Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ và cách xử lý khi bị đột quỵ

Thu Hiền

03-03-2024

goole news
16

Theo TT Đột quỵ - BV Bạch Mai (T11.2022), mỗi ngày Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ. Trong đó có 50% bệnh nhân tử vong, số còn lại phải sống cùng những di chứng nặng nề của bệnh. Để bảo vệ sức khoẻ của mình và người thân thì mỗi người cần hiểu và thực hành được cách sơ cứu đột quỵ tại chỗ.

Các biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

Sơ cứu đột quỵ đúng cách có thể gia tăng nguy cơ sống cho người bệnh. Tất nhiên, người  bệnh được sơ cứu và cấp cứu sớm có thể được điều trị sớm để giảm nhẹ các biến chứng như sau:

  • Liệt, yếu vận động: Liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt,.. là tình trạng của 90% bệnh nhân sau đột quỵ. Đồng thời, bệnh nhân nằm lâu ngày trên giường có thể dẫn đến co cứng các chi, viêm loét, các điểm tỳ đè,...
  • Thay đổi nhận thức: Hay quên, suy giảm trí nhớ, không tập trung, không hiểu lời người khác nói,... là biểu hiện của sa sút trí tuệ sau đột quỵ. Triệu chứng này có thể kéo dài khiến người bệnh giảm hoặc mất khả năng làm các công việc có độ khó cao. 
  • Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh có thể bị nói ngọng, nói lắp, không nói được,... do tổn thương não tại vùng não điều khiển khả năng ngôn ngữ. 
  • Thay đổi tính cách : Dễ cáu gắt, xúc động, đa nghi, mất ngủ, tự ti,... Biểu hiện nặng hơn là trầm cảm, thay đổi tính cách, suy nghĩ hoàn toàn. Nguyên nhân là do bệnh nhân khó chấp nhận hiện thực bệnh tật làm mất khả năng chăm sóc bản thân và phải phụ thuộc vào gia đình. 
  • Rối loạn tiểu tiện nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi lên cơn đột quỵ, người bệnh mất khả năng kiểm soát bàng quang buộc bác sĩ phải đặt ống foley sẽ để thu nước tiểu. Tuy nhiên, mặt trái của đặt ống thông là có thể gây ra nhiễm trùng.
  • Sống thực vật hoặc tử vong: Đối với tình trạng diễn biến nặng hoặc cấp cứu không kịp thời, đặc biệt là bệnh nhân đột quỵ tai biến mạch máu não thì tình trạng này rất có thể xảy ra. 

Sơ cứu đột quỵ có thể hỗ trợ điều trị, giúp người bệnh tránh khỏi các biến chứng đột quỵSơ cứu đột quỵ có thể hỗ trợ điều trị, giúp người bệnh tránh khỏi các biến chứng đột quỵ

Các dấu hiệu cảnh báo cần thực hiện sơ cứu đột quỵ

Nếu nghi ngờ người bệnh có các dấu hiệu của đột quỵ sau, bạn nên tiến hành sơ cứu và gọi cấp cứu ngay:

  • Mất ý thức, đau đầu đột ngột. Có thể hôn mê
  • Tay chân khó cử động, mất thăng bằng
  • Tê bì chân tay
  • Không nói được, nói ngọng, nói đớt. 
  • Cơ mặt bị yếu hoặc liệt 1 bên, méo mồm
  • Giảm hoặc mất thị lực

Bệnh nhân cần sơ cứu đột quỵ có thể nhận biết qua quy tắc B.E.F.A.S.T

Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ tại nhà 

Quy trình cách sơ cứu người bị đột quỵ được chia thành trước và trong thực hiện theo trình tự dưới đây.

Trước khi sơ cứu đột quỵ

Hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ là  trong vòng 3 - 4,5 giờ đầu tiên. Đặc biệt, đột quỵ là bệnh nguy hiểm, diễn biến và nguyên nhân khởi phát phức tạp nên cần can thiệp y tế chuyên môn. Không được tự chữa trị tại nhà!

Trong khi chờ xe cấp cứu đến, người bệnh cần:

  • Vị trí nằm thoáng mát, an toàn (Hạn chế di chuyển người bệnh, đặc biệt là các trường hợp yếu chi)
  • Quần áo thoải mái, nới lỏng cà vạt, phụ kiện, khăn,... để dễ thở hơn
  • Tháo răng giả cho người bệnh. Không đưa vật thể lạ vào miệng người bệnh tránh bị hóc, sặc, lạc xuống phổi,...
  • Tư thế nằm nghiêng sang một bên khoảng 30 - 45 độ, đầu hơi nâng lên, tránh bị nôn.

Trước khi thực hiện sơ cứu cho người đột quỵ, người chăm sóc cần gọi cấp cứu ngayTrước khi thực hiện sơ cứu cho người đột quỵ, người chăm sóc cần gọi cấp cứu ngay

Cách thực hiện sơ cứu đột quỵ tại nhà

  • Kiểm tra nhịp thở của người bệnh. Nếu mất nhịp thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo
  • Kiểm tra nhịp tim của người bệnh. Nếu ngừng tim, hãy xoa bóp tim ngoài lồng ngực
  • Làm sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh bằng ngón tay trỏ quấn khăn tay.
  • Nếu người bệnh bị co giật thì phải lấy chiếc đũa quấn vải đưa vào miệng để tránh người bệnh cắn vào lưỡi
  • Đắp thêm chăn, giữ ấm cho cơ thể người bệnh

Ngoài ra người chăm sóc phải bình tĩnh, gọi thêm người giúp đỡ nếu cần. Bạn có thể ghi lại biểu hiện bệnh, các loại thuốc đã sử dụng, hoạt động,...trước khi lên cơn đột quỵ của bệnh nhân để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế. 

Các cách sơ cứu người bị đột quỵCác cách sơ cứu người bị đột quỵ

Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ kịp thời hoặc cấp cứu 24/7 số 0833 015 115.

Khi sơ cứu đột quỵ cần lưu ý những điều gì

Sơ cứu đột quỵ đúng cách nên thực hiện sớm

Thời gian phát bệnh và diễn biến chỉ trong vòng vài giờ ngắn ngủi nên việc cấp cứu tại nhà cần thực hiện đúng cách, đúng lúc. Điều này sẽ giúp tăng khả năng sống cho bệnh nhân.

Trong trường hợp người chăm sóc không biết cách sơ cứu đột quỵ, tuyệt đối không chủ quan. Hãy nhờ người có chuyên môn thực hiện hoặc gọi cấp cứu 115 càng sớm càng tốt. 

Lưu ý: Để giảm thiểu tổn thương não, người bệnh phải được thực hiện cấp cứu - điều trị  trong vòng 1 giờ đầu tiên.

Đặt người bệnh nằm nghiêng, nâng đầu là việc đầu tiên phải thực hiện trong sơ cứuĐặt người bệnh nằm nghiêng, nâng đầu là việc đầu tiên phải thực hiện trong sơ cứu

Thời gian nào là giờ vàng cấp cứu đột quỵ và sơ cứu đột quỵ?

Cụ thể, cấp cứu đột quỵ phải được thực hiện trong 3 - 4,5 giờ đầu tiên sau phát bệnh. Muộn nhất người bệnh cần can thiệp y khoa trong 6 giờ đầu tiên để thực hiện phẫu thuật, dùng thuốc tiêu sợi,... Thời gian cấp cứu càng sớm, nguy cơ tử vong, tàn phế, sống thực vật của bệnh nhân càng giảm.

Sơ cứu đột quỵ cần được thực hiện trước đó, lý tưởng nhất là sau khi bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường để hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh.

Ý nghĩa của khoảng thời gian vàng cấp cứu đột quỵÝ nghĩa của khoảng thời gian vàng cấp cứu đột quỵ

Không tự ý sơ cứu không đúng cách cho người bệnh

  • Tuyệt đối không sơ cứu đột quỵ bằng kim chích 10 đầu ngón tay, ngón chân người bệnh
  • Nghiêm cấm cạo gió cho người bệnh
  • Không để người bệnh nằm ngửa gây tụt lưỡi, bịt tắt đường thở, dịch nôn gây suy hô hấp
  • Tuyệt đối không đút thức ăn, thuốc cho người bệnh…

Người bệnh và người nhà nên trang bị các kiến thức cần thiết về sơ cứu đột quỵ tại nhà/ sơ cứu đột quỵ tại chỗ. Không thực hiện theo các phương pháp truyền miệng, không có cơ sở y khoa rõ ràng hay tự ý thực hiện theo ý kiến riêng.

Tóm lại đối với người bệnh, sơ cứu đột quỵ là thủ thuật giảm nhẹ, giúp tình trạng người bệnh không nguy kịch trước khi cấp cứu đột quỵ. Đây là tài liệu nên được phổ cập rộng rãi để hỗ trợ các bệnh nhân đột quỵ trong tình huống nguy cấp.

Điều trị đột quỵ tại Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là địa điểm uy tín đón nhận nhiều ca cấp cứu, điều trị sau sơ cứu đột quỵ. Hệ thống máy móc hiện đại: máy siêu âm GE Voluson với nhiều đầu dò, máy chụp MRI Tesla 1.5, máy chụp CT Philips 128 dãy,... giúp chẩn đoán chính xác, kịp thời cho các bệnh nhân đột quỵ. 

Chụp cộng hưởng từ phát hiện những bất thường mạch máuChụp cộng hưởng từ phát hiện những bất thường mạch máu

Bên cạnh đó, các bác sĩ kết hợp liên chuyên khoa Thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh, Tim mạch đã có nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng sẽ kết hợp nhịp nhàng để đưa ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả. 

Phòng bệnh tiêu chuẩn cao giúp người bệnh an tâm điều trị, người nhà thăm nom dễ dàng. Chính sách thanh toán BHYT, BHBL khi điều trị nội trú giúp gia đình bệnh nhân đạt quyền lợi tối đa khi thăm khám. 

Chính vì thế, Khoa Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có lợi thế trong tiếp nhận các trường hợp đột quỵ hoặc điều trị sau đột quỵ. Từ đó giúp nâng cao khả năng chữa bệnh và giảm nhẹ các biến chứng sau cơn đột quỵ.

Để đặt lịch khám và biết thêm về sơ cứu đột quỵ, bạn có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,310

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám