Sốt siêu vi có lây không? Các đường lây lan của sốt siêu vi

Thu Hiền

09-03-2024

goole news
16

Sốt siêu vi có lây không, lây qua những đường nào là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông không chỉ giải đáp thắc mắc trên mà còn chia sẻ các cách điều trị, biện pháp phòng ngừa bị nhiễm sốt virus.

Hiểu về sốt siêu vi

Trước khi đi vào tìm hiểu sốt siêu vi có lây không, bạn cần hiểu sốt siêu vi là gì và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, sốt siêu vi hay sốt virus là phản ứng thông thường của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của virus.

Hiểu đúng về sốt siêu viHiểu đúng về sốt siêu vi

Có khoảng 200 loại virus gây bệnh sốt siêu vi nhưng thường gặp nhất là RSV (virus hợp bào hô hấp), Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus,... Thời điểm giao mùa, thời tiết nóng lạnh đột ngột tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và gây bệnh.

Sốt siêu vi có lây không?

Sốt siêu vi lây lan dễ dàng qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, những hoạt động như nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi của bệnh nhân đều có thể nhiễm bệnh. Một số ít trường hợp sốt virus lây lan qua đường máu do tiêm chích, quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang con.

Hoặc virus xâm nhập gián tiếp qua các vật dụng công cộng như vịn cầu thang, tay nắm cửa, nhà vệ sinh,... Khi ra ngoài, bạn nên dự phòng nước rửa tay khô hoặc rửa tay với xà phòng ngay sau đó, giảm tối đa nguy cơ nhiễm virus.

Đường mũi - miệng

Sốt siêu vi lây qua đường nào? Đường mũi miệng chiếm tỷ lệ lây lan bệnh cao nhất, xuất phát từ việc người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện hay ăn uống với người khỏe mạnh. Virus theo nước bọt lan truyền vào không khí, bắt đầu xâm nhập và tấn công vào cơ thể người.

Sốt siêu vi lây lan qua đường mũi miệngSốt siêu vi lây lan qua đường mũi miệng

Đối tượng dễ nhiễm siêu vi qua đường mũi miệng là trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch,... Hoặc những người được chẩn đoán có hệ thống miễn dịch yếu, cần có biện pháp phòng ngừa thiết thực.

Vết muỗi cắn

Sốt siêu vi lây qua đường gì? Sốt xuất huyết là loại sốt nguy hiểm, có thể lây truyền virus từ người sang người thông qua vết muỗi cắn. Bệnh diễn biến quanh năm nhưng khởi phát mạnh vào mùa mưa, đặc biệt các vị trí ứ đọng nước.

Dịch tiết cơ thể

Ngoài lây lan qua đường mũi miệng, vết muỗi cắn thì sốt siêu vi có thể phát tán qua dịch tiết cơ thể. Tức người khỏe mạnh khi tiếp xúc với dịch, máu của người mang virus có thể nhiễm bệnh nhanh chóng.

Tiếp xúc với dịch tiết cơ thể làm tăng nguy cơ bị sốt siêu viTiếp xúc với dịch tiết cơ thể làm tăng nguy cơ bị sốt siêu vi

Ngoài sốt siêu vi, các bệnh khác khi viêm gan B, HIV cũng có thể lây truyền qua đường máu, tinh dịch. Vậy nên, cần hết sức chú ý khi tiếp xúc với người nhiễm siêu vi, tránh các hệ lụy không đáng có.

Biểu hiện khi bị lây sốt siêu vi

Để biết bản thân có bị nhiễm sốt siêu vi hay không, bạn có thể dựa vào các biểu hiện sau:

  • Sốt cao 38 - 39 độ C liên tục không giảm, một số thời điểm lên tới 40 độ C.
  • Đau đầu dữ dội, nhất là hai bên thái dương và sau gáy.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn.
  • Ho.
  • Mắt đỏ, chảy nước mắt, nghèn, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Viêm da.
  • Đau nhức, cơ xương khớp.
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn.
  • Đại tiện phân đen.
  • Trẻ nhỏ bị nhiễm siêu vi thường ngủ giật mình, hốt hoảng.

Nếu có nhiều hơn một triệu chứng nêu trên, rất có khả năng bạn bị lây sốt siêu vi từ người xung quanh hoặc từ cộng đồng. Khi này bạn có thể đến cơ sở y tế để kiểm tra, nhận chỉ định nhập viện hoặc điều trị tại nhà.

Phương pháp chẩn đoán

Kết luận sốt siêu vi không chỉ dựa vào chẩn đoán lâm sàng, mà còn cần các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Xét nghiệm dịch mũi, miệng.
  • Xét nghiệm đờm.
  • X-quang phổi.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Dựa vào kết quả của các xét nghiệm nêu trên, bác sĩ có thể xác định và phân biệt các tổn thương trên cơ thể. Từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác, tránh gây nhầm lẫn trong công tác điều trị sốt siêu vi với các bệnh sốt nhiễm trùng, sốt thương hàn, sốt rét hay lao.

Lưu ý điều trị khi bị lây nhiễm sốt virus

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã giải đáp sốt siêu vi có lây không trong các nội dung trên, tiếp theo đây là một số lưu ý khi điều trị:

Lưu ý điều trị khi bị lây nhiễm sốt siêu viLưu ý điều trị khi bị lây nhiễm sốt siêu vi

  • Theo dõi nhiệt độ thường xuyên, nếu sốt trên 38 độ C thì dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Người bệnh nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, yên tĩnh. Nên mặc quần áo thấm mồ hôi, khi chăm sóc cần đều đặn lau người bằng khăn ấm.
  • Uống nhiều nước và chất điện giải, giúp bù nước bị mất trong thời gian sốt.
  • Sốt siêu vi nên ăn uống gì? Hãy ưu tiên món ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa và dễ nuốt như cháo hoặc súp, chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.
  • Bổ sung vitamin C, khoáng chất từ các loại hoa quả tươi và rau xanh để tăng sức đề kháng.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sốt siêu vi, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.

Trong thời gian điều trị sốt siêu vi, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường hoặc triệu chứng sốt kéo dài, không thuyên giảm dù đã dùng thuốc, gia đình cần lập tức di chuyển đến bệnh viện nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi lây lan

Xuyên suốt nội dung bài viết, Bệnh viện Phương Đông luôn nhấn mạnh về vai trò của công tác phòng ngừa sốt siêu vi lây lan. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, đều đặn rửa tay với xà phòng ít nhất 20s, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Tập thói quen không cho đồ chơi vào miệng của trẻ, hoặc cha mẹ kiểm soát vệ sinh và nguồn gốc đồ chơi của trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, tạo không gian thoáng mát để các tác nhân gây bệnh không có cơ hội hình thành và phát triển.
  • Thực hiện tiêm phòng vacxin đầy đủ, đều đặn hàng năm với các mũi nhắc lại.
  • Dùng khuỷu tay hoặc khăn che miệng mỗi khi ho, hắt hơi, sổ mũi, tránh virus lây lan ra ngoài không khí.
  • Hạn chế hoặc không tới nơi đông người hoặc vùng có dịch bệnh.
  • Hạn chế hoặc không tiếp xúc với người mắc bệnh, trường hợp bắt buộc cần trang bị quần áo phòng hộ an toàn.

Biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi sự lây lan virusBiện pháp bảo vệ cơ thể khỏi sự lây lan virus

Mọi đối tượng, dù trẻ em hay người lớn, nam hay nữ đều có nguy cơ mắc sốt siêu vi nếu không biết cách phòng tránh. Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để nhận tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe chuyên môn trước sự đe dọa của các loại virus.

Như vậy, bài viết đã trả lời câu hỏi sốt siêu vi có lây không, lây qua các đường nào. Bên cạnh đó là những chia sẻ về biểu hiện khi bị nhiễm virus, phương pháp chẩn đoán, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa. Hy vọng thông tin nêu trên hữu ích với bạn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
349

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám