Rạn xương mác cẳng chân là một dạng chấn thương thường gặp, không đe dọa ngay đến chức năng chi dưới nhưng nếu can thiệp sai cách hoặc chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động. Chủ động nhận biết các dấu hiệu tổn thương, điều trị đúng phương pháp sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả và nhanh chóng.
Rạn xương mác cẳng chân là gì?
Rạn xương mác cẳng chân là dạng tổn thương xương nhẹ, chỉ là vết nứt nhỏ trên xương mác và không gây di lệch hay đứt lìa xương. Tình trạng này chủ yếu do chấn thương, vận động quá mức như va chạm mạnh, ngã, hoạt động thể thao tần suất cao gây ra.

Rạn xương mác cẳng chân là tình trạng tổn thương xương nhẹ
Xương mác là loại xương dài, mảnh nằm ngoài cẳng chân và xương chày. Đây là loại xương phụ, có thể loại bỏ 2/3 cấu trúc xương cũng không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của chi dưới.
Loại xương này rất dễ liền, hồi phục nhanh chóng nên ngay cả khi 2 xương cẳng chân. Tuy nhiên nứt xương mác có thể gây áp lực lớn lên cẳng chân, mất tính ổn định vốn có đối với cả mắt cá chân và các cơ chân.
Nguyên nhân khiến xương mác cẳng chân bị rạn nứt
Rạn xương mác cẳng chân về cơ bản không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của chi dưới, tuy nhiên có thể gây ra cơn đau dai dẳng cho người bệnh. Nhận định chính xác nguyên nhân là khâu quan trọng trong điều trị, giúp tình trạng tổn thương hồi phục hiệu quả.
Cụ thể:
- Chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã, va chạm mạnh khi chơi thể thao là những nguyên nhân phổ biến khiến rạn xương mác.
- Các hoạt động thể chất cường độ cao như leo núi, nhảy cao, chạy bộ đường dài, tập thể dục không đúng kỹ thuật vô hình tạo áp lực lớn lên xương mác. Tình trạng kéo dài, tái diễn nhiều lẫn sẽ dẫn đến vi chấn thương, gây rạn nứt.
- Loãng xương là một dạng bệnh lý giảm mật độ xương, xương trở nên giòn và dễ bị tổn thương với cả những tác động nhẹ. Nguyên nhân này phổ biến ở nhóm người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh.
- Thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn uống không cung cấp đủ vitamin D, canxi và các khoáng chất thiết yếu. Việc này vô tình làm suy yếu cấu trúc xương, tăng nguy cơ rạn nứt với cả những lực thông thường.

Một số nguyên nhân khiến xương cẳng chân bị rạn
Ngoài ra tiềm ẩn một số yếu tố nguy cơ, gia tăng tỷ lệ rạn xương hơn bình thường như viêm xương, u xương, nhiễm trùng xương. Hoặc sở hữu cấu trúc xương yếu bẩm sinh, rối loạn di truyền liên quan đến sự phát triển xương, cần chủ động tầm soát và phòng ngừa.
Triệu chứng nhận biết
Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi rạn xương mác cẳng chân là đau, xuất hiện tại vị trí tổn thương. Cơn đau xuất hiện âm ỉ hoặc nhói buốt đột ngột, đặc biệt rõ ràng khi vận động đi lại, ấn vào vùng cẳng chân tổn thương.
Ngược lại với những tổn thương xương kín, không di lệch, người bệnh phần lớn không cảm nhận ngay được cơn đau. Bạn chỉ cảm nhận được khi vận động mạnh, sờ nắn trực tiếp hoặc gắng sức thực hiện các động tác.
Ngoài ra còn có tình trạng da sưng nề, bấm tím, biến dạng hoặc đau nhức lan tỏa tại tổ chức cơ, gân và dây chằng. Trường hợp nghiêm trọng hơn, tiệm cận gãy, chân người bệnh có thể bị biến dạng nhẹ.
Rạn xương mác cẳng chân nguy hiểm không?
Triệu chứng rạn xương mác cẳng chân không nghiêm trọng như gãy xương, song nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời có thể làm xuất hiện các biến chứng như lệch xương, nhiễm trùng hoặc viêm xương mạn tính.
Dù được chia sẻ rạn xương mác khó làm suy giảm chức năng vận động nhưng trên thực tế, tình trạng này vẫn có thể xảy ra. Thậm chí gia tăng nguy cơ thương tích cho các bộ phận xung quanh như cơ, dây chằng hoặc các xương lân cận.

Rạn xương mác cần được điều trị sớm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm
Hơn hết xương mác cẳng chân còn bao gồm mạng lưới mao mạch máu dày đặc xung quanh. Rạn nứt có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành của cả hệ thống, kéo dài thời gian phục hồi và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị rạn xương mác cẳng chân
Tương tự với mọi loại chấn thương khác, rạn xương mác cẳng chân cần được điều trị bằng phương pháp phù hợp, đảm bảo yếu tố phục hồi và ngăn chặn biến chứng. Dưới đây là 2 hướng khắc phục phổ biến, thường được áp dụng mà bạn có thể tham khảo:
Điều trị không phẫu thuật
Trong trường hợp rạn xương mác cẳng chân nhẹ, tiên lượng xấu thấp, bác sĩ thường khuyến nghị áp dụng một số phương pháp điều trị không phẫu thuật như:
- Cố định xương (Immobilization) là hướng điều trị bằng cách bó bột hoặc nẹp, giữ cố định xương trong một thời gian nhất định, giúp xương lành lại tự nhiên.
- Uống thuốc giảm đau, sưng và chống viêm như ibuprofen, paracetamol, thường được chỉ định với bệnh nhân đau nhiều hoặc kéo dài.
- Vật lý trị liệu bằng với một số bài tập kỹ thuật chuyên môn, cải thiện chức năng và giảm đau khi xương bước vào giai đoạn hồi phục.
Điều trị phẫu thuật
Trường hợp rạn xương mác cẳng chân nặng, xương không thể tự hàn gắn tự nhiên, hướng can thiệp ngoại khoa đóng vai trò quan trọng. Bác sĩ sẽ sử dụng đinh, ốc vịt, thanh kim loại để giữ xương ở đúng vị trí, hỗ trợ quá trình làm lành.

Can thiệp điều trị phẫu thuật với rạn xương mác
Hậu phẫu, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc vết thương đúng cách, tối ưu hiệu quả hồi phục. Trong đó chế độ dinh dưỡng, bài tập phục hồi chức năng và nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng, đảm bảo chức năng vận động được khôi phục hoàn toàn.
Biện pháp phòng tránh rạn xương mác cẳng chân
Không riêng xương mác cẳng chân, các vấn đề chấn thương khác liên quan đến xương cần được chú ý và hạn chế xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo, áp dụng trong cuộc sống thường nhật.
- Tập luyện an toàn: Khi tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, bạn cần chú ý khởi động trước và giãn cơ ngay khi kết thúc để tăng cường độ đàn hồi cho cơ và xương. Việc lựa chọn giày thể thao phù hợp với mục tiêu tập luyện và bài tập cũng là một cách giảm áp lực và nguy cơ tổn thương.
- Định kỳ theo dõi sức khỏe xương khớp: Kiểm tra sức khỏe xương là một phần không thể thiếu, hoặc bất kỳ khi nào có triệu chứng bất thường. Việc làm này giúp bệnh nhân chủ động phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp, có hướng can thiệp điều trị kịp thời.
- Chế độ dinh dưỡng cân đối: Thiết lập thực đơn dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D không chỉ tăng cường sức khỏe xương khớp mà còn giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt canxi, dẫn đến loãng xương hay rạn xương.
- Tránh những tác nhân gây rạn xương như nhảy từ độ cao, thực hiện các hành động không được đào tạo hoặc chưa từng có kinh nghiệm thực hiện.

Cách phòng tránh xương mác cẳng chân bị rạn nứt
Rạn xương mác cẳng chân là tình trạng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nhất định đến khả năng vận động nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc can thiệp cần được thực hiện đúng cách bởi bác sĩ chuyên khoa, tránh diễn tiến để lại biến chứng về lâu dài.