Phác đồ điều trị lậu mạn tính có thể thay đổi theo vị trí tổn thương của vi khuẩn lậu cầu, tuy nhiên đều cần kết hợp thuốc đồng nhiễm Chlamydia. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay theo liệu trình nào, người bệnh phải được thăm khám, đánh giá và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Lậu mạn tính là gì?
Lậu mạn tính là giai đoạn sau của lậu cấp tính, khi vi khuẩn lậu cầu đã phát triển mạnh, gây tổn thương cho các bộ phận sinh dục và khả năng sinh sản phụ nữ lẫn đàn ông. Dù vậy, triệu chứng của bệnh không được rõ ràng, cần nuôi cấy mẫu bệnh phẩm trong môi trường thạch máu chứa CO2 để cho kết quả chính xác.
(Lậu mạn tính xảy ra khi vi khuẩn lậu cầu phát triển mạnh)
Dù cấp tính hay mạn tính, bệnh đều có tính chất lây lan, chủ yếu truyền nhiễm qua đường tình dục. Khi giao hợp với người mắc bệnh lậu, vi khuẩn lậu sẽ bám vào màng tế bào biểu mô trụ của đường tiết niệu sinh dục, xâm nhập và gây bệnh nhanh chóng.
Bệnh lậu mạn tính cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, do mẹ không được chẩn đoán và can thiệp sớm trong quá trình mang thai. Dẫn đến vi khuẩn lậu lây lan sang mắt thai nhi, gây viêm kết mạc khi trẻ chào đời qua đường sinh dục.
Nguyên tắc phác đồ điều trị lậu mạn tính
Phác đồ điều trị lậu mạn tính tuân theo các nguyên tắc sau:
- Điều trị sớm.
- Điều trị trị đúng phác đồ.
- Điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Điều trị bạn tình: Quan hệ với bệnh nhân lậu trong 60 ngày cần được khám và điều trị. Nếu lần quan hệ gần nhất trên 60 ngày, bạn tình cần được điều trị.
- Không quan hệ, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị và 7 ngày sau khi kết thúc điều trị.
- Thực hiện xét nghiệm huyết thanh giang mai, HIV trước và sau khi điều trị.
(Nguyên tắc điều trị bệnh lậu mạn tính ở nam giới và nữ giới)
Với lậu mạn tính, hướng điều trị phần lớn được chỉ dẫn thực hiện tại nhà, tức ngoại trú. Trong một số trường hợp khởi phát biến chứng, người bệnh buộc phải nội trú để được theo dõi, điều trị.
Phác đồ điều trị lậu mạn tính
Phác đồ điều trị lậu mạn tính dưới đây thường được áp dụng cho người trưởng thành, trẻ vị thành niên (10 - 19 tuổi), người nhiễm HIV, nhóm đối tượng có nguy cơ cao (phụ nữ mại dâm, quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới). Cùng với đó là hướng điều trị, dự phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh.
Nhiễm lậu sinh dục và hậu môn trực tràng
Với trường hợp nhiễm vi khuẩn lậu tại sinh dục và hậu môn trực tràng, phác đồ điều trị tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ. Nếu không, chọn một trong các hướng sau:
- Ceftriaxon 250mg: Tiêm liều duy nhất vào bắp.
- Spectinomycin 2g: Tiêm liều duy nhất vào bắp.
- Cefixim 400mg: Uống liều duy nhất.
(Phác đồ điều trị lậu sinh dục và hậu môn trực tràng)
Đồng thời, kết hợp uống liều Azithromycin duy nhất để điều trị đồng nhiễm Chlamydia. Phác đồ điều trị lậu mạn tính này có thể áp dụng được cho cả phụ nữ mang thai, tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ.
Nhiễm lậu hầu họng
Với nhiễm lậu tại vị trí hầu họng, phác đồ tốt nhất vẫn là kháng sinh đồ. Nếu không có, xem xét thay thế bằng một trong những phác đồ sau đây:
- Ceftriaxone 250mg: Tiêm liều duy nhất vào bắp.
- Cefixim 400mg: Uống liều duy nhất.
(Dùng Ceftriaxone 250mg hoặc Cefixim 400mg để điều trị lậu hầu họng)
Kết hợp điều trị đồng nghiệm Chlamydia, tuân theo nguyên tắc ban đầu với 1g Azithromycin. Có thể áp dụng với cả phụ nữ mang thai nhưng cần được theo dõi chặt chẽ, phòng tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Điều trị thất bại
Điều trị thất bại không phải là tái nhiễm, người bệnh có thể phân biệt bằng những triệu chứng sau:
- Triệu chứng không thuyên giảm sau 3 - 5 ngày điều trị, ngay cả khi không quan hệ tình dục.
- Xét nghiệm chẩn đoán dương tính sau ≥ 3 ngày điều trị hoặc PCR dương tính sau ≥ 7 ngày điều trị, không quan hệ tình dục.
- Nuôi cấy dương tính, giảm nhạy cảm kháng sinh Cephalosporin trên kháng sinh đồ, dù từng quan hệ lại hay không quan hệ.
(Xét nghiệm PCR chẩn đoán hướng điều trị thất bại)
Nếu xác định điều trị lậu mạn tính thất bại, bác sĩ có thể chuyển hướng áp dụng một trong những phác đồ sau:
- Ceftriaxon 500mg: Tiêm liều duy nhất vào bắp. Kết hợp uống liều 2g Azithromycin duy nhất.
- Cefixim 800mg: Uống liều duy nhất. Kết hợp uống liều 2g Azithromycin duy nhất.
- Spectinomycin 2g: Tiêm liều duy nhất vào bắp nếu không phải do nhiễm trùng hậu họng. Kết hợp uống 2g Azithromycin duy nhất.
Tuy nhiên, nếu đã điều trị nhưng không theo phác đồ tại mục 3.1 và 3.2 thì tiến hành điều trị lại theo hướng dẫn nêu trên. Hoặc điều trị lại dựa vào kết quả kháng sinh đồ nếu thất bại điều trị và có kháng sinh đồ.
Lậu mắt ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do nhiễm lậu cầu từ mẹ, lựa chọn 1 trong những phác đồ sau:
- Ceftriaxon 50mg/kg: Tiêm tối đa 150mg vào bắp tay, 1 liều duy nhất.
- Kanamycin 25mg/kg: Tiêm tối đa 75mg vào bắp tay, 1 liều duy nhất.
- Spectinomycin 25mg/kg: Tiêm tối đa 75mg vào bắp tay, 1 liều duy nhất.
(Căn cứ tình trạng lậu mắt ở trẻ để lựa chọn phác đồ phù hợp)
Ngay cả nhóm trẻ sơ sinh không bị lây vi khuẩn lậu cầu từ mẹ, vẫn có thể điều trị dự phòng viêm kết mạc mắt do lậu và Chlamydia cho cả hai mắt. Dựa vào tình hình cụ thể, bác sĩ lựa chọn một trong các phác đồ sau:
- Mỡ tra mắt Tetracyclin Hydroclorid 1%.
- Mỡ tra mắt Erythromycin 0.5%.
- Dùng dung dịch Povidon Iod 2.5% (dung môi nước)
- Dung dịch bạc Nitrat 1%.
- Mỡ Cloramphenicol 1%.
Khuyến cáo không dùng dung dịch Povidon Iod 2.5% dung môi cồn để điều trị dự phòng viêm kết mạc mắt do lậu, Chlamydia cho trẻ sơ sinh. Khi nhỏ thuốc.
Lưu ý: Tránh để đầu nhỏ thuốc chạm vào mắt của trẻ.
Lưu khi điều trị bệnh lậu mạn tính
Lậu mạn tính hay lậu cấp tính đều nguy hiểm, không thể điều trị dứt điểm khi vi khuẩn lậu cầu đã xâm nhập vào cơ thể. Vậy nên, để phòng tránh bệnh diễn tiến nặng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn đơn vị y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm hay thay đổi liều lượng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu dưỡng chất cho cơ thể.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, tập luyện thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, khả năng chống chịu với tấn công của vi khuẩn.
- Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, hoặc chủ động tái khám khi có biểu hiện bất thường.
- Dùng bao cao su khi quan hệ, hạn chế tối đa sự lây truyền của vi khuẩn.
Xem thêm: Cách đeo bao cao su thế nào là đúng nhất?
(Lưu ý trong khi điều trị bệnh lậu mạn tính)
Tựu chung lại, phác đồ điều trị lậu mạn tính ở người lớn, vị thành niên hay trẻ sơ sinh đều cần tuân theo nhóm nguyên tắc chung là điều trị sớm, đúng phác đồ và kết hợp trị đồng nhiễm Chlamydia. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, kiên trì thực hiện để thu kết quả tốt nhất.