Sốt rét và sốt xuất huyết: Cách phân biệt, điều trị, phòng ngừa

Dương Minh Ngọc

16-07-2022

goole news
16

Sốt rét và sốt xuất huyết đều do muỗi gây ra và có các triệu chứng ban đầu giống nhau là sốt cao và rét run. Vậy làm sao để phân biệt được hai bệnh này? Mời bạn đọc tìm hiểu qua thông tin trong bài viết dưới đây. 

Bệnh sốt rét và sốt xuất huyết là gì?

Sốt rét và sốt xuất huyết đều là hai bệnh truyền nhiễm phổ biến, cùng do muỗi gây ra và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng hai bệnh này, nên khi bùng phát dịch công tác điều trị trở nên khó khăn và gây thiệt hại về kinh tế, xã hội.

Sốt rét và sốt xuất huyết đều chưa có vắc-xin phòng bệnhSốt rét và sốt xuất huyết đều chưa có vắc-xin phòng bệnh

Sốt rét là gì? Sốt xuất huyết là gì?
sốt rét là bệnh do ký sinh trùng đơn bào Plasmodium gây ra, bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thông qua các vết chích của muỗi Anophen cái. Muỗi Anophen thường đốt người vào lúc bình minh và chập tối. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh này có khả năng lây lan từ người qua người khi bị muỗi vằn cái (muỗi Aedes aegypti) mang mầm bệnh đốt. Loại muỗi này ưa đốt người vào ban ngày. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh này hơn so với người lớn

Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết

Dựa trên nguyên nhân, dấu hiệu, thời gian ủ bệnh và điều trị thì hai bệnh này có đặc điểm khác nhau.

Nguyên nhân

Sốt xuất huyết: Tác nhân gây bệnh này là do muỗi vằn cái (Aedes aegypti). Loại muỗi này có màu đen, thân, chân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt, ở ngực có các vảy trắng xếp thành hàng và vùng lưng có hình chiếc đàn hai dây màu trắng. Muỗi vằn thường hoạt động mạnh vào buổi sáng hoặc chiều tối. Đặc biệt, loại muỗi này có khả năng bay rất nhanh, do đó khi thấy mồi chúng sẽ lao vào đốt, hút máu ngay lập tức hoặc chúng kiên trì bám theo mồi tới cùng và chỉ bay đi khi đã hút được máu người. 

Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn cái truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, tuy nhiên có dấu hiệu gia tăng vào mùa mưa. Vì chúng thích trú ẩn ở những nơi ẩm thấp và gần người.

Muỗi vằn cáiMuỗi vằn cái

Sốt rét: Tác nhân gây bệnh sốt rét là do ký sinh trùng Plasmodium truyền từ người sang người thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu. Ở Việt Nam hiện có loại ký sinh trùng ở người phổ biến là P. falciparum, P.malariae, P.vivax.

Sau đó, ký sinh trùng tìm đường vào tế bào gan và sinh sôi. Khi tế bào gan của người bệnh đột ngột bị phá vỡ, ký sinh trùng theo sẽ thoát ra, xâm nhập và sinh sôi ở các tế bào hồng cầu.  

Muỗi Anophen có đặc điểm như: chiều dài thân bằng chiều dài vòi, cánh mũi có vẩy đen trắng và chúng thường đậu chếch góc 45 độ khi đậu đốt con người. Loại muỗi này thường hoạt động mạnh về đêm và sống chủ yếu ở khu vực đồi núi, rừng rậm. Do đó, nếu con người đi hoặc sống ở những khu vực rừng rậm thường là đối tượng mắc sốt rét.

Ngoài đường lây truyền sốt rét qua đường muỗi đốt, thì bệnh này còn có thể bị lây lan qua các phương thức khác là: truyền máu, tiêm chích, từ mẹ sang con khi nhau thai bị tổn thương.

Muỗi Anophen

Có thể thấy, hai loại muỗi gây bệnh sốt rét và sốt xuất hiện có sự khác nhau rõ rệt về hình dáng, nơi trú ẩn và thời gian hoạt động. Đây cũng là cách phân biệt hai căn bệnh phổ biến này thông qua nguyên nhân gây bệnh.

Thời gian ủ bệnh

Sốt rét: Thời gian ủ bệnh tính từ thời điểm muỗi nhiễm ký sinh trùng đốt đến khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng lâm sàng tuỳ thuộc vào loại ký sinh trùng. Đối với nhiễm P.vivax từ 12 - 17 ngày, trung bình 14 ngày; nhiễm P.falciparum từ 9 - 14 ngày, trung bình 12 ngày; nhiễm P.malariae từ 20 ngày đến nhiều tháng. Còn trường hợp người bệnh bị sốt rét do truyền máu, thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn, khoảng vài ba ngày.

Sốt xuất huyết: Sau khi bị muỗi cắt 4 - 5 ngày sau, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt xuất huyết. Khi người bệnh bắt đầu sốt cao (thời gian phát bệnh) đến khi khỏi là khoảng 7 - 10 ngày sau đó.

Thời gian ủ bệnh của sốt rét và sốt xuất huyết là khác nhauThời gian ủ bệnh của sốt rét và sốt xuất huyết là khác nhau

Như vậy, thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết ngắn hơn so với sốt rét. Dựa trên yếu tố thời gian phát bệnh, người bệnh nghi ngờ mắc hai bệnh trên có thể phân biệt được mình đang mắc bệnh nào và có hướng điều trị phù hợp.

Triệu chứng

Sốt rét và sốt xuất huyết đều có triệu chứng ban đầu tương tự nhau đó là rét run và sốt cao. Nhưng mỗi bệnh lại đi kèm những triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau: 

Sốt rét: Người bệnh sẽ thấy sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, đồ nhiều mồ hôi, thiếu máu, đau khớp,.. Sau khi bệnh thuyên giảm thì vẫn có khả năng tái phát với các biểu hiện như ớn lạnh, vã nhiều mồ hôi, người hấp nóng.

Người bệnh có thể bị những cơn sốt rét biến chứng hoặc không biến chứng. Với người bị sốt rét biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí gây tử vong. Một số người bệnh có dấu hiệu không cụ thể như đau nhức người, buồn nôn, đau đầu. Một số triệu chứng khác như mất nhận thức, hành vi thay đổi bất thường, thiếu máu, hạ huyết áp, suy thận,... xuất hiện khi bệnh tiến triển đến giai đoạn ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất, máu và nội tạng người bệnh.

Cả hai bệnh đều có triệu chứng sốt caoCả hai bệnh đều có triệu chứng sốt cao

Với trường hợp sốt rét không biến chứng, mỗi cơn sốt rét run kéo dài từ 15 - 1 giờ, lặp đi lặp lại trong 6 - 10 giờ. Sau đó, người bệnh sẽ sốt cao 39 - 40 độ C kéo dài 30 phút đến vài giờ, dần dần nhiệt độ giảm và vã mồ hôi. Ngoài ra, một số người có thêm triệu chứng như thở gấp và vàng da nhẹ.

Sốt xuất huyết: Bệnh này thường khởi phát bằng cơn sốt cao 39,5 - 41,5 độ C liên tục trong 3 - 4 ngày, kèm theo các triệu chứng đau nhức xương khớp và đau đầu. Sau khi người bệnh hạ sốt sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, nướu, chảy máu cam, chán ăn, đau hốc mắt hoặc buồn nôn,...

Cách điều trị sốt rét và sốt xuất huyết

Sốt rét và sốt xuất huyết đều được điều trị bằng thuốc kèm chế độ ăn uống bổ sung. Cụ thể như sau:

Đối với sốt rét: Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét do muỗi Anophen là:

  • Thuốc Primaquine để tiêu diệt giao bào của ký sinh trùng. Loại thuốc này chống chỉ định cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi hoặc người có tiểu sử bị thiếu G6PD (bệnh thiếu men glucose-6 phosphate dehydrogenase).
  • Thuốc quinine, chloroquin để tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét trong hồng cầu người bệnh.
  • Các loại thuốc kháng sinh: Người bệnh thường được chỉ định dùng phối hợp thuốc kháng sinh doxycycline, clindamycin với quinine sulfat trong trường hợp thuốc quinine không đem lại hiệu quả.

Điều trị sốt rét và sốt xuất huyết bằng thuốc (Ảnh minh hoạ)Điều trị sốt rét và sốt xuất huyết bằng thuốc (Ảnh minh hoạ)

Đối với sốt xuất huyết: Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết. Việc chữa trị chủ yếu là đẩy lùi các triệu chứng bệnh như sốt cao, buồn nôn, đau nhức xương khớp,... Mỗi người bệnh với triệu chứng bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tối đa. Một số biện pháp giảm triệu chứng sốt xuất huyết gồm:

  • Dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Người bệnh không nên dùng các loại thuốc giảm đau như naproxen, aspirin, ibuprofen vì sẽ khiến các triệu chứng trở nặng hơn.
  • Uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng kết hợp nghỉ ngơi.
  • Trường hợp người bị sốt xuất huyết nặng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu hoặc truyền nước để ngăn ngừa bệnh nhân mất nước nặng.

Phòng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết hiệu quả

Cách phòng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết đều tương tự nhau. Để tránh bị muỗi đốt, cách tốt nhất là tiêu diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy và một số phương pháp khác như sau:

  • Dọn dẹp, thu gom, huỷ các vật dụng phế thải trong và xung quanh nhà như vỏ lon, vỏ chai, mảnh thuỷ tinh,...
  • Loại bỏ môi trường sinh sản của muỗi, lăng quăng, bộ gậy bằng cách lật úp hoặc đậy kín các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để muỗi không có nơi vào đẻ trứng. 
  • Mặc quần áo dài đủ che kín da, sáng màu, đặc biệt là khi đi rừng, lên đồi núi thì che chắn thêm mặt, bàn tay, chân để tránh bị muỗi đốt. Với những nơi ẩm thấp, nhiều muỗi, người dân cần ngủ trong màn cả ngày và đêm.

Xịt đuổi muỗi để tránh bị muỗi đốtXịt đuổi muỗi để tránh bị muỗi đốt

  • Thường xuyên sử dụng các loại kem bôi da xua muỗi, bình xịt diệt muỗi, vợt điện diệt muỗi, hương đuổi muỗi,... để hạn chế muỗi chích và hút máu.
  • Khi phát hiện bị muỗi vằn hoặc muỗi Anophen đốt cần hạn chế tiếp xúc với người khác hoặc có các phương pháp cách ly tránh lây lan bệnh.

Trên đây là những cách giúp bạn đọc phân biệt được bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, từ đó phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp. Nếu bạn đọc có thắc mắc hoặc cần tư vấn về điều trị về hai bệnh trên, vui lòng liên hệ Tổng đài 19001806, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẵn sàng giải đáp 24/7.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,545

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

ThS. Bác sĩ

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh

ThS. Bác sĩ

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám