3 Phương pháp điều trị liệt dây thanh quản an toàn, mới nhất hiện nay

Ngọc Anh

04-03-2025

goole news
16

Liệt dây thanh quản là tình trạng dây thanh bị mất khả năng vận động khiến người bệnh gặp khó khăn khi nói, thở hoặc nuốt. Đây là bệnh lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và đặc biệt là các phương pháp điều trị liệt dây thanh quản hiệu quả hiện nay.

Tìm hiểu về liệt dây thanh quản

Liệt dây thanh quản là tình trạng một hoặc cả hai dây thanh quản mất khả năng vận động do tổn thương hoặc gián đoạn đường dẫn truyền từ dây thần kinh quặt ngược thanh quản (Recurrent Laryngeal Nerve - RLN). Đây là dây thần kinh giữ vai trò "chỉ huy" hoạt động của dây thanh khi phát âm, hít thở và nuốt. Khi bị liệt, dây thanh không thể đóng mở linh hoạt như bình thường, làm giọng nói thay đổi, hô hấp khó khăn và gây ra các triệu chứng khó nuốt, khó thở và dễ sặc khi ăn uống. Do đó, nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ kéo dài trong vòng 3 - 4 tuần, người bệnh nên đi khám ngay để được áp dụng các phương pháp điều trị liệt dây thanh quản và nâng cao hiệu quả chữa bệnh. 

So sánh liệt dây thanh quản và dây thanh quản bình thường 

So sánh liệt dây thanh quản và dây thanh quản bình thường 

Về nguyên nhân, tình trạng liệt dây thanh quản có thể bắt nguồn từ các nhân tố như sau:

  • Chấn thương vùng cổ, họng, đặc biệt là tai nạn giao thông, chấn thương vùng cổ trực tiếp hoặc va đập mạnh khi chơi thể thao
  • Có tiền sử các bệnh lý thần kinh như đột quỵ, tai biến mạch máu não, Parkinson, xơ cứng teo cơ (ALS), nhược cơ,...
  • Có khối u hoặc khối chèn ép dây thần kinh quặt ngược như khối u vùng cổ ngực, ung thư phế quản, ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản,...
  • Phì đại tuyến giáp, hạch cổ lớn.

Chính vì thế, liệt dây thanh quản không phải là bệnh lý nhẹ, cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Trong đó, phương pháp điều trị liệt dây thanh quản sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, diễn biến và thời gian tiến triển bệnh. Các biến chứng của bệnh có thể kể đến như:

  • Suy hô hấp cấp: Nếu liệt hai bên dây thanh, khe thanh quản hẹp lại quá mức gây khó thở nặng, cần mở khí quản cấp cứu.
  • Sặc và viêm phổi hít: Do dây thanh không đóng kín khi nuốt, thức ăn dễ tràn vào đường thở, gây viêm phổi.
  • Dấu hiệu tiềm ẩn bệnh nguy hiểm: Đặc biệt khi liệt do u xâm lấn, liệt dây thanh quản có thể là dấu hiệu báo động của ung thư tuyến giáp, ung thư phổi hay thực quản.

Người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp, không thở được nếu liệt dây thanh quản

Người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp, không thở được nếu liệt dây thanh quản

Phương pháp điều trị liệt dây thanh quản là gì?

Trên thực tế, có 3 phương pháp điều trị liệt dây thanh quản chính, bao gồm:

Trị liệu giọng nói

Đây là phương pháp điều trị liệt dây thanh quản ưu tiên cho các trường hợp liệt dây thanh quản nhẹ, liệt dây thanh ở vị trí không cần tái tạo lại. Các bác sĩ sẽ tiến hành hướng dẫn bệnh nhân các bài tập như sau:

  • Tập thở cơ hoành đúng kỹ thuật
  • Luyện tập tăng sức căng và khả năng khép của dây thanh.
  • Điều chỉnh vị trí phát âm để tối ưu cộng hưởng giọng nói.
  • Sử dụng các bài đọc có âm kéo dài, từ vựng nhiều âm rung.

Bạn có thể phải trị liệu giọng nói để giao tiếp hiệu quả hơn

Bạn có thể phải trị liệu giọng nói để giao tiếp hiệu quả hơn

Phương pháp này thiên về vật lý trị liệu, tập trung vào cải thiện khả năng kiểm soát hơi thở khi nói, ngăn ngừa căng cơ và bảo vệ đường thở trong sinh hoạt cho người bệnh. Tuỳ tình trạng mà người bệnh có thể thực hiện trị liệu trong vòng từ 3 - 6 tháng hoặc lâu hơn. 

Xét về ưu điểm, cách điều trị này khá an toàn, không xâm lấn và mang lại hiệu quả cải thiện tốt giọng nói ở giai đoạn đầu. Nhưng nhược điểm là nó đem lại hiệu quả thấp với các ca bệnh liệt nặng, liệt lâu năm và đòi hỏi sự phối hợp, kiên trì cao từ bệnh nhân.

Phẫu thuật vi phẫu dây thanh

Khi trị liệu giọng nói không mang lại hiệu quả hoặc bệnh nhân bị liệt nặng hoặc liệt dây thanh quản do u nhú thanh quản, ung thư xâm lấn, bác sĩ sẽ cân nhắc các phương pháp phẫu thuật chuyên sâu. Hiện nay, có 3 nhóm phẫu thuật chính:

Tiêm chất làm đầy dây thanh

Bác sĩ tiêm chất làm đầy như collagen, mỡ tự thân hoặc chất làm đầy vào dây thanh bị liệt. Mục đích của thủ thuật này là giúp dây thanh dày hơn, khép kín tốt hơn khi phát âm.

Tiêm chất lám đầy là một trong các phương pháp điều trị liệt dây thanh quản

Tiêm chất lám đầy là một trong các phương pháp điều trị liệt dây thanh quản

Phương pháp điều trị này có ưu điểm là kỹ thuật đơn giản, không cần mổ lớn, hồi phục nhanh và có độ phù hợp ca với người cao tuổi hoặc liệt do teo cơ. Tuy nhiên, điểm trừ là hiệu quả của nó không duy trì được lâu, có thể cần tiêm lại sau 1-2 năm.

Phẫu thuật chỉnh hình dây thanh (Thyroplasty)

Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp điều trị liệt dây thanh quản để hai dây thanh khép kín dễ dàng khi phát âm, tạo hình và định vị lại dây thanh. Cụ thể, bác sĩ sẽ tạo một cửa sổ nhỏ ở sụn giáp, sau đó đặt miếng ghép vào để đẩy dây thanh bị liệt về gần giữa.

Bằng cách này, bệnh nhân sẽ giữ được giọng nói tự nhiên mà không can thiệp trực tiếp vào niêm mạc dây thanh. Ngược lại, nhược điểm là cách phẫu thuật này khá phức tạp, yêu cầu bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu và tồn tại nguy cơ sẹo hóa gây cứng dây thanh nếu không chăm sóc tốt sau mổ.

Tái tạo thần kinh thanh quản

Khác với hai cách điều trị kể trên, với cách tạo hình tái tạo dây thần kinh thanh quản, bác sĩ sẽ chuyển một nhánh thần kinh từ vùng cổ khác (thường là nhánh thần kinh hạ thiệt) tới để thay thế dây thanh bị liệt.

Cách phẫu thuật này có ưu điểm là phục hồi khả năng vận động cho dây thanh, giải quyết tận gốc nguyên nhân liệt và hiệu quả lâu dài. Nhưng nhược điểm là quá trình phục hồi lâu, có thể mất đến 6 tháng.

Định vị lại dây thanh âm

Đây là một phẫu thuật chỉnh hình khá phức tạp, giúp đưa sụn phễu (arytenoid cartilage) – cấu trúc giúp điều khiển dây thanh, về đúng vị trí lý tưởng khi phát âm. Khi bị liệt dây thanh quản, sụn phễu có thể bị lệch, xoay sai hướng hoặc mất khả năng cử động, khiến khe thanh không thể đóng kín.

Cụ thể, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở cổ, tiếp cận thanh quản, điều chỉnh và cố định lại sụn phễu ở vị trí thích hợp. Sau đó, kết hợp điều chỉnh độ căng và vị trí dây thanh, dây thanh quản của bệnh nhân sẽ khép kín giúp dây thanh khép kín khi nói, hỗ trợ phát âm rõ ràng hơn.

Phẫu thuật mở khí quản

Đây là một thủ thuật cấp cứu hoặc can thiệp dài hạn, bác sĩ sẽ rạch 1 lỗ nhỏ một lỗ nhỏ ở mặt trước cổ, ngay vị trí khí quản để đặt ống mở khí quản (canule) vào, giúp bệnh nhân thở trực tiếp qua cổ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ hít thở mà không cần thông qua thanh quản, dây thanh.

Thủ thuật mở khí quản sẽ được thực hiện để hỗ trợ bệnh nhân thở trực tiếp qua lỗi nhỏ trước cổ

Thủ thuật mở khí quản sẽ được thực hiện để hỗ trợ bệnh nhân thở trực tiếp qua lỗi nhỏ trước cổ

Tuy nhiên, phương pháp điều trị liệt dây thanh quản này chỉ được thực hiện nếu bệnh nhân bị liệt dây thanh quản hai bên ở tư thế khép (tức là dây thanh luôn đóng, bịt kín khe thanh), khiến bệnh nhân không thể thở hoặc người bị liệt dây thanh quản lâu năm.

  • Trường hợp liệt dây thanh lâu năm, để tránh nguy cơ suy hô hấp.
  • Khi cần đảm bảo đường thở ổn định trong khi chờ điều trị nguyên nhân gốc (khối u chèn ép, tổn thương thần kinh chưa hồi phục).

Phương pháp điều trị liệt dây thanh quản mới

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay các chuyên gia sức khoẻ để tìm ra phương pháp điều trị mới. Đó là liên kết thanh âm với nguồn kích thích điện thay thế - dây thần kinh từ một bộ phận khác của cơ thể hoặc 1 thiết bị tương tự như máy tạo nhịp tim để khôi phục khả năng đóng và mở của dây thanh. 

Liệt dây thanh quản có điều trị được không?

Liệt dây thanh quản hoàn toàn có cơ hội điều trị, nhưng không phải trường hợp nào cũng phục hồi 100%. Kết quả chữa bệnh phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân, mức độ liệt và thời điểm phát hiện bệnh như sau:

Yếu tố ảnh hưởng

Giải thích

Nguyên nhân gây liệt

- Liệt do viêm, phù nề: Tỷ lệ hồi phục cao sau điều trị.

- Liệt do tai biến mạch máu não, chấn thương thần kinh: Khó hồi phục hoàn toàn, nhưng có thể cải thiện nhờ trị liệu và phẫu thuật.

- Liệt do khối u chèn ép: Cần xử lý nguyên nhân gốc trước (phẫu thuật cắt u, xạ trị...) mới có cơ hội phục hồi.

Mức độ tổn thương

- Liệt nhẹ, mới mắc: Điều trị đơn giản, hiệu quả cao.

- Liệt nặng, lâu năm: Cơ hội phục hồi thấp hơn, dễ để lại di chứng.

Số bên dây thanh bị liệt

- Liệt 1 bên: Khả năng phục hồi giọng nói khá cao.

- Liệt 2 bên: Nguy cơ cao phải mở khí quản để đảm bảo đường thở.

Thời điểm phát hiện

- Phát hiện sớm, can thiệp sớm thì khả năng phục hồi càng cao.

Tuổi tác, sức khỏe toàn thân

- Người trẻ, sức khỏe tốt: Khả năng đáp ứng trị liệu cao.

- Người cao tuổi, mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, cao huyết áp...): Quá trình hồi phục lâu hơn, tỷ lệ thành công thấp hơn.

Hiệu quả của việc tái tạo dây thanh quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Hiệu quả của việc tái tạo dây thanh quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Nên ăn gì, kiêng gì khi bị liệt dây thanh quản?

Chế độ ăn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị, Người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm nên tích cực bổ sung theo hướng dẫn chi tiết dưới bảng sau:

Nhóm thực phẩm

Lợi ích

Thực phẩm mềm, dễ nuốt

Giảm áp lực lên dây thanh. Ví dụ: Cháo, súp, sinh tố, sữa chua...

Thực phẩm giàu vitamin A, C, E

Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi niêm mạc. Ví dụ: Cam, cà rốt, bí đỏ, rau xanh đậm.

Thực phẩm giàu kẽm và omega-3

Giúp chống viêm, hỗ trợ tái tạo mô. Ví dụ: Cá hồi, hạt chia, hàu, hạt bí.

Nước ấm, trà thảo mộc nhẹ

Giúp làm ẩm và làm dịu cổ họng. Ví dụ: Trà hoa cúc, trà cam thảo (lưu ý không lạm dụng).

Về phần các thực phẩm nên hạn chế, bạn cần giảm bớt các loại: 

Nhóm thực phẩm

Tác hại

Đồ cay, nóng

Kích thích niêm mạc, làm dây thanh phù nề thêm. Ví dụ: Ớt, tiêu, mù tạt.

Thực phẩm cứng, khô

Tăng nguy cơ trầy xước dây thanh. Ví dụ: Bánh quy cứng, lương khô.

Đồ uống có cồn, caffeine

Gây mất nước dây thanh, làm khàn tiếng nặng thêm. Ví dụ: Rượu, bia, cà phê đặc.

Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Dễ gây trào ngược dạ dày, khiến dây thanh viêm nặng hơn.

Bạn nên hạn chế các món cay nóng, nhiều gia vị

Bạn nên hạn chế các món cay nóng, nhiều gia vị

Lưu ý khi điều trị liệt dây thanh quản

Trong quá trình điều trị liệt dây thanh quản, người bệnh cần đặc biệt chú ý tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định, không tự ý bỏ thuốc hay ngừng trị liệu giọng nói giữa chừng. Đồng thời, trong sinh hoạt, bạn nên hạn chế nói lớn, hét to, giữ ấm cổ họng và bảo vệ giọng nói trong suốt thời gian phục hồi. 

Ngoài ra, sau khi kết thúc quá trình điều trị, người bệnh vẫn cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến trình phục hồi và kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, việc lựa chọn Bệnh viện để điều trị bệnh lý là vô cùng quan trọng.

Hiện nay, Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện đang là chuyên khoa nhận được nhiều sự tin tưởng của người bệnh trong điều trị các bệnh lý về thanh quản, viêm xoang, viêm phế quản,.... Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia tận tâm và có kinh nghiệm điều trị cho hàng nghìn ca bệnh đã và đang đem lại trải nghiệm khám chữa bệnh chất lượng cao cho từng quý khách hàng.

Có thể nói. lệt dây thanh quản là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị nếu được can thiệp đúng cách và kịp thời. Người bệnh cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, tuân thủ phác đồ điều trị và kết hợp chăm sóc giọng nói khoa học để nâng cao khả năng phục hồi. Đặc biệt, khi xuất hiện dấu hiệu khàn tiếng kéo dài, khó thở, nuốt nghẹn… đừng chủ quan mà hãy đi khám sớm để bảo vệ giọng nói và sức khỏe lâu dài.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

108

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám