Thông tin chung về sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên khi muỗi vằn cái chứa virus Dengue là vật chủ lây bệnh từ người sang người. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa - mùa sinh sản của muỗi vằn cái.
Sốt xuất huyết thường có biểu hiện như đau đầu, đau nhức toàn thân, đau hốc mắt, sốt, da đỏ kiểu xung huyết, chảy máu cam, phát ban, chán ăn,... Đặc biệt là triệu chứng sốt cao khiến vị giác của người bệnh thay đổi, cảm thấy chán ăn, từ đó hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm. Đây cũng là lý do người mắc bệnh sốt xuất huyết lâu khỏi hơn và tăng nguy cơ để lại biến chứng.
Khi người bệnh bị sốt xuất huyết cần tuân thủ quy định của bác sĩ. Vấn đề "sốt xuất huyết kiêng gì" không chỉ người mắc mà người nhà bệnh nhân cũng rất quan tâm. Một số điều người bệnh nên hạn chế khi mắc sốt xuất huyết như tắm nước lạnh, không chà mạnh vào phần da xuất huyết,... Bên cạnh đó, việc bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết cũng rất hữu ích cho người bị sốt xuất huyết nhanh hồi phục.
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện, tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, hạn chế biến chứng gây hại cho các cơ quan như gan, thận, hệ tiêu hoá. Trong đó, vấn đề sốt xuất huyết kiêng ăn gì được rất nhiều người quan tâm khi đề cập đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
Sốt xuất huyết ăn gì - vấn đề được rất nhiều người quan tâm
Một số thực phẩm có thể gây rối loạn, để lại biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe cho người đang bị sốt xuất huyết. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết. Bệnh có thể trầm trọng hơn như giãn mạch nội tạng, co mạch ngoài da hoặc gây tử vong nếu người bệnh.
Do đó, nhiều người băn khoăn về vấn đề sốt xuất huyết kiêng gì để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những thực phẩm trong thực đơn sốt xuất huyết kiêng gì và một số điều cần kiêng trong quá trình điều trị bệnh.
Kiêng tắm gội bằng nước lạnh
Trong thời gian điều trị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh không cần kiêng tuyệt đối tắm gội. Người bệnh có thể lau người hoặc tắm gội bằng nước ấm và ở nơi kín gió, không nên ngâm mình trong nước lâu . Với phụ nữ tóc dày, sau khi gội đầu nên sấy khô, tránh để tóc ướt, ẩm lâu khiến cơ thể bị lạnh, bệnh lâu hồi phục.
Người bệnh sốt xuất huyết nên tắm gội bằng nước nóng.
Đặc biệt từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 của bệnh, triệu chứng sốt thoái lui, nhưng điều này không có nghĩa bệnh đã khỏi. Lúc này, sẽ xuất hiện một số biến chứng như giảm tiểu cầu, tăng tính thẩm của thành mạch,... Do đó, người bệnh tránh kỳ cọ mạnh sẽ gây ra chảy máu dưới da, nhất là vùng cẳng chân, đùi, bụng,... hoặc trong cơ rất nguy hiểm. Tốt nhất, trong thời gian này bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng khăn ấm lau người.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên kiêng tắm gội bằng nước lạnh vì khiến mạch ngoài da co lại và giãn mạch nội tạng, làm tăng nguy cơ tử vong.
Sốt xuất huyết kiêng gió không?
Câu trả lời là có. Người bệnh bị sốt xuất huyết có thể sốt cao đến 39 - 40 độ C, thậm chí kèm các cơn rét run. Khi gặp gió, mạch máu ngoại vi của người bệnh đang giãn do sốt bị đột ngột co lại và làm tăng nguy cơ xuất huyết. Vì thế người bệnh cần kiêng tiếp xúc gió trời và hạn chế gió quạt.
Bị sốt xuất huyết nên kiêng gió chiếu thẳng vào người
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Món ăn chế biến bằng cách xào, rán, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ béo khiến người bệnh thấy khó tiêu, đầy bụng. Điều này làm hệ miễn dịch suy yếu và cản trở việc hồi phục của cơ thể. Do đó, đây là nhóm thực phẩm đầu tiên cần nhắc đến trong thực đơn sốt xuất huyết kiêng ăn gì.
Người bị sốt xuất huyết nên hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
Đồ ăn cay và nóng
Khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của người bệnh bị giảm và năng lượng bị hao hụt. Do đó, ăn đồ cay, nóng như mù tạt, ớt, gừng, hạt tiêu,... khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng cao làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân sốt xuất huyết.
Thực phẩm có màu sẫm
Trong giai đoạn bị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có màu đen, nâu, đỏ vì lúc này người bệnh dễ bị chảy máu, nếu đi đại tiện bị ra máu thì sẽ rất khó để phân biệt vì có thể nhầm lẫn với màu thực phẩm. Hoặc trường hợp người bệnh sốt xuất huyết bị nôn có dịch nhầy thì khó phát hiện đó là do màu sẫm của đồ ăn hay do xuất huyết tiêu hoá.
Đồ uống ngọt và có gas
Những loại đồ uống như mật ong, soda, nước ngọt có gas, các loại đường tự nhiên,... không tốt cho người bị sốt xuất huyết, bởi sẽ làm các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn, cơ thể lâu phục hồi hơn. Hơn nữa, đồ uống có gas dễ gây xuất huyết. Do đó, người bệnh nên bổ sung nhóm đồ uống này vào danh sách thực đơn “sốt xuất huyết kiêng ăn gì”.
Trứng
Trứng có khả năng tạo nhiệt lớn trong cơ thể. Bởi vậy những người đang bị sốt xuất huyết sốt cao, đặc biệt là trẻ em khi ăn trứng làm cho thân nhiệt không tán ra ngoài được, khiến tình trạng sốt lâu khỏi. Vì vậy, người đang điều trị bệnh sốt xuất huyết cần kiêng ăn trứng.
Trà hoặc trà sữa
Nước trà khiến não rơi vào trạng thái bị kích thích và tăng huyết áp. Người bị sốt xuất huyết uống trà sẽ làm thuốc hạ sốt giảm tác dụng. Ngoài ra, trong trà có một số chất làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến tình trạng sốt càng trầm trọng hơn.
Rượu, bia, hút thuốc và cà phê
Các chất kích thích này khiến sức đề kháng giảm, khiến cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi hơn và không còn sức chống lại các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.
Người bệnh nên hạn chế uống rượu bia, cà phê khi đang điều trị bệnh sốt xuất huyết
Thực phẩm chứa salicylates
Salicylates có trong các loại thực phẩm: Hành, tiêu, gừng, dưa chuột, cà chua, khoai tây, táo, xuân đào, nho, chanh, quýt, mạn, nho khô,... Bệnh nhân sốt xuất huyết nên tránh nhóm thực phẩm này vì chúng hoạt động tương tự aspirin, làm máu loãng và chậm quá trình đông máu. Vì thế, nếu người bệnh sốt xuất huyết bị chảy máu sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn.
Ngoài việc kiêng ăn những thực phẩm này, một số loại thuốc như aspirin cũng được chống chỉ định dùng khi bị sốt xuất huyết.
Những thực phẩm Salicylat không nên có trong thực đơn sốt xuất huyết kiêng ăn gì
Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Bên cạnh vấn đề “sốt xuất huyết kiêng gì” thì người bệnh sốt xuất huyết nên làm gì cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm. Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn và chú ý thực hiện một số điều sau đây:
- Uống nhiều nước và ăn đồ chế biến dạng loãng: Việc bù nước cho người bệnh sốt xuất huyết là rất quan trọng. Người bệnh có thể uống thêm nước sôi để nguội, nước ép trái cây, cháo loãng hoặc súp.
- Lá đu đủ: Có rất nhiều enzyme như papain và chymopapain trong lá đu đủ, có tác dụng ngăn ngừa đầy hơi, rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Người bệnh uống nước ép lá đu đủ giúp kích thích tăng lượng tiểu cầu, rất tốt cho người đang điều trị sốt xuất huyết, đặc biệt không gây tác dụng phụ.
- Sữa chua: Đây là thực phẩm vừa tốt cho hệ tiêu hoá vừa giữ cho hệ miễn dịch hoạt động tốt. Sữa chua giúp kích thích sản sinh các vi khuẩn cần thiết cho đường ruột, loại bỏ độc tố và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mọi người, nhất là người đang mắc sốt xuất huyết.
- Nước dừa: Người bệnh sốt xuất huyết dễ bị mất nước. Uống nước dừa là lựa chọn tối ưu giúp người bệnh được bù nước hiệu quả. Vì nước dừa là thức uống chứa nhiều chất điện giải và khoáng chất.
- Bưởi, cam, quýt: Những loại quả này giàu chất chống oxy hoá và vitamin C, giúp loại bỏ virus sốt xuất huyết hiệu quả.
- Thực phẩm giàu omega-3: Người bệnh bổ sung omega-3 vào chế độ ăn khi bị sốt xuất huyết giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhanh hồi phục. Các loại thực phẩm giàu omega-3 là rau chân vịt, cá, hạt óc chó,...
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn thực phẩm giàu omega-3
- Thường xuyên theo dõi thân nhiệt để kịp thời xử lý khi sốt cao hoặc có bất thường về thân nhiệt.
- Nếu người bệnh sốt cao, nên sử dụng khăn ấm lau cơ thể, đồng thời đắp khăn ở vùng bẹn, nách để hạ thân nhiệt.
Trên đây là những gợi ý giúp cho người bệnh sốt xuất huyết nhanh được hồi phục và hạn chế được các biến chứng . Mong rằng bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi “sốt xuất huyết kiêng gì” để có chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp. Nếu có thắc mắc gì về dinh dưỡng và chế độ chăm sóc cho người sốt xuất huyết hoặc cần tư vấn thêm, bạn đọc vui lòng liên hệ 19001806.