Rát lưỡi khô miệng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Phương Loan

14-07-2025

goole news
16

Rát lưỡi khô miệng là cảm giác nóng rát, đau nhức lan rộng toàn khoang miệng, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống. Tình trạng này có thể xuất phát từ tổn thương khoang miệng, tác dụng phụ không mong muốn của thuốc hoặc bệnh lý răng miệng.

Khô miệng rát lưỡi là bệnh gì?

Rát lưỡi khô miệng là tình trạng lưỡi xuất hiện cảm giác nóng rát, đau nhức kèm theo khô khan trong miệng. Đây không phải bệnh lý cụ thể, thường là triệu chứng cảnh báo về các nguyên nhân khác nhau như thiếu nước, suy dinh dưỡng, kích ứng, căng thẳng lo âu kéo dài,...

Rát lưỡi khô miệng thường là triệu chứng, không phải bệnh lý

Rát lưỡi khô miệng thường là triệu chứng, không phải bệnh lý

Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột khi ăn uống đồ cay, nóng, khiến miệng lưỡi bỏng rát khắp khoang miệng và mặt lưỡi. Song nếu kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần có thể cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn cần thận trọng.

Triệu chứng rát lưỡi khô miệng

Người bị khô miệng rát lưỡi không khó để phát hiện, bởi những triệu chứng gây khó chịu cho đời sống như:

  • Đầu lưỡi, mặt lưỡi có tình trạng ngứa rần và tê.
  • Vị giác bị ảnh hưởng, có thể thay đổi hoặc mật, không cảm nhận được hương vị các món ăn.
  • Khoang miệng có vị đắng, giống như vị kim loại.
  • Lượng nước bọt trong khoang miệng giảm sút, dẫn đến khô miệng khó chịu.
  • Lưỡi, khoang miệng cảm nhận rõ tình trạng nóng, bỏng rát khi ăn đồ cay nóng.

Khô miệng rát lưỡi thường đi kèm với các triệu chứng khó chịu khác

Khô miệng rát lưỡi thường đi kèm với các triệu chứng khó chịu khác

Những triệu chứng rát lưỡi khô miệng về cơ bản xuất hiện trong thời gian ngắn, có thể tự biến mất hoặc quay trở lại vào một thời điểm bất kỳ. Vấn đề này gây ra cảm giác khó chịu, khiến nhiều người bệnh lo lắng.

Ai dễ bị khô miệng rát lưỡi

Khô miệng rát lưỡi không phải tình trạng hiếm gặp, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính. Song nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cần chú trọng chăm sóc giảm ngừa nguy cơ hình thành hoặc tái diễn:

  • Người trên 50 tuổi bước vào giai đoạn lão hóa tự nhiên, cơ thể bắt đầu suy nhược.
  • Phụ nữ mang thai, kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh do thay đổi nội tiết tố.
  • Người từng bị chấn thương, tác động lên vùng khoang miệng.
  • Người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến yếu tố tâm lý như stress, áp lực, trầm cảm.
  • Người bệnh mới ốm dậy, cơ thể yếu suy nhược.
  • Người mắc bệnh mãn tính như rối loạn tự miễn, bệnh liên quan đến hệ thần kinh.

Nhóm đối tượng có nguy cơ bị rát lưỡi khô miệng

Nhóm đối tượng có nguy cơ bị rát lưỡi khô miệng

Nguyên nhân khiến rát lưỡi khô miệng

Rát lưỡi khô miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm do thói quen sinh hoạt và do bệnh lý. Xác minh nguồn gây bệnh là công tác quan trọng, góp phần tăng hiệu quả điều trị và dứt điểm tình trạng bệnh.

Do chấn thương

Chấn thương vùng khoang miệng có thể đến từ những hành động thông thường như nghiến răng, cắn đầu lưỡi, vô tình va chạm khi ăn uống tạo thành vết xước. Theo thời gian vùng tổn thương không được chăm sóc kỹ lưỡng, dẫn đến loét gây đau rát và cảm giác khó chịu.

Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng góp phần khiến lưỡi bị bỏng rát, khô miệng hoặc kích ứng. Đặc biệt với những ai có thói quen tiêu thụ thực phẩm cay nóng, dùng nhiều gia vị mạnh như ớt, tiêu khiến đầu lưỡi bị tê và rát.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học khiến miệng bị khô, bỏng rát

Thói quen ăn uống thiếu khoa học khiến miệng bị khô, bỏng rát

Do vệ sinh sai cách

Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng là thói quen tốt, được chuyên gia nha khoa khuyến nghị nhưng nếu tác động một lực quá mạnh sẽ gây ra tổn thương. Về lâu dần, lưỡi sẽ gặp các cơn đau rát khó chịu, mất độ ẩm niêm mạc dẫn đến khô khan.

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu đang sử dụng một số loại thuốc an thần, bạn có khả năng gặp tình trạng khô miệng kéo dài. Khoang miệng thiếu độ ẩm dẫn đến nứt nẻ đầu lưỡi, gây đau rát khó chịu. Người bệnh nên tham vấn ý kiến với bác sĩ, xem xét thay thế thuốc sử dụng.

Thiếu hụt vitamin B

Vitamin B là chất dinh dưỡng quan trọng tham gia bảo vệ các dây thần kinh, mô hoạt động bên trong cơ thể. Nếu không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nhóm B (B1, B9, B12) thiết yếu, các mô, dây thần kinh có thể bị tổn thương dẫn đến viêm, phát triển triệu chứng khô và ngứa rát trong miệng.

Chứng bỏng rát miệng

Chứng bỏng rát miệng (BMS) là bệnh lý mạn tính, dễ tái phát nhiều lần trong năm, chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng này khiến người bệnh đau rát khắp vùng lưỡi, cảm nhận rõ ràng từng cơn nóng trong khoang miệng dẫn đến những triệu chứng khó chịu.

Rát lưỡi khô miệng là triệu chứng của chứng bỏng rát miệng

Rát lưỡi khô miệng là triệu chứng của chứng bỏng rát miệng

Triệu chứng bệnh tăng rõ rệt khi ăn những thực phẩm cay nóng, có vị chua. Ngoài ra người bệnh có thể gặp tình trạng thay đổi vị giác, khiến việc ăn uống, cảm nhận hương vị bị cản trở.

Nấm Candida

Nấm Candida luôn tồn tại trên niêm mạc miệng nhưng không gây hại, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển quá mức gây loạt tổn thương ở lưỡi, mặt trong má. Lưỡi phủ một lớp trắng dày là biểu hiện đặc trưng của bệnh, về lâu dài gây mất vị giác, nứt đỏ khóe miệng hoặc chảy máu.

U lưỡi

U lưỡi là nguyên nhân nguy hiểm không ai mong muốn xuất hiện nhất, không chỉ khiến lưỡi đau rát, khô nhức mà còn tê cứng, ảnh hưởng đến việc nói. Tuy nhiên rất khó phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng, nếu tình trạng kéo dài bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và can thiệp kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán khô miệng rát lưỡi không dựa vào một loại xét nghiệm đặc hiệu, cần kết hợp giữa nhiều kỹ thuật và kiến thức chuyên môn để tìm nguyên nhân chính xác. Khi đến cơ sở y tế, bước đầu bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt, ăn uống, triệu chứng và kiểm tra tổng quát miệng.

Tiếp đến chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu gồm công thức máu, chỉ số viêm,...
  • Xét nghiệm dị ứng phát hiện cơ thể phản ứng với một số dị nguyên phổ biến như tôm, cua, lông thú cưng,...
  • Nội soi dạ dày nhằm xác định nguyên nhân có phải do trào ngược dạ dày hay không.

Phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng

Phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng

Cách điều trị khi bị khô miệng rát lưỡi

Rát lưỡi khô miệng tác động trực tiếp lên lối sinh hoạt thông thường, khiến việc ăn uống không còn ngon miệng. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số biện pháp hỗ trợ tại nhà dưới đây:

Ngậm đá viên

Ngậm đá viên là một cách xoa dịu đau rát lưỡi nhanh chóng, cho hiệu quả tức thì khi ngậm 1 - 2 viên đá lạnh. Tuy nhiên không khuyến nghị thực hiện nhiều lần trong ngày, dễ gây bỏng lạnh lưỡi và tê liệt vị giác.

Ngậm một thìa mật ong

Mật ong nổi tiếng với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu cơn đau hiệu quả. Bạn có thể ngậm một thìa mật ong trong khoảng 10 - 15 phút, giúp thuyên giảm đáng kể tình trạng khô rát khó chịu.

Ngậm mật ong giúp làm giảm cơn đau ở lưỡi

Ngậm mật ong giúp làm giảm cơn đau ở lưỡi

Loại thực phẩm này cũng thuộc nhóm lành tính, có thể dùng nhiều lần trong ngày, đặc biệt những khi lưỡi đau nhức khó chịu. Tuy nhiên lưu ý không áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc.

Ngậm gel nha đam

Gel nha đam hay lô hội nổi bật với công dụng làm mát, xoa dịu cơn đau và cung cấp ẩm cần thiết cho khoang miệng. Chuyên gia khuyến nghị sử dụng trực tiếp gel nha đam từ cây, thoa trực tiếp hoặc ngậm trên vùng lưỡi đau rát trong 15 - 20 phút.

Sau khi ngậm gel lô hội bạn nên nhổ bỏ, súc miệng lại với nước sạch. Cách hỗ trợ giảm nhẹ này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày vì tính an toàn, giúp thuyên giảm rõ rệt tình trạng rát lưỡi khô miệng.

Ăn sữa chua

Sữa chua nổi bật với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giàu lợi khuẩn, không chỉ xoa dịu cơn đau mà còn tham gia kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Bạn nên duy trì ăn sữa chua mỗi ngày, cải thiện sức đề kháng chống lại các tác nhân gây hại.

Súc miệng với tinh dầu

Các loại tinh dầu như đinh hương, dầu trà sở hữu đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm miệng hiệu quả. Bạn nên nhỏ 3 - 4 giọt tinh dầu vào nước ấm, đều đặn dùng súc miệng từ 3 - 4 lần/ngày để thấy rõ kết quả làm dịu tình trạng rốp lưỡi.

Súc miệng với tinh dầu để làm dịu tình trạng rốp lưỡi

Súc miệng với tinh dầu để làm dịu tình trạng rốp lưỡi

Nhai lá húng quế

Một loại gia vị, dược liệu khác nổi bật với tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm là rau húng quế, giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây hại. Bạn cần chuản bị 3 - 4 lá húng quế rửa sạch, nhai trực tiếp, nhai chậm để thấy rõ hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa rát lưỡi khô miệng

Với nhóm nguyên nhân sinh hoạt thiếu khoa học gây rát lưỡi khô miệng, mỗi cá nhân có thể chủ động phòng ngừa bằng một vài thói quen đơn giản tại nhà như sau:

  • Vệ sinh răng miệng bằng một lực vừa phải, trung bình 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Dùng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để làm sạch mảng bám còn sót lại trong khoang miệng.
  • Đến cơ sở nha khoa lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần, làm sạch ổ gây nhiễm của vi khuẩn.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lào,... khiến hàng rào miễn dịch bị suy yếu.
  • Tránh tiêu thụ cùng lúc những thực phẩm có gai nhỏ như cuống dứa, mía,... khiến niêm mạc lưỡi bị tổn thương.
  • Uống nước thường xuyên, đều đặn mỗi ngày trong thời gian điều trị, sử dụng các loại thuốc gây khô miệng.

Các biện pháp phòng ngừa rát lưỡi khô miệng

Các biện pháp phòng ngừa rát lưỡi khô miệng

Rát lưỡi khô miệng không phải tình trạng hiếm gặp, khởi phát do nhiều nguyên nhân lành tính và ác tính khác nhau. Song phần lớn không đe dọa đến sức khỏe người bệnh, bạn có thể dễ dàng khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

16

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

LƯU THU THẢO

Bác sĩ Răng hàm mặt

ThS.BS

LƯU THU THẢO

Bác sĩ Răng hàm mặt
19001806 Đặt lịch khám