc sống. Nếu tình trạng không xuất hiện thường xuyên, ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân nên chủ động thực hiện các biện pháp giảm nhẹ dưới đây.
Kiểm soát thực phẩm ăn vào
Đối với người bị trào ngược dạ dày, việc kiểm soát thực phẩm đóng vai trò quan trọng. Bệnh nhân cần tránh tiêu thụ các thực phẩm kích thích lên dạ dày, cổ họng, làm tăng nguy cơ ợ chua, buồn nôn.
Bạn có thể sử dụng xen lẫn nước ép nha đam, giúp làm dịu tình trạng nóng rát ở cổ họng và vùng ngực. Để thuyên giảm tình trạng bệnh, bạn nên uống mỗi ngày 1 - 2 cốc nước ép, tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị.

Uống nước nha đam giúp giảm tình trạng buồn nôn và ợ chua
Ăn chuối chín cũng là một cách làm giảm nồng độ axit bên trong dạ dày, bazo trong chuối đóng vai trò trung hòa axit trong dạ dày. Hoặc một lựa chọn khác, gừng, nghệ cũng được khuyến khích sử dụng, kiểm soát triệu chứng ợ chua, buồn nôn.
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn khoa học, cân bằng các nhóm dưỡng chất và không tiêu thụ quá mức cũng có thể giảm nhẹ biểu hiện ợ chua, buồn nôn ở người bệnh. Đầu tiên bạn cần học cách không ăn quá no trong một bữa, hệ tiêu hoá gặp áp lực, phải hoạt động co bóp nhiều để tiêu hoá thức ăn.
Một lần nữa vấn đề này được nhắc lại, tránh tiêu thụ lượng lớn thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, ưu tiên luộc, hấp hoặc hầm,... Đặc biệt bổ sung chất xơ từ rau củ quả, uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày, thuyên giảm các cơn đau nhức ở lồng ngực.
Sau ăn nên dành ít nhất 30 phút để đi bộ, hỗ trợ dạ dày tiêu hoá thức ăn hiệu quả. Đồng thời, giữ khoảng cách giữa thời gian đi ngủ với bữa ăn, trung bình ít nhất 3 tiếng.
Giữ tư thế ngủ khoa học
Nằm nghiêng về bên trái là tư thế được khuyến nghị với người bị ợ chua, buồn nôn do trào ngược dạ dày. Tư thế này được chứng minh có khả năng giữ dịch dạ dày ở xa cơ thắt thực quản nhất, tránh gây ợ chua và diễn tiến ợ nóng. Bạn cũng có thể thay đổi, nằm ngửa nhưng cần kê cao đầu gối, hạn chế tình trạng trào ngược.

Chú ý tư thế khi ngủ tránh gây trào ngược thực quản
Can thiệp điều trị ợ chua buồn nôn
Trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng, xuất hiện nhiều lần trong ngày có thể làm tăng nguy cơ tổn thương, nguy cơ cao diễn tiến bệnh lý nguy hiểm. Nếu theo dõi các biểu hiện không thuyên giảm sau thời gian hỗ trợ giảm nhẹ, bệnh nhân cần sớm thăm khám y tế.
Dưới đây là một số loại thuốc mà bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho người bị đầy bụng gây buồn nôn, ợ chua:
- Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit dạ dày, tạm thời làm giảm chứng ợ chua. Song thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ nghiêm trọng như tiêu chảy, tích tụ magie, cản trở quá trình chuyển hoá,... nên cần tránh lạm dụng.
- Thuốc PPI có khả năng ức chế enzym H,K-ATPase, từ đó giúp giảm bài tiết axit dạ dày ở người bệnh. Cải thiện tình trạng ợ nóng, trào ngược axit và cảm giác buồn nôn.
- Thuốc kháng Histamin H2 thường được chỉ định dùng 30 phút trước ăn, giảm sản sinh axit bên trong dạ dày và các triệu chứng ợ nóng, ợ chua do trào ngược.

Gợi ý điều trị ợ chua buồn nôn bằng thuốc
Ợ chua buồn nôn không phải triệu chứng xảy ra thường xuyên, phổ biến nên có thể kiểm soát chặt chẽ bằng lối sinh hoạt. Nếu bệnh tình không chuyển biến tốt, bạn cần được can thiệp chăm sóc y tế chuyên sâu, cần lưu ý và theo dõi bệnh tình sát sao.