Khi trải qua va chạm nhẹ, chấn thương do tập luyện, chơi thể thao có thể khiến người bệnh bị gãy rạn xương sườn. Tổn thương này đến rất âm thầm, không có triệu chứng nhận biết, đôi khi không cần điều trị nhưng cũng có lúc tiềm ẩn rủi ro đứt xương sườn, tổn thương tim, phổi, mạch máu,...
Vai trò của xương sườn trong cơ thể
Xương sườn là một phần quan trọng của hệ thống xương, cùng với xương ức và xương cột sống tạo thành lồng ngực. Thông thường, con người có 12 cặp xương sườn (24 xương) nhưng một số người có thể có 11 hoặc 13 cặp. Đây là bộ phận đảm nhiệm các vai trò quan trọng trong cơ thể, cụ thể như:
- Bảo vệ cơ quan nội tạng: Xương sườn tạo thành một lá chắn cho lồng ngực, có tác dụng hạn chế tổn thương do va chạm cho các cơ quản như tim, phổi, khí quản, thực quản và các dây thần kinh, mạch máu.
- Hỗ trợ hô hấp: Xương sườn giúp duy trì không gian trong khoang ngực. Mỗi lần xương sườn chuyển động là một lần tạo điều kiện cho phổi mở ra và co vào. Điều này cũng góp phần tạo ra sự chênh lệch áp suất không khí giữa bên trong cơ thể và bên ngoài cơ thể, rất cần thiết cho việc trao đổi khí.
- Gắn kết cơ và gân và tham gia vào nâng đỡ trọng lượng thân trên

Xương sườn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể
Rạn xương sườn là gì?
Rạn xương sườn là một dạng chấn thương xương nhẹ, trong đó xương sườn xuất hiện các vết rạn nứt nhỏ trên bề mặt nhưng không bị lệch khỏi vị trí. Đây là một biến thể của gãy xương sườn, thường xảy ra khi lồng ngực chịu tác động mạnh mẽ từ bên ngoài.
Đặc biệt, tổn thương do xương sườn bị rạn gây ra trong trường hợp nhẹ chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc xương. Tuy nhiên, với các trường hợp chấn thương nặng hoặc chịu đa chấn thương, các cấu trúc xung quanh như gân, dây chằng, cơ bắp mạch máu và dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hình ảnh rạn xương trên phim chụp X Quang
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rạn xương sườn
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng gãy rạn xương sườn, các lý do phổ biến bao gồm:
- Chấn thương trực tiếp do
- Bị tai nạn giao thông, người bệnh bị té ngã, hoặc va chạm mạnh
- Tập luyện, chơi thể thao không đúng tư thế, không đúng kỹ thuật hoặc gặp chấn thương bất ngờ
- Chấn thương gián tiếp do
- Tham gia các hoạt động lặp đi lặp lại như chơi golf, chèo thuyền, bóng rổ, khiêu vũ, khiêu vũ,....
- Chạy trên đường đua hoặc đường có độ dốc
- Thay đổi mặt phẳng tập luyện như chuyển từ chạy bề mặt mềm sang cứng
- Đeo dép không phù hợp, quá cũ, quá mỏng hay quá cứng
- Thiếu hụt vitamin D trong chế độ ăn
- Phải tập luyện cường độ cao nhưng chế độ ăn uống không cung cấp đủ năng lượng
Ngoài ra, một số nhân tố sau đây cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị rạn xương cao hơn bình thường, đó là:
- Tuổi tác: Người cao tuổi có mật độ xương thấp, nhiều người bị loãng xương dẫn đến tình trạng xương yếu, rạn nứt xương
- Cân nặng: Những người có thể trạng gầy dễ bị yếu xương, trong khi ngược lại, người béo phì có áp lực cân nặng lớn dễ bị rạn, nứt xương
- Ảnh hưởng từ một số bệnh lý như bệnh nhân viêm gân, bàn chân có vòm quá cao hoặc quá thấp dễ mất cân bằng và linh hoạt khi vận động
- Giới tính: Theo thống kê, phụ nữ không có kinh nguyệt hoặc có chu kỳ hành kinh không đều dễ mắc bệnh về xương hơn nam giới

Người cao tuổi có nguy cơ bị rạn xương sườn cao hơn người trẻ tuổi
Cách điều trị rạn xương sườn
Các phương pháp điều trị tại Bệnh viện
Đây là cách điều trị rạn xương sườn dành cho các trường hợp nặng, xương không tự liền được. Bệnh nhân cần được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị dựa trên mức độ và vị trí của vết rạn. Bạn có thể được chỉ định:
- Dùng thuốc giảm đau để giảm bớt cơn đau đớn và tiêu sưng, thuốc kháng viêm cũng có thể được kê đơn để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
- Bó bột , nẹp cố định dành cho những người cần ổn định xương và duy trì tư thế.
- Phẫu thuật: Với các trường hợp bó bột và dùng thuốc không hiệu quả, các bác sĩ sẽ mổ để điều chỉnh lại vị trí xương và nâng cao hiệu quả phục hồi
Các cách chăm sóc tại nhà
Ngoài các phương pháp kể trên, bạn có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ tại nhà như sau:
- Dùng túi đá hoặc túi gel đông lạnh để chườm lên vùng bị chấn thương 20 phút/ giờ trong 2 ngày đầu. Bạn có thể giảm xuống 3 lần, mỗi lần 10 phút trong những ngày tiếp theo.
- Nằm ngửa, nằm thẳng, không nằm nghiêng hoặc nằm sấp vì dễ ảnh hưởng đến xương sườn
Chế độ ăn khi bị rạn xương sườn
Để sớm hồi phục sau chấn thương và tăng cường sức khoẻ tổng thể, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn dưới đây:
- Thực phẩm giàu canxi: Bạn nên bổ sung các món ăn như sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi, cá mòi, và rau xanh (như cải bó xôi, đậu phụ,...) đều là các thành phần rất cần thiết cho quá trình tái tạo và sửa chữa các mô xương bị rạn nứt.
- Thực phẩm giàu vitamin D: Cá béo, lòng đỏ trứng, nấm và dành 10 - 30 phút tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên để rút ngắn thời gian lành xương và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh loãng xương.
- Thực phẩm giàu magie và kẽm: Hạt hướng dương, hạt bí ngô, thịt gà, hải sản,... rất giàu magie - hoạt chất hỗ trợ quá trình chuyển hoá canxi và vitamin D. Trong khi đó, kèm kích thích cơ thể tổng hợp protein và sửa chữa mô.
- Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, đậu, ngũ cốc nguyên hạt,... cung cấp cho cơ thể đủ protein - năng lượng để tái tạo mô, trong đó có mô xương và cơ bắp quanh vùng bị rạn.
- Uống đủ nước mỗi ngày

Hãy bổ sung thêm các thực phẩm có hàm lượng canxi cao vào bữa ăn hàng ngày
Ngoài ra bạn nên hạn chế các món ăn có thể khiến vết nứt xương sườn lâu lành hơn như sau:
- Kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, các món ăn nhiều đường
- Gà rán, khoai tây chiên, đồ chiên rán
- Thịt đỏ như thịt bò. thịt lợn, nội tạng động vật
- Rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích như cà phê, nước tăng lực
Câu hỏi thường gặp
Rạn xương sườn có nguy hiểm không?
Tùy trường hợp. Nếu bạn bị rạn xương sườn mức độ nhẹ thì các vết rạn này có thể tự liền mà không gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hay hoạt động của các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần dùng thuốc giảm đau, kháng sinh và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện sao cho phù hợp với người bệnh.
Rạn xương sườn sẽ trở thành chấn thương nghiêm trọng nếu bạn bị rạn xương nhiều, mức độ nặng và không tự lành được. Khi đó, nhánh xương bị rạn có thể bị gãy, rời ra khỏi khung xương sườn và đâm vào phổi, tim, cách mạch máu,... Với trường hợp này, bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
Rạn xương sườn bao lâu thì khỏi?
Thời gian hồi phục sau rạn xương có thể mất từ vài tuần đến vài tháng, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, phương thức điều trị và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trong vài trường hợp, bệnh nhân có thể mất nhiều thời gian điều trị hơn nếu không thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ hay gặp các vấn đề về mặt sức khoẻ khác.
Có thể nói, rạn xương sườn là mặc dù không phải lúc nào cũng là tổn thương gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng vẫn cần điều trị đúng lúc và đúng cách. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên sắp xếp thời gian chủ động kiểm tra sức khoẻ!