Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trần Hồng Nụ

30-03-2021

goole news
16

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không phải là căn bệnh hiếm gặp. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ thì dù nó xuất phát từ nguyên nhân nào cũng đều gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, mỗi phụ huynh cần biết rõ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để bảo vệ con mình trong mọi tình huống.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì? Có mấy loại?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là tình trạng thức ăn từ dạ dày của bé bị trào ngược trở lại thực quản vì một lý do nào đó. Tình trạng này khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu, thường xuyên quấy khóc và bỏ bú.

Ở trẻ em, trào ngược dạ dày thực quản bao gồm 2 dạng là sinh lý và bệnh lý với các đặc điểm như sau:

Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý:

  • Thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do người mẹ cho bú sai tư thế, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện.
  • Trẻ bị trớ sữa nhiều nhưng vẫn tăng cân đều, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Các triệu chứng trào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ thuyên giảm dần theo thời gian và chậm nhất là khi bé được trên 1 tuổi.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thường xuất hiện ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trào ngược dạ dày bệnh lý ở trẻ:

  • Thường xảy ra khi trẻ trên 1 tuổi.
  • Nguyên nhân gây bệnh là do trẻ mắc dị tật bẩm sinh tại hệ thống tiêu hóa.
  • Triệu chứng điển hình là trẻ thường xuyên nôn trớ, biếng ăn, sụt cân nhiều và thậm chí là suy dinh dưỡng.
  • Bệnh không thể tự khỏi nến không được can thiệp điều trị.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nếu do xuất phát do nguyên nhân bệnh lý sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng tại cơ quan tiêu hóa: Phổ biến nhất là viêm thực quản, barrett thực quản,...khiến trẻ dung nạp và tiêu hóa thức ăn vô cùng khó khăn.
  • Biến chứng hô hấp: Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị kịp thời và đúng hướng thì axit từ dạ dày trào lên cổ họng lâu ngày sẽ làm dày dây thanh quả. Hệ quả là khiến bé thở khò khè, khản giọng và nặng hơn là hen suyễn.
  • Biến chứng của bệnh tại răng miệng và tai, mũi, họng: Trẻ bị trào ngược dạ dày bệnh lý có thể bị viêm tai giữa, viêm xoang, sâu răng,...về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Nguyên nhân và triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Nhận biết sớm nguyên nhân và triệu chứng dạ dày ở trẻ em là yếu tố quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng.

trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể khởi phát do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý

Nguyên nhân

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý. Cụ thể:

  • Dạ dày của trẻ nhỏ vốn dĩ chưa phát triển chưa hoàn chỉnh với biểu hiện: Dạ dày nhỏ và nằm ngang hoặc nằm cao hơn với người lớn. Hệ quả là sữa và thức ăn được trẻ dung nạp vào rất dễ bị trào ngược lên thực quản.
  • Cơ thắt thực quản dưới của bé chưa hoạt động hiệu quả khiến thức ăn dễ bị trào ngược lên khi dạ dày co bóp.
  • Ba mẹ cho bé ngủ hoặc bú chưa đúng tư thế.
  • Thức ăn của trẻ nhỏ thường lỏng và mềm nên dễ bị trào ngược lên trên.
  • Ngoài những nguyên nhân sinh lý trên thì một số bệnh lý bẩm sinh cũng là yếu tố khiến trẻ nhỏ mắc phải chứng trào ngược dạ dày. Cụ thể là thoát vị cơ hoành hoặc là sa dạ dày mức độ nặng. Hai bệnh này đều làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới, khiến cho thức ăn bị chảy ngược lên họng thay vì ở lại dạ dày. Ngoài ra, nhiều trẻ cũng bị trào ngược dạ dày thực quản nếu không may bị bại não, nhiễm trùng toàn thân hoặc hở van tim…

Triệu chứng

Chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ thường có các triệu chứng phổ biến như:

  • Trớ hoặc nôn bằng mũi hoặc miệng.
  • Trẻ hay quấy khóc, mất ngủ về đêm.
  • Bé chậm tăng cân, thậm chí sụt cân và suy dinh dưỡng kéo dài.
  • Những trẻ lớn có thể cảm thấy đau tại vị trí phía sau xương ức, kèm theo tình trạng ợ nóng.
  • Khi bệnh trở nặng có thể biến chứng hô hấp như ho, thở khò khè, cơ thể tím tái.

trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Trẻ bị trào ngược dạ dày thường xuyên quấy khóc, bỏ bú

Với trào ngược dạ dày bệnh lý thì trẻ sẽ có thêm một số biểu hiện đặc trưng sau:

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bé có triệu chứng bỏ bú, quấy khóc thường xuyên, nôn mạnh, ho, khò khè, không tăng cân.
  • Ở trẻ lớn: Buồn nôn, ợ nóng, cảm thấy nóng rát sau xương ức, chua miệng, đôi khi bị đau khi nuốt. Trẻ cũng có thể có dấu hiệu đau bụng vào ban đêm kéo dài trong thời gian vài phút đến vài giờ.

Cách điều trị chứng trào ngược dạ dày ở trẻ

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em nếu là do nguyên nhân sinh lý sẽ tự khỏi khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để hạn chế cảm giác khó chịu cho bé, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và thấm hút mồ hôi.
  • Cho trẻ ăn trước 3 tiếng khi bé ngủ vào buổi tối.
  • Chia khẩu phần ăn trong ngày của bé thành nhiều bữa nhỏ.
  • Sau khi trẻ ăn xong, cần bế bé theo tư thế thẳng đứng trong khoảng 30 phút. Tuyệt đối không cho trẻ nằm ngay sau ăn.
  • Đặt đầu bé cao 30 độ khi bú và cả khi ngủ.

trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Trẻ nên được bế đứng sau khi ăn để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên mà cơn trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không thuyên giảm thì bạn cần đưa bé tới bệnh viện để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Một số loại thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày có thể đường kê đơn cho trẻ là:

  • Ranitidine: Áp dụng cho trẻ 1 tháng tuổi đến 1 tuổi.
  • Omeprazole: Áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.

Trường hợp những trẻ đã bị biến chứng trào ngược dạ dày như viêm loét thực quản hay viêm phổi mà không thể kiểm soát được bằng thuốc và thay đổi lối sống thì có thể phải cần đến phẫu thuật. Mục đích của phương pháp điều trị này là nhằm khôi phục và củng cố lại hàng rào chống trào ngược dạ dày mà không gây ra quá nhiều tác dụng phụ.

Vừa rồi là những thông tin tổng quan về trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Có thể nói đây là bệnh lý ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển thể chất của trẻ, bởi vậy bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,293

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám