Không ít người cảm thấy đau đớn và bị khó chịu vì bị sái quai hàm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách khắc phục tình trạng này phải làm như thế nào, vậy nên trong bài viết ngày hôm nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về cách nhận biết sớm và điều trị hiệu quả bệnh sái quai hàm.
Sái quai hàm là gì?
Sái quai hàm (trật khớp hàm) là tình trạng phần xương hàm bị lệch khỏi vị trí đúng ban đầu. Tình trạng này có thể thường xuyên xảy ra ở những người có tiền sử trật khớp hàm trong quá khứ hoặc người bị lỏng phần dây chằng và cơ vùng xương hàm do những rối loạn khớp ở thái dương.
Hình ảnh sái quai hàm
Dấu hiệu bị sái quai hàm
Dưới đây là một số biểu hiện của người bị sái quai hàm thường gặp phải, bạn nên lưu ý để nhận biết sớm:
Đau nhức vùng tai trước và ù tai
Những người bị trật khớp hàm sẽ xuất hiện những cơn đau ở phần hàm, sau đó lan dần đến vùng tai và đầu. Điều này có thể làm cho phần tai trước bị đau nhức và bị ù tai. Đồng thời, đi kèm với đó là những dấu hiệu như không nghe thấy bất cứ thứ gì hoặc nghe không rõ và tác động nặng nề đến các cơ quan ở bên trong tai.
Đau tai trước - Dấu hiệu sái quai hàm dễ nhận biết
Cứng cổ và quai hàm
Một trong những dấu hiệu của sái quai hàm mà bạn có thể dễ dàng cảm nhận được là cảm thấy cứng cổ và quai hàm. Người bị có thể cảm thấy ở bên trong hàm bị ê nhức và rất khó chịu để xoay vùng cổ, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng sau khi tỉnh dậy.
Nghe thấy tiếng khi mở miệng
Cảm thấy khó hoặc thậm chí xuất hiện các tiếng lục cục khi mở miệng là điều mà những người bị sái vùng quai hàm có cảm nhận thấy. Những tiếng kêu xuất hiện do các chấn động ở phần xương khớp khiến các cơ và đường gần ở vùng xương hàm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Lúc này, việc ăn nhai sẽ gặp phải tương đối nhiều khó khăn.
Những nguyên nhân gây ra sái quai hàm
Lý do khiến cho quai hàm bị trật ra khỏi vị ban đầu có thể là vì những chấn động mạnh ở vùng cơ, dây chằng xung quanh vùng quai hàm hoặc mắc phải một số bệnh lý. Cụ thể như sau:
- Bị viêm nhiễm ở vùng họng, vùng mũi.
- Tư thế nằm ngủ không đúng, thường nằm ngửa hoặc nằm sấp quá lâu có thể dẫn đến quai hàm bị lệch.
- Thói quen nghiến răng khi ngủ cũng có thể khiến quai hàm bị lệch.
- Sái quai hàm khi ngáp hoặc cười lớn hoặc há miệng to.
- Thường xuyên bị mệt mỏi, căng thẳng, stress trong thời gian dài.
Bạn có biết rằng ngáp có thể khiến bạn dễ bị lệch khớp hàm không
Hiện nay, sái quai hàm là một loại bệnh viêm khớp khá phổ biến. Tuy nhiên, người bệnh không cần phải quá lo lắng nếu không may mắc phải, thay vào đó thì nên đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ khám và có hướng điều trị đúng cách để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.
Cách chữa sái quai hàm
Sái quai hàm có thể tự khỏi được không chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều người thì câu trả lời là “không”. Vậy bị sái quai hàm phải làm thế nào thì theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên trì hoãn hoặc tự ý tìm cách chữa lệch khớp hàm tại nhà và khiến cho tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng hơn và gặp một số biến chứng nguy hiểm như méo miệng, lệch hàm…
Thông thường, khi đến trung tâm y tế để khám khám, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một trong những phương điều trị sau:
Nắn quai hàm
Bác sĩ sẽ tiến hành nắn quai hàm lại cho đúng khớp ban đầu đối với những trường hợp bị sái hàm ở mức độ nhẹ.
- Tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ nhằm hạn chế các cơn đau cho bệnh nhân trong quá trình nắn chỉnh hàm.
- Điều chỉnh tư thế ngồi cho người bệnh, thẳng lưng, mặt và đảm bảo tạo sự thoải mái cho bác sĩ tiến hành nắn.
- Tiến hành nắn hàm, bác sĩ đặt 2 miếng gạc lên mặt nhai ở phía trong 2 nhóm răng bên trái và phải. Tiếp đó, dùng 2 ngón tay cái ấn toàn bộ khối xương hàm xuống mặt nhai răng hàm dưới bị trật khớp theo hướng xuống dưới trong một lần.
Nắn chỉnh khớp về trí đúng là cách thường được áp dụng để chữa sái quai hàm
Sau khi nắn chỉnh xương hàm bị lệch, người bệnh sẽ cảm thấy xương hàm có thể lỏng ra và dễ dàng cử động hơn. Đồng thời, cần kiểm tra để chắc chắn xương hàm đã được đưa về đúng vị trí và đảm bảo người bệnh không còn cảm thấy đau.
Phẫu thuật
Đây là phương án điều trị cho những trường hợp sái quai hàm do chấn thương với mức độ nặng và nghiêm trọng hơn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ can thiệp trực tiếp đến vùng xương hàm. Tuy việc phẫu thuật hàm không tác động quá nhiều đến sức khỏe nhưng cần phải lựa chọn địa chỉ uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng khôn lường.
Một số lưu ý sau khi điều trị sái quai hàm
Đối với người bệnh sái quai hàm, bác sĩ khuyên rằng cần phải lưu ý đến một số nguyên tắc sau điều trị:
- Ngủ đủ giấc, nằm đúng tư thế phù hợp và hạn chế nghiến răng.
- Tránh các loại thức ăn dai, cứng nên ưu tiên những loại thức ăn mềm trong thực đơn hằng ngày.
- Thực hiện những độc tác massage nhẹ nhàng một cách thường xuyên cho vùng xương bị ảnh hưởng.
- Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế lo âu, stress và không nên thực làm việc nặng nề, quá sức.
- Tránh tác động lực mạnh và thường xuyên vào khu vực xương hàm.
- Không nên cười quá lớn quá nhiều hoặc ngáp to vì có thể bị sái quai hàm.
Không cắn đồ cứng để tránh tình trạng sái quai hàm tái phát
Nếu được chỉ định phẫu thuật để điều trị trật khớp hàm thì bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ và nhớ tái khám đúng lịch. Bởi vì việc phẫu thuật sẽ tác động xâm lấn đến khu vực xương hàm nên quá trình chăm sóc sau điều trị có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả. Đặc biệt, cần vệ sinh vết mổ cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Tóm lại, sái quai hàm không phải là một căn bệnh hiếm gặp và quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cần phải can thiệp đúng cách thì mới có thể khỏi được và tránh bị tái phát lại. Chính vì vậy, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra.
Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên khám và chữa sái quai hàm ở đâu thì hãy liên hệ ngay đến Hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa vững vàng chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.