Quai bị ở người lớn: Mối nguy hiểm tiềm ẩn với người trưởng thành

Nguyễn Phương Thảo

26-09-2024

goole news
16

Trong khi quai bị thường được biết đến như là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em, sự xuất hiện của nó ở người trưởng thành có thể gây ra nhiều lo ngại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ra bệnh quai bị ở người lớn, những triệu chứng thường gặp, và các phương pháp điều trị hiệu quả để khôi phục sức khỏe cũng như bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro tiềm ẩn.

Bệnh quai bị ở người lớn là gì?

Bệnh quai bị (hay còn gọi là mumps) - một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus paramyxovirus gây ra (loại virus quai bị thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae). Chúng thường dễ bị lây lan qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn có kích thước cực nhỏ chỉ từ 5- 100mm bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí. Đặc biệt, khi gặp gió các hạt khí dung chứa virus có thể phát tán xa hơn. Thời gian phát bệnh quai bị ở người lớn cũng như trẻ nhỏ thường sau 2- 3 tuần. 

Vị trí mắc bệnh quai bị ở người lớn

Vị trí mắc bệnh quai bị ở người lớn 

Theo dữ liệu từ Bộ Y tế Việt Nam, thông tin về tỷ lệ mắc quai bị ở người lớn không được cung cấp chi tiết trong báo cáo chính thức. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh được đánh giá thường nằm ở những vùng cư dân đông đúc, có đời sống thấp kém và khí hậu thay đổi thất thường, dao động từ 10-40 trường hợp trên 100.000 dân, chủ yếu ở các khu vực tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên. 

Do chưa được phổ cập rộng rãi về việc tiêm vắc-xin nên tỷ lệ mắc quai bị trong 10 năm gần đây không giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong rất thấp, chỉ 1/100.000 dân. 

Nguyên nhân bệnh quai bị ở người lớn là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị ở người lớn chủ yếu là do bị virus lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Qua các hình thức như: 

  • Hắt hơi, ho, khạc nhổ hoặc nói chuyện 
  • Chia sẻ các đồ vật có chứa nước bọt bị nhiễm bệnh: đồ chơi, cốc và đồ dùng
  • Chơi thể thao, khiêu vũ, hôn, tham gia các hoạt động khác có tiếp xúc với cự ly gần. 

Đối tượng dễ bị mắc bệnh quai bị ở người lớn thường nằm trong nhóm sau:

  • Người có hệ thống miễn dịch yếu, khả năng chống chịu bệnh tật thấp. 
  • Người thường xuyên đi du lịch quốc tế, tiếp xúc với nhiều người khác nhau. 
  • Người không được tiêm vắc-xin phòng ngừa virus 
  • Người sống trong không gian chật hẹp, môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.  

Biến chứng quai bị ở người lớn có thể gặp

Bệnh quai bị ở người lớn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn so với trẻ em, đặc biệt là liên quan đến hệ sinh sản và hệ thần kinh. Dưới đây là các biến chứng phổ biến và nguy hiểm mà người lớn có thể gặp phải khi mắc bệnh quai bị:

Các đối tượng mắc bệnh quai bị có thể gặp biến chứng như sau:

  • Đối với nam: Viêm tinh hoàn (20-30%), tinh hoàn sưng và đau, tỉ lệ ⅕ nam giới trưởng thành khi bị mắc bệnh quai bị. Tình trạng sưng thường giảm trong vòng 1 tuần, tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn. Lưu ý, việc viêm tinh hoàn ở nam giới hiếm khi bị dẫn tới vô sinh.  
  • Đối với nữ: Viêm buồng trứng (5%), buồng trứng sưng và đau, thường xảy ra với người trưởng thành. Tình trạng này sẽ giảm dần khi hệ thống miễn dịch chống lại virus. 
  • Viêm tụy: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng trên, tỉ lệ 1/20 trường hợp. Nếu một phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị trong 12- 16 tuần đầu tiên của thai kỳ sẽ có nguy cơ sảy thai hơn cao.  

Biến chứng quai bị ở người lớn

Những biến chứng khó lường đối với bệnh nhân nữ mắc bệnh quai bị 

Ngoài ra, các biến chứng khác hiếm gặp của bệnh quai bị bao gồm:

Viêm não - gây ra vấn đề liên quan tới thần kinh. Trong một số trường hợp tệ nhất có thể tử vong. Tỉ lệ chỉ chiếm 1/6000 trường hợp mắc bệnh. 

Mất thính lực - Biến chứng này chỉ có tỉ lệ 1/15.000 người.

Con đường lây nhiễm của bệnh quai bị 

Bệnh quai bị lây lan chủ yếu qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm virus. Dưới đây là các con đường lây nhiễm chi tiết của bệnh quai bị:

  • Qua giọt bắn từ dịch tiết hô hấp: Virus quai bị lây lan chủ yếu qua các giọt nhỏ từ dịch tiết hô hấp (dịch mũi, miệng) khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện. Khi hít phải các giọt bắn này, virus sẽ xâm nhập vào niêm mạc hô hấp của người lành và gây nhiễm.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Nếu người khỏe mạnh chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có chứa dịch tiết từ người bệnh, sau đó chạm vào miệng, mũi, hoặc mắt, virus có thể lây truyền. Hay sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bát đĩa, bàn chải đánh răng, khăn mặt cũng là con đường lây nhiễm phổ biến, đặc biệt là khi dịch nước bọt của người bệnh còn sót lại trên đồ vật.
  • Lây truyền qua tiếp xúc gần gũi: Những hành động gần gũi như ôm, hôn, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đều có thể dẫn đến việc lây lan virus. Trong môi trường gia đình hoặc nơi làm việc, virus dễ lây lan khi mọi người tiếp xúc gần nhau trong thời gian dài.
  • Qua không khí ở nơi đông người: Những nơi đông người, kín gió như trường học, cơ quan, nhà trẻ, hoặc phương tiện giao thông công cộng là môi trường lý tưởng để virus lây lan qua không khí khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Đặc biệt, virus có thể tồn tại trong không khí một thời gian ngắn sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Xem thêm:

Triệu chứng quai bị ở người lớn là gì?

Các triệu chứng mắc bệnh đầu tiên thường nhẹ hoặc thậm chí là không xuất hiện ngay lập tức. Từ 12-25 ngày là thời gian ủ bệnh quai bị, tuy nhiên trung bình khoảng 18 ngày. 

Mức độ nhẹ có thể bao gồm:

  • Sốt 
  • Đau đầu 
  • Đau nhức cơ
  • Mệt mỏi, chán ăn.

Triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh quai bị Người mắc bệnh quai bị thường dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau đầu 

Vài ngày sau, tuyến nước bọt (hay tuyến mang tai nằm giữa tại và hàm) có thể bị sưng đau ở một hoặc hai bên mặt. Dấu hiệu này xảy ra hơn 70% các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, dấu hiệu bị quai bị ở người lớn còn có thể gặp các triệu chứng khác như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não vô khuẩn, viêm tuyến tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp. 

Cách chữa trị bệnh quai bị ở người lớn 

Vì bệnh quai bị là do virus gây nên , vì vậy hiện nay chưa có thuốc điều trị riêng biệt. Chủ yếu sẽ kết hợp giữa việc thăm khám và chăm sóc cho người bệnh. Một số cách chữa bệnh quai bị ở người lớn  có thể tự triển khai tại nhà như: 

  • Uống nhiều nước: Giảm nguy cơ mất nước, duy trì độ ẩm cho cơ thể và bù đắp lượng nước mất đi qua mồ hôi/sốt. Kích thích sản xuất nước bọt, khiến cho người bệnh không bị khô miệng do tuyến nước bọt bị sưng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng bởi lúc này vi khuẩn rất dễ dàng sinh sôi và phát triển. Đồng thời nước muối ấm còn giúp làm dịu các mô viêm, giảm sưng, loại bỏ các mảng bám gây bệnh. Giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ.  
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nhai: Do tuyến nước bọt bị sưng viêm nên việc chọn những thực phẩm mềm giúp giảm áp lực. Bên cạnh đó, thức ăn mềm cũng dễ tiêu hoá và hấp thụ mà không tốn nhiều năng lượng cho quá trình tiêu hoá. 
  • Đắp túi chườm đá hoặc nóng lên vùng bị sưng: Giảm tình trạng sưng viêm, lưu thông máu tới vùng bị tổn thương.
  • Hạn chế vận động mạnh: Hạn chế nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó nghỉ ngơi và tránh hoạt động thể chất giúp cơ thể có cơ hội hồi phục và giảm đau nhanh hơn. 
  • Không sử dụng các liều thuốc kháng sinh tuỳ ý: Bởi sẽ gây ra những biến chứng không đáng có, vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.  

Dựa vào các cách điều trị bệnh quai bị ở người lớn đã chia sẻ ở trên, bệnh nhân có thể tự chữa tại nhà mà không cần mất quá nhiều thời gian và công sức di chuyển tới bệnh viện thăm khám. 

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc quai bịBệnh nhân nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách 

Giải pháp phòng ngừa bệnh quai bị ở người lớn

Để hạn chế tình trạng quai bị ở người lớn phát bệnh, có thể một số giải pháp phòng ngừa sau đây: 

  • Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về tác hại của bệnh quai bị. Đặc biệt là đối với những khu vực vùng sâu vùng xa, khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin về bệnh quai bị. 
  • Chủ động tìm hiểu về tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh. 
  • Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch thường xuyên, trước và sau khi tiếp xúc với khu vực công cộng. 
  • Sử dụng khăn giấy hoặc khăn lau cá nhân khi hắt hơi, ho, khạc nhổ. Đối với giấy sau khi dùng xong nên vứt rác đúng nơi quy định, khăn có thể giặt sạch và tái sử dụng. 
  • Tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh quai bị. Hạn chế tình trạng bị lây nhiễm không đáng có. 
  • Thường xuyên vệ tinh các thiết bị điện tử dùng chung trong cùng một môi trường sống. Tiến hành khử khuẩn những không gian kín, ít có ánh nắng mặt trời. 
  • Đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Câu hỏi liên quan: Bệnh quai bị ở người lớn có lây không? 

Do phát triển từ virus nên bệnh quai bị ở người lớn rất dễ lây.

Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu của bệnh hãy đến ngay bệnh viện thăm khám trước khi chúng trở nên tệ hơn. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, tiêm vắc xin phòng ngừa đầy đủ chính là cách tự bảo vệ chính mình và những người khác xung quanh bạn. 

>>>Tham khảo: Bảng giá và danh mục gói vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 

Nếu có thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
47

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám