Bệnh sốt xuất huyết có những triệu chứng không rõ ràng, vậy nên nhiều người thắc mắc sốt xuất huyết có ho không và cách điều trị như thế nào. Mời bạn đọc tham khảo câu trả lời có trong bài dưới đây.
Bệnh sốt xuất huyết có những triệu chứng không rõ ràng, vậy nên nhiều người thắc mắc sốt xuất huyết có ho không và cách điều trị như thế nào. Mời bạn đọc tham khảo câu trả lời có trong bài dưới đây.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên. Bệnh lây lan do muỗi vằn cái (muỗi Aedes) làm vật chủ trung gian. Muỗi hút máu người mang virus Dengue, sau đó ủ bệnh khoảng 10 - 12 ngày trong cơ thể của muỗi. Trong thời gian ủ bệnh, muỗi đốt người khoẻ mạnh thì sẽ truyền virus cho họ. Người bị muỗi đốt sẽ phát bệnh sau 4 - 13 ngày. Tuỳ thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh mà mỗi người có triệu chứng bệnh khác nhau.
Muỗi vằn cái là vật chủ lây lan bệnh sốt xuất huyết
Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian kéo dài từ 4 - 7 ngày, có trường hợp lên đến 14 ngày, phụ thuộc vào cơ địa, hệ miễn dịch và tuổi của người bị muỗi vằn cái đốt. Khi virus Dengue được nhân lên đến ngưỡng đủ lớn sẽ gây ra các triệu chứng trên cơ thể người bệnh.
Giai đoạn sốt: Các triệu chứng không đặc hiệu, khá giống với sốt virus hoặc cảm cúm thông thường. Người bệnh có biểu hiện như:
Giai đoạn nguy hiểm hay còn gọi là giai đoạn sốt xuất huyết Dengue: Đây là giai đoạn khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng là đã khỏi bệnh. Bệnh nhân cần phát hiện sớm các biểu hiện và được điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, người bệnh có biểu hiện như sau:
Giai đoạn phục hồi: Từ ngày thứ 7 trở đi, tức sau giai đoạn nguy hiểm 24 - 48 giờ. Các triệu chứng bệnh sẽ hồi phục và có dấu hiệu tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào lòng mạch. Đồng thời, người bệnh xuất hiện nốt phát ban trên da và ngứa trong vài ngày tiếp theo.
Bệnh có các triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người thắc mắc liệu sốt xuất huyết có ho không? Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi đường hô hấp bị tấn công bởi vật lạ như vi khuẩn, bụi,... Ho là triệu chứng điển hình của các bệnh lý về phổi. Ho giúp làm sạch đường hô hấp hoặc để đẩy các dị vật ra ngoài khỏi hầu họng, khí quản, thanh quản và phổi.
Nhiều người bệnh thắc mắc sốt xuất huyết có ho không ?
Như đề cập ở trên, khi sốt xuất huyết bước vào giai đoạn sốt và giai đoạn nguy hiểm, huyết tương trong cơ thể người bệnh bị tràn và xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp và tràn dịch màng phổi. Biểu hiện của viêm đường hô hấp là ho. Thông thường ho xuất hiện từng cơn hoặc kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm.
Người bệnh sốt xuất huyết có thể bị ho do tràn dịch màng phổi. Người bệnh có biểu hiện ho khan kéo dài, ho có đờm, đờm lẫn máu, ho nhiều hơn khi trở mình, vận động và ho càng ngày càng tăng.
Như vậy, câu trả lời cho nhiều người thắc mắc “sốt xuất huyết có ho không” là “Có”. Tuy nhiên, ho chỉ là một dấu hiệu nhỏ khi bệnh sốt xuất huyết đã nên nặng và đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh cần điều trị.
Nếu người bệnh biết rõ nguồn lây bệnh và xuất hiện các triệu chứng kể trên cùng biểu hiện ho thì cần uống thuốc điều trị và đến bệnh viện xét nghiệm nếu cần. Còn trường hợp người bệnh chỉ thấy xuất hiện triệu chứng ho và đã loại trừ khả năng bị muỗi vằn cái đốt, có thể người bệnh đang mắc các bệnh khác như sốt virus, sốt siêu vi hoặc cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Để biết chính xác triệu chứng ho là của bệnh nào, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh vấn đề “sốt xuất huyết có ho không”, nhiều bệnh nhân còn lo lắng làm sao để giảm ho, tiêu đờm, trong khi sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh. Việc điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng, trong đó có ho. Loại thuốc phổ biến được dùng để giảm đau, hạ sốt trong sốt xuất huyết là Paracetamol. Ngoài ra, Paracetamol cũng giúp người bệnh giảm đau hiệu quả.
Thuốc Paracetamol giúp giảm ho trong điều trị sốt xuất huyết
Với trẻ nhỏ, khi bị ho do sốt xuất huyết, phụ huynh có thể cho trẻ uống thêm một chút mật ong pha loãng với nước ấm hoặc quả quất hấp cùng đường để giảm ho và tiêu đờm hiệu quả. Hoặc cho trẻ sử dụng siro, kẹo ngậm hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.
Đồng thời, người bệnh sốt xuất huyết cần vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng trước, sau khi ngủ và sử dụng nước súc miệng.
Trường hợp người bệnh đã mắc sốt xuất huyết và có biểu hiện ho, tức bệnh đã bước vào giai đoạn trầm trọng. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và được chỉ định xét nghiệm phù hợp để tránh xảy ra các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà.
Tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị cho hàng trăm bệnh nhân sốt xuất huyết, nhất là thời điểm giao mùa. Các ca bệnh sốt xuất huyết được điều trị bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Khoa Khám bệnh ở Phương Đông được nhiều khách hàng tin cậy với nhiều ưu điểm vượt trội:
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc có được câu trả lời cho vấn đề “sốt xuất huyết có ho không”. Mọi thắc mắc về sốt xuất huyết hay đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài 19001806.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tham vấn chuyên môn: Đội ngũ Bác sĩ KHOA KHÁM BỆNH
Tham vấn chuyên môn: Đội ngũ Bác sĩ KHOA KHÁM BỆNH