Siêu âm khớp cổ tay là gì? Chẩn đoán bệnh lý gì?

Ngọc Anh

06-04-2024

goole news
16

Hiện nay, các bệnh lý về khớp cổ tay không quá hiếm gặp. Tuy không nguy hiểm nhưng nó gây ra bất tiện rất lớn khi sinh hoạt, làm việc cho người bệnh. Để phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh, siêu âm khớp cổ tay được ứng dụng để chẩn đoán nhanh chóng, kịp thời các tổn thương ở vị trí này. 

Thế nào là siêu âm khớp cổ tay

Siêu âm khớp cổ tay là phương pháp sử dụng đầu dò sóng siêu âm tần số cao để khảo sát cấu trúc phần cứng và các mô mềm, thần kinh và mạch máu ở cổ tay. Do đó, bác sĩ có thể phát hiện những chấn thương sau va chạm, tai nạn hoặc các bệnh lý khớp cổ tay. 

Cổ tay là tập hợp phức tạp của xương - khớp - nhóm mô mềm... và đặc biệt là rất nhỏ. Khi đó, việc siêu âm dễ tạo ảnh giả, khó quan sát nên thường xuyên phối hợp cùng chụp X quang, điện cơ hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). 

Mặc dù các bệnh lý về khớp cổ tay phổ biến hơn với các vận động viên - người có tần suất vận động cao và cường độ lớn. Tuy nhiên vì đặc trưng cấu trúc khá nông, ít góc khuất nên ảnh siêu âm dễ quan sát còn được ứng dụng trong điều trị các bệnh viêm khớp dạng thấp.

(Hình 1 - Hình ảnh siêu âm khớp cổ tay của bệnh nhân bình thường)

(Hình 1 - Hình ảnh siêu âm khớp cổ tay của bệnh nhân bình thường)

Siêu âm khớp cổ tay ở mặt lòng biết được bệnh gì?

Vì khớp cổ tay hội tụ nhóm mô mềm và khớp phức tạp nên bác sĩ sẽ lần lượt thực hiện: siêu âm khớp cổ tay mặt lòng và siêu âm khớp cổ tay mặt lưng.  Trước tiên khi khảo sát mặt lòng cổ tay, bác sĩ sẽ đánh giá về tình trạng của khớp cổ tay bằng cách xem xét từng bộ phận:

(Hình 2 - Giải phẫu mặt lòng khớp cổ tay)(Hình 2 - Giải phẫu mặt lòng khớp cổ tay)

  • Dây chằng ngang cổ tay: Điểm bám bên trong xương đậu và móc xương móc, điểm bám bên ngoài vào củ xương thuyền và củ xương thang.
  • Ống cổ tay: Tập hợp của các dây chằng ngang và xương cổ tay, chứa 4 gân gấp nông, gân gấp sâu và dây thần kinh giữa.
  • Thần kinh trụ: Dây thần kinh đi vào lòng bàn tay qua ống trụ, nông hơn mạc gân gấp và ở phía ngoài xương đậu.
  • Ống trụ (ống Guyon): Phía trên ống là dây chằng gian cổ tay và cơ gan ngắn, thành bên ngoài là móc xương móc, thành bên trong là xương đậu. 
  • Gân gấp cổ tay trụ ở bờ trong và gân gấp cổ tay ở bờ ngoài. 

(Hình 3 - (a,b) Hình siêu âm khớp cổ tay bất thường - gân gấp nguyệt khớp cổ tay bị trật (mặt ngang, dọc); (c,d) Hình siêu âm khớp cổ tay bình thường)

(Hình 3 - (a,b) Hình siêu âm khớp cổ tay bất thường - gân gấp nguyệt khớp cổ tay bị trật (mặt ngang, dọc); (c,d) Hình siêu âm khớp cổ tay bình thường)

Siêu âm khớp cổ tay ở mặt lòng chẩn đoán bệnh gì?

Hội chứng ống cổ tay

Đây là bệnh thường gặp với nhóm đối tượng chuyển động cổ tay liên tục một tư thế trong thời gian dài. Có thể kể đến: dân văn phòng, phụ nữ, người già,... Để phát hiện ra hội chứng này, bác sĩ phối hợp khám lâm sàng và thăm dò điện sinh lý thần kinh. 

Siêu âm có thể được chỉ định kèm theo. Bởi trên thực tế, siêu âm  không “nhạy” trong đánh giá hội chứng ống cổ tay cấp tính. Ngược lại, ảnh siêu âm khớp cổ tay thể hiện rõ tình trạng phù nề, kích thước, hình dạng và đặc điểm hồi âm của dây thần kinh giữa trong trường hợp mãn tính. 

(Hình 4 - Hình siêu âm bình thường (a) và Hội chứng ống cổ tay (b))

(Hình 4 - Hình siêu âm bình thường (a) và Hội chứng ống cổ tay (b))

Bệnh nếu không chữa trị sớm có thể gây hẹp ống cổ tay, đau, tê, mất cảm giác da tay, thậm chí teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay. 

Hội chứng kênh Guyon

Đây là tình trạng dây thần kinh trụ ở cổ tay bị chèn ép. Bệnh ít phổ biến và có khả năng xảy ra với người gặp chấn thương hoặc công việc gan tay đè ép thường xuyên. Nhóm thứ hai là người bệnh viêm xương khớp, mạch máu,... 

(Hình 5 - Siêu âm cho thấy tổn thương ở dây thần kinh bị (a) chẻ đôi, © cơ gấp ngón tay nông, (d) rách gân gan bàn tay, chèn ép dây thần kinh. Nghi ngờ hội chứng kênh Guyon)

(Hình 5 - Siêu âm cho thấy tổn thương ở dây thần kinh bị (a) chẻ đôi, © cơ gấp ngón tay nông, (d) rách gân gan bàn tay, chèn ép dây thần kinh. Nghi ngờ hội chứng kênh Guyon)

Để chẩn đoán hội chứng kênh Guyon, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng thần kinh để xác định vị trí, diễn biến bệnh. Siêu âm được sử dụng để đánh giá cấu trúc trên ống Guyon, phát hiện khối u, nang, tụ máu,... nếu có. Triệu chứng thường thấy là tê bì, teo cơ ở cổ tay.

Siêu âm khớp cổ tay ở mặt lưng biết được bệnh gì?

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng các gân duỗi ở phần mặt lưng cổ tay, bao gồm chỗ lồi hõm xương, được giữ tại chỗ bởi niêm mạc, chia làm 6 ngăn, bao gân bao quanh như sau:

  • Ngăn 1 - gân dạng ngón cái dài và gân duỗi ngón cái ngắn, có giá trị trong chẩn đoán viêm bao gân duỗi ngắn và dạng dài ngón cái.
  • Ngăn 2 - gân duỗi cổ tay quay dài và ngắn
  • Ngăn 3 - gân co duỗi ngón dài
  • Ngăn 4 - 5 bó gân với gân duỗi chung của các ngón và gân duỗi của ngón trỏ. Niêm mạc dày có thể gây nhầm lẫn với viêm bao hoạt dịch quanh gân khi siêu âm khớp cổ tay.
  • Ngăn 5 - gân cơ duỗi của ngón út
  • Ngăn 6 - gân cơ duỗi của phần cổ tay trụ. 

Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các kiểm tra chuyên sâu để đánh giá tình trạng bệnh lý. Một số bệnh có thể phát hiện qua phương pháp này, bao gồm:

Phức hợp sụn sợi tam giác

Siêu âm khớp cổ tay có thể phát hiện qua cấu trúc bên trong khoang của cổ tay trụ có sụn tam giác, có dấu hiệu rách hay tạo nang bên trong. Phản âm dày. Bệnh nhân được chẩn đoán thường đau cổ tay bên trụ, xương trụ và khó cầm nắm vật nặng. 

(Hình 6 - Hình siêu âm phức hợp sụn sợi tam giác ở khớp cổ tay)

(Hình 6 - Hình siêu âm phức hợp sụn sợi tam giác ở khớp cổ tay)

Viêm bao gân duỗi ngắn và dạng dài ngón cái

Máy siêu âm sẽ cho thấy cấu trúc của gân, bao gân dày, tăng tưới máu, phản âm kém và có dịch. Đây là bệnh có thể xảy ra với người phải hoạt động cổ tay quá mức như dân văn phòng, vận động viên quần vợt, phụ nữ sau sinh,....

(Hình 7 - Hình siêu âm viêm bao gân De Quervain)

(Hình 7 - Hình siêu âm viêm bao gân De Quervain)

Viêm gân, bao gân

Cổ tay là vị trí hay bị viêm bao gân nhất vì có nhiều gân, hoạt động nhiều với các động tác phức tạp. Siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) và khám lâm sàng sẽ phối hợp để đánh giá tình trạng của gân. Nếu để bệnh kéo dài có thể gây teo cơ, mất cảm giác, biến dạng cổ tay và bàn tay.

U nang hoạt dịch

Kỹ thuật sẽ phát hiện nang hoạt dịch với các khối u mỡ, bướu bã. Người bệnh có thể thấy 1 khối lồi lên khi gập cổ tay tối đa. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì nang hoạt dịch có thể tự biến mất mà không điều trị gì.

Chấn thương 

Các chấn thương như lệch cổ tay, gãy cổ tay hay cổ tay bị cốt hoá,... cũng có thể được kiểm tra bằng cách thực hiện siêu âm.

(Hình 8 - Gãy xương thuyền ở cổ tay trên siêu âm và phim chụp Xquang)

(Hình 8 - Gãy xương thuyền ở cổ tay trên siêu âm và phim chụp Xquang)

Khi nào phải siêu âm khớp cổ tay?

Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện siêu âm khớp cổ tay nếu có các triệu chứng sau: 

  • Đau cổ tay
  • Tê, ngứa ran, đau ngón tay. Mức độ tăng dần vào ban đêm.
  • Cảm giác “kim châm” ở tay, sưng ngón tay. Đau và ngứa ran có thể lan lên cẳng tay và vai.
  • Giảm cảm giác ở cổ tay hoặc các ngón tay
  • Sờ thấy khối u lồi lên ở cổ tay
  • Hạn chế và đau khi vận động cổ tay và các ngón tay
  • Nghi ngờ bị chấn thương thể thao hoặc do tai nạn vùng cổ tay

Người bệnh nếu là vận động viên, dân văn phòng, công nhân lao động, nghệ sĩ đàn piano,... có nguy cơ mắc các bệnh khớp cổ tay cao hơn bình thường. Ngoài ra, người cao tuổi bị thoái hoá xương khớp cũng có khả năng chịu biến chứng bệnh khớp cổ tay. 

Quy trình siêu âm khớp cổ tay

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ nằm lên bàn siêu âm, để lộ vùng cổ - bàn tay, nơi cần siêu âm. Bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn tư thế và người bệnh cần nằm yên trong suốt quá trình kiểm tra. 

Tiếp theo, bác sĩ sẽ bôi gel chuyên dụng lên vùng da ngoài cổ tay và di chuyển đầu dò để quan sát. Lớp gel sẽ giúp đầu dò di chuyển dễ dàng và ngăn cách không khí với đầu dò để truyền sóng âm tốt hơn. Bệnh nhân sau khi siêu âm lòng cổ tay sẽ lật bàn tay lại để bác sĩ khảo sát vùng lưng cổ tay.

(Hình 9 - Bác sĩ và bệnh nhân trong quá trình siêu âm khớp cổ tay ở mặt lòng)

(Hình 9 - Bác sĩ và bệnh nhân trong quá trình siêu âm khớp cổ tay ở mặt lòng)

Kết thúc, bệnh nhân sẽ được phát khăn sạch để lau hết lớp gel, ra ngoài để chờ đọc kết quả.

Câu hỏi liên quan

Siêu âm khớp cổ tay bao nhiêu tiền?

Chi phí cho siêu âm khớp cổ tay dao động từ 75.000 - 500.000 VNĐ/ lần. Nếu thực hiện thăm khám tại nhà có mức giá là 550.000 VNĐ/ lần.  Bệnh nhân có thể thực hiện thăm khám theo Luật để được BHYT hỗ trợ kinh phí.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo.

Siêu âm khớp cổ tay ở đâu Hà Nội?

Dịch vụ siêu âm khớp cổ tay tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có thể là một lựa chọn bạn nên cân nhắc. Bởi: 

  • Hệ thống máy móc sử dụng công nghệ siêu âm hiện đại: Máy siêu âm màu GE Voluson S6 (Nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ), Affinity 30,... Người bệnh được siêu âm liều thấp, cho hình ảnh sắc nét mà không mất nhiều thời gian chờ đợi.
  • Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong điều trị bệnh lý: ghép sụn, kỹ thuật thay khớp, phẫu thuật nội soi,... Trong đó có kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cho người bệnh thoái hoá khớp. Đây là phương pháp duy nhất giúp làm lành tổn thương, tái tạo mô sụn.
  • Đội ngũ y bác sĩ tay nghề tốt - nhiều kinh nghiệm: PGS.TS Nguyễn Mai Hồng - Trưởng khoa Cơ xương khớp BV Bạch Mai, GV. ĐH Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội,...
  • Quy trình thăm khám tinh gọn, kết hợp linh hoạt trong thanh toán: Bệnh nhân được thực hiện khám lâm sàng rồi mới thực hiện siêu âm để không bỏ lỡ mọi tổn thương dù là nhỏ nhất. Chính sách thanh toán BHYT, BHBL giúp bạn được thoải mái - an tâm - tiết kiệm khi đi kiểm tra.

(Hình 10 -  Bác sĩ siêu âm bằng máy Affiniti 30 tại BVĐK Phương Đông)

(Hình 10 -  Bác sĩ siêu âm bằng máy Affiniti 30 tại BVĐK Phương Đông)

Siêu âm khớp cổ tay là phương pháp chẩn đoán đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm các tổn thương ở khớp cổ tay. Bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tốt, công nghệ máy móc hiện đại và chi phí hợp lý để thăm khám nếu có triệu chứng bất thường ở cổ - bàn tay.

 

996

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám