Bệnh Chlamydia: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa sớm nhất

Thao Tran

16-06-2023

goole news
16

Chlamydia là một trong những bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Vậy nên việc nắm chắc các kiến thức về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết thêm về bệnh Chlamydia trong bài viết dưới đây.   

Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) thường gặp do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng ngày một gia tăng trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính mỗi năm có dân 90 triệu người nhiễm Chlamydia được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Việt Nam là khoảng 2,3%.

Chlamydia là bệnh gì?Nhiều người vẫn chưa biết đến chlamydia trachomatis là bệnh gì

Bệnh Chlamydia xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Nam nhiễm Chlamydia trachomatis ở niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng. Nữ nhiễm Chlamydia trachomatis ở tử cung, cổ họng hoặc trực tràng. Bệnh này không khó điều trị, tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra bệnh Chlamydia

Bệnh Chlamydia do vi khuẩn có tên là Chlamydia trachomatis gây ra. Đây là một loại vi khuẩn nội tế bào, có tốc độ sinh trưởng, phát triển rất nhanh và phá hủy tế bào, gây tổn thương niêm mạc. Chlamydia gồm 3 biến thể sinh học khác nhau:

  • Vi khuẩn Chlamydia psittaci: Thường xuất hiện ở các loài chim, nhiễm sang người gây bệnh sốt vẹt.
  • Vi khuẩn Chlamydia pneumoniae: Biến thể chính gây ra các bệnh về đường hô hấp. 
  • Vi khuẩn Chlamydia trachomatis: Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt hột hoặc bệnh lây nhiễm qua được tình dục. 

Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn đặc biệt, bắt buộc phải ký sinh trong tế bào sống, hình cầu, có kích thước trung gian giữa virus và vi khuẩn do hệ thống di truyền. Do đó, có thể xếp nó vào nhóm vi khuẩn hoặc virus. Chlamydia trachomatis có các dịch tiết ở niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung.

Nguyên nhân gây bệnh ChlamydiaVi khuẩn Chlamydia trachomati là nguyên nhân gây ra bệnh Chlamydia

Con đường lây nhiễm bệnh Chlamydia là gì?

Bệnh Chlamydia lây nhiễm qua đường tình dục, cụ thể như sau:

  • Quan hệ tình dục thông thường: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis truyền từ âm vật sang dương dương vật của bạn tình hoặc ngược lại.
  • Quan hệ tình dục bằng "cửa sau": Vi khuẩn Chlamydia trachomatis truyền từ dương vật sang hậu môn của bạn tình hoặc ngược lại.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis truyền từ miệng sang âm đạo, dương vật, hậu môn của bạn tình hoặc ngược lại.
  • Quan hệ tình dục bằng "đồ chơi": Vi khuẩn Chlamydia trachomatis truyền từ đồ chơi sang âm đạo, dương vật, miệng hoặc hậu môn.

Bệnh Chlamydia còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh nếu người mẹ mắc bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydia trachomatis có thể lây truyền gián tiếp qua các vật dụng cá nhân của người bệnh và nguồn nước (ít xảy ra). 

Bệnh Chlamydia chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dụcBệnh Chlamydia chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục

Ai có nguy cơ mắc bệnh Chlamydia cao?

Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm Chlamydia gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su, đặc biệt là quan hệ đồng tính. 
  • Quan hệ tình dục cùng với nhiều người khác nhau.
  • Người  mắc HIV/AIDS hoặc tiền sử nhiễm Chlamydia và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có quan hệ tình dục sớm nhưng không chủ động bảo vệ vùng kín.

Những biểu hiện bệnh Chlamydia

Hầu như người nhiễm Chlamydia ở giai đoạn đầu đều không có triệu chứng rõ ràng. Đáng báo động là trung bình mỗi năm có khoảng 7 triệu người nhiễm bệnh mà không biết mình bị nhiễm bệnh. Bệnh có thể bắt gặp ở cả nam giới và nữ giới với các triệu chứng như sau: 

Triệu chứng bệnh Chlamydia ở nam giới

  • Cảm giác đau rát ở vùng bụng dưới và ở dương vật mỗi lần đi tiểu.
  • Buổi sáng thường thấy dịch có màu trắng đục, mùi hôi tiết ra từ sáo dương.
  • Rối loạn xuất tinh, xuất tinh ít hoặc kèm theo máu bất thường.
  • Tình trạng đầu dương vật nóng rát và ngứa lan rộng.
  • Ở những trường hợp nghiêm trọng, nam giới có thể bị đau và tắc cả 2 bên tinh hoàn. 

Biểu hiện bệnh ChlamydiaBiểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh Chlamydia

Biểu hiện ở nữ giới

  • Nhiễm trùng cổ tử cung và âm đạo, kèm theo đó là âm tạo tiết ra lượng dịch bất thường.
  • Ngứa ở vùng kín, đau rát sau khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.
  • Chảy máu vùng kín.
  • Khí hư có mùi và màu sắc bất thường (dịch màu trắng hoặc vàng nhạt).
  • Đau bụng dưới, đau lưng và đau thắt lưng, tương tự như cơ đau do bệnh viêm đường tiểu gây ra.
  • Đau bụng kèm sốt cao, buồn nôn và chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt.
  • Đau bụng ở vùng trên khi vi khuẩn di chuyển, lan rộng sang trực tràng.

Ngoài ra, người nhiễm Chlamydia còn gặp phải một số biểu hiện khác như: Hậu môn khó chịu và tiết dịch, núm vú nổi mụn nước, mắt đau, đỏ, nhiễm trùng,...

 

Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh Chlamydia thì đừng ngần ngại liên hệ đến Hotline 19001806 hoặc Đăng ký tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa để được sớm được khám và điều trị. (Chúng tôi cam tuyệt đối bảo mật các thông tin cá nhân của khách hàng). 

Bệnh Chlamydia gây bệnh gì? 

Bệnh Chlamydia nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả nam và nữ giới như: 

  • Viêm vùng chậu (PID): Xảy ra khi vi khuẩn lan truyền, làm nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Bệnh lý này có thể dẫn đến đau vùng chậu mãn tính, mang thai ngoài tử cung và vô sinh nữ.
  • Tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Người nhiễm Chlamydia có nguy cơ cao mắc phải các bệnh STDs, đặc biệt là HIV. 
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt: Vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và viêm tuyến tiền liệt, làm ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn và chất lượng của tinh trùng được sản xuất ra.
  • Viêm mào tinh hoàn: Tình trạng mào tinh hoàn viêm sưng, kèm theo các dấu hiệu như: Sốt nhẹ, ớn lạnh, đau tinh hoàn, bìu đỏ, tiểu gấp,... 
  • Vô sinh nữ: Chlamydia gây hiện tượng dính, bít tắc tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng khiến người phụ nữ có thể mang thai tự nhiên. 
  • Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter): Sưng khớp do nhiễm trùng xảy ra ở bàng quang hoặc đường tiêu hóa.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nhiễm Chlamydia có nguy cơ bị vỡ ối sớm, nhiễm khuẩn ối, sinh non và nhiễm hậu sản. Trẻ sau sinh cũng có nguy cơ cao nhiễm bệnh từ mẹ (nhất là khi mẹ sinh thường qua âm đạo) và mắc các bệnh như nhiễm trùng mắt hoặc mù lòa. 

Bệnh Chlamydia ở nữ giớiBệnh Chlamydia có thể gây ra vô sinh nữ nếu không được điều trị kịp thời

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh Chlamydia

Do các triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện sớm nên khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Chẩn đoán và điều trị sớm không chỉ tăng cơ hội chữa khỏi bệnh mà còn làm giảm các biến chứng có thể xảy ra. Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh Chlamydia gồm:

  • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT): Bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu dịch trong niệu đạo, âm đạo hoặc nước tiểu để tiến hành xét nghiệm. Phương pháp này được áp dụng với cả mẫu nước tiểu của nam và nữ.
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA): Phát hiện kháng nguyên Chlamydia bằng kháng thể đơn dòng nhưng độ nhạy chỉ đạt khoảng 60% – 85% so với nuôi cấy; độ đặc hiệu có thể đạt đến 99%.
  • Phương pháp miễn dịch gắn men (EIA): Giúp tìm kháng thể Chlamydia trong máu người bệnh và kích hoạt hệ thống miễn dịch, độ nhạy đạt khoảng 60% – 80%, đặc hiệu 97% – 99%.
  • Phản ứng chuỗi PCR (Polymerase), LCR (Ligase chain reaction) và TMA: Kỹ thuật có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất so với các xét nghiệm đã nêu trên. Bệnh phẩm được lấy từ cổ tử cung, niệu đạo, nước tiểu, độ nhạy giao động từ 70% – 100% và đặc hiệu đạt 99%.

Phương pháp điều trị bệnh Chlamydia

Nhiều người lo lắng không biết rằng bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không? Bệnh lý này có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh như: Azithromycin hoặc Doxycyclin. Tuy nhiên, để có phác đồ điều trị phù hợp, đặc biệt là các trường hợp đã có biến chứng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, điều trị dứt điểm và tránh tình trạng tái phát lại.

Điều trị bệnh ChlamydiaBệnh Chlamydia có thể được điều trị khỏi bằng thuốc

Bên cạnh đó, tất cả các bạn tình của người bệnh cũng nên được khám, làm xét nghiệm và điều trị vào thời điểm đó. Người nhiễm Chlamydia nên kiêng quan hệ trình dục cho đến khi đã dùng đủ 7 ngày Doxycycline hoặc trong 7 ngày sau khi dùng Azithromycin để tránh lây nhiễm cho bạn tình.

Theo dõi sau điều trị cũng vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân nhiễm Chlamydia. Một số trường hợp có thể bị tái nhiễm bệnh (5 -10%), đặc biệt là phụ nữ quan hệ tình dục với bạn tình không được điều trị đúng cách. Chính vì vậy, khoảng 3 tháng sau khi đã điều trị lây nhiễm ban đầu, nam giới và phụ nữ từng nhiễm Chlamydia nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra lại, ngay cả khi đã điều trị khỏi trước đó. 

Làm sao phòng tránh bệnh Chlamydia tốt nhất?

Cách phòng tránh bệnh Chlamydia tốt nhất chính là quan hệ tình dục an toàn. Khi quan hệ tình dục, bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Sử dụng bao cao su đúng cách, ngay cả khi quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, chủ động bảo vệ bản thân, thống nhất với bạn tình về việc sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ. 
  • Không quan hệ trong thời gian nhiễm bệnh và khi đang điều trị.
  • Không dùng chung đồ chơi tình dục, nếu có thì phải vệ sinh, sát khuẩn sau mỗi lần sử dụng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cả bản thân và bạn tình để phát hiện kịp thời các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là những người phóng khoáng trong vấn đề tình dục.
  • Nữ giới quan hệ tình dục dưới 25 tuổi nên đi tầm soát Chlamydia tối thiểu 1 lần trong nam.
  • Sàng lọc bệnh Chlamydia đối với tất cả thai phụ nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh cho con trong khi sinh.

Phòng tránh bệnh ChlamydiaSử dụng bao cao su khi quan hệ là cách phòng tránh bệnh Chlamydia hiệu quả

Các thắc mắc liên quan đến bệnh Chlamydia

Chlamydia là một trong những căn bệnh "khó nói" nên không tránh được nhiều thắc mắc liên quan đến căn bệnh này như: 

Chlamydia ủ bệnh bao lâu?

Thời gian ủ bệnh của bệnh Chlamydia khá dài, khoảng 7 - 21 ngày. Đây là giai đoạn từ lúc tiếp xúc với vi khuẩn Chlamydia trachomatis cho đến khi người bệnh có triệu chứng được được biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài.

Ngoài ra, thời gian cửa sổ của bệnh Chlamydia là từ 1 đến 5 ngày. Đây là thời gian từ lúc tiếp xúc với vi khuẩn nhiễm bệnh cho đến khi lúc phát hiện Chlamydia bằng xét nghiệm. Do đó, để có kết quả chắc chắn, bạn nên xét nghiệm sau khi kết thúc thời gian cửa sổ, ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng gì. 

Chlamydia tự khỏi được không?

Câu trả lời là "Không". Bệnh Chlamydia không thể tự khỏi được. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe người bệnh và có thể lây nhiễm Chlamydia cho người khác (Nếu có phát sinh quan hệ trong thời gian nhiễm bệnh). 

Không điều trị Chlamydia có sao không?

Câu trả lời là "Có". Bệnh Chlamydia nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm vùng chậu (PID), tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs), viêm mào tinh hoàn, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, viêm khớp phản ứng, vô sinh nữ,...

Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không?

Câu trả lời là "Có". Chlamydia là căn bệnh có thể chữa khỏi, nhưng không nên vì thế mà chủ quan không phòng ngừa bệnh này. Đặc biệt là sau khi chữa khỏi bệnh vẫn có khả năng bị tái phát lại nên người bệnh phải thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Chlamydia chữa bao lâu thì khỏi?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, thời gian chữa khỏi Chlamydia thường mất khoảng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái lại nên cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không quan hệ tình trong thời gian điều trị bệnh để tránh trường hợp tái nhiễm.

Bệnh Chlamydia và bệnh lậu có gì khác nhau?

Bệnh Chlamydia và bệnh lậu là hai căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khá phổ biến và thường bị nhiều người nhầm lẫn với nhau. Thực tế, bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng do lậu cầu khuẩn gây ra. Còn bệnh Chlamydia là bệnh nhiễm trùng được gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis.

Nhiễm Chlamydia có thể tiến triển "âm thầm" và phức tạp, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng "khôn lường". Vì vậy khi có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có các dịch vụ thăm khám, điều trị bệnh cao cấp, chuyên sâu. Với đội ngũ y bác sĩ, nhân viên ý tế dày dặn kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, Phương Đông luôn mang đến những trải nghiệm dịch vụ y tế cao cấp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh Chlamydia, vui lòng liên hệ đến Hotline 19001806 để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,590

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám