Suy giảm chức năng gan: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Hoàng Lan

20-06-2022

goole news
16

Nhiều người mắc phải hội chứng suy giảm chức năng gan mà không hề biết nguyên nhân là do đâu. Dấu hiệu nhận biết bệnh thì thường bị nhầm lẫn với các bệnh về gan khác, do vậy mà khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng mới bắt đầu chữa trị. Để có những kiến thức đầy đủ nhất về căn bệnh này, mời bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Suy giảm chức năng gan là gì?

Suy giảm chức năng gan hay gọi tắt là suy gan là tình trạng phần lớn lá gan bị tổn thương đến mức biến dạng, không thể tự phục hồi và hoạt động trở lại. Khi chức năng bị suy giảm, gan không thể hoạt động như bình thường đã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Suy giảm chức năng gan còn được gọi là suy ganSuy giảm chức năng gan còn được gọi là suy gan

Hội chứng suy giảm chức năng gan có gồm suy gan cấp tính và suy gan mạn tính. Trong đó:

  • Suy gan cấp tính: là chức năng gan suy giảm nhanh, thậm chí là ngừng hoạt động trong vài ngày hoặc vài tuần. Đa số những người bị suy gan cấp đều không có tiền sử bệnh về gan có các triệu chứng bất thường về gan trước đó.
  • Suy gan mạn tính: là gan chịu tổn thương kéo dài nhiều năm khiến cho gan không còn hoạt động bình thường nữa.

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan là gì?

Với bệnh suy gan cấp tính

  • Dùng thuốc giảm đau quá liều: Acetaminophen có trong thuốc giảm đau khi xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn sẽ dễ làm gan tổn thương nặng nề dẫn đến suy giảm chức năng gan.
  • Do sự tấn công của các loại virus: Viêm gan A, viêm gan B và E, virus Epstein-Barr, cytomegalovirus(CMV)- loại virus liên quan đến bệnh thủy đậu, bệnh herpes simplex. Virus tàn phá gan gây tổn thương hoặc xơ hóa.

Suy giảm chức năng gan cấp tính thường không có triệu chứng bất thường trước đóSuy giảm chức năng gan cấp tính thường không có triệu chứng bất thường trước đó

  • Tác động từ một số loại thuốc (kê đơn và thảo dược): Làm cho tế bào gan bị phá hủy.
  • Mắc bệnh viêm gan tự miễn: Bệnh này cũng có thể gây suy gan cấp.
  • Tác hại từ bệnh Wilson: Đây là một căn bệnh di truyền, nó làm giảm hoặc thậm chí là ngăn cản chức năng đào thải đồng của cơ thể, khiến đồng tích tụ và gây hại cho gan.
  • Gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai.
  • Sốc nhiễm khuẩn: Bên trong cơ thể bị nhiễm trùng nặng gây tổn thương gan nghiêm trọng, chức năng gan suy giảm, ngừng hoạt động.
  • Các mạch máu trong gan bị thu hẹp và tắc nghẽn do một bệnh hiếm gặp: Được gọi là hội chứng Budd Chiari.
  • Môi trường độc hại, có nhiều độc tố từ chất thải công nghiệp: Khi cơ thể hấp thụ nhiều hóa chất dùng trong công nghiệp, chức năng thải độc của gan phải làm việc nhiều và liên tục dẫn đến chức năng gan bị suy giảm.

Với bệnh suy gan mạn tính

Nguyên nhân chính, thường gặp nhất là do bị viêm gan B, viêm gan C, uống rượu thường xuyên và nhiều gây xơ gan. Cơ thể thừa sắt, sắt tích tụ quá nhiều trong gan dẫn tới xơ gan.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhưng ít gặp hơn đó là:

  • Do tác động từ các bệnh như viêm gan A, viêm gan tự miễn, viêm gan do sử dụng nhiều rượu bia.

Suy gan mạn tính là do bị bệnh về gan, gan tích tụ quá nhiều độc tố lâu ngàySuy gan mạn tính là do bị bệnh về gan, gan tích tụ quá nhiều độc tố lâu ngày

  • Gan bị xơ hóa: gan không thể hoạt động bình thường thậm chí là ngừng hoạt động.
  • Viêm đường mật xơ hóa: gây ảnh hưởng xấu cho chức năng gan một cách từ từ và lâu dài.
  • Tăng oxalat niệu: ngăn cản khả năng thải độc gan
  • Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin: loại men có tác dụng bảo vệ đường hô hấp dưới.
  • Ung thư gan làm suy chức năng gan nặng.
  • U gan lành tính cũng làm hạn chế các hoạt động của gan
  • Gan nhiễm mỡ.
  • Số lượng ống dẫn mật trong gan ít hơn bình thường: là 1 dạng rối loạn di truyền 
  • Viêm đường mật tiên phát: phá hủy các ống dẫn mật trong gan.
  • Rối loạn chuyển hóa: người bệnh không thể sử dụng được đường galactose, gây tích tụ trong cơ thể, ngăn cản chức năng thải độc gan.
  • Thiếu hụt loại men phân hủy chất béo và cholesterol trong các tế bào, dẫn tới chất béo tích tụ trong gan, lâu dần làm giảm chức năng của gan.

Các dấu hiệu dễ dàng nhận biết bệnh suy giảm chức năng gan

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của suy chức năng gan khó nhận biết và phân biệt do nó khác giống với những triệu chứng về các bệnh gan khác. 

Giai đoạn đầu, khi gan bắt đầu suy giảm chức năng, người bệnh sẽ gặp các vấn đề như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon, đi ngoài phân lỏng,...

Khi gan suy giảm đến giai đoạn nặng hơn thì các triệu chứng cũng rõ rệt hơn, đồng thời nghiêm trọng hơn:

Dấu hiệu nhận biết chức năng gan bị suy giảmDấu hiệu nhận biết chức năng gan bị suy giảm

  • Thường xuyên thấy buồn ngủ.
  • Dễ mệt mỏi, khó tập trung vào 1 việc nào đó
  • Rối loạn tâm thần (còn được gọi là bệnh não gan)
  • Sưng, chướng bụng
  • Da chuyển màu vàng
  • Khi bị tổn thương, dù lớn hay nhỏ đều dễ chảy máu 

Suy chức năng gan có nguy hiểm không?

Suy giảm chức năng gan là bệnh lý khá nguy hiểm, là tình trạng nguy kịch đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi gan bị suy giảm chức năng nó không thể thực hiện được các chức năng của nó như: chuyển hóa, tổng hợp, thải độc, tạo mật và dự trữ.

Suy gan là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm gan tự miễn, viêm gan A, bị bệnh di truyền Wilson, gan nhiễm mỡ, ung thư gan,...

Suy gan cấp làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như:

  • Biến chứng phù não: tình trạng dịch quá tải tạo ra áp lực lớn trong não người bệnh.
  • Chảy máu và rối loạn chảy máu: gan bị suy làm thiếu đi các yếu tố giúp làm đông máu, dẫn tới chảy máu, rối loạn chảy máu, nguy hiểm hơn đó là chảy máu trong đường tiêu hóa.
  • Nhiễm trùng: suy gan cấp nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có khả năng cao bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp, máu và nước tiểu.

Biến chứng của suy giảm chức năng gan chính là suy thậnBiến chứng của suy giảm chức năng gan chính là suy thận

  • Suy thận: xảy ra với những người bị suy gan, đặc biệt là bệnh nhân đã từng dùng thuốc acetaminophen quá liều làm phá hủy gan và thận nghiêm trọng. Suy thận chiếm 55% tổng số bệnh nhân được chuyển đến các trung tâm chuyên khoa do suy gan cấp tính.

Một số phương pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh suy gan hiện đại

  • Chẩn đoán xác định: dựa vào các triệu chứng lâm sàng có ở người bệnh như: mệt mỏi, vàng da, liên tục cảm thấy buồn nôn.
  • Thông qua xét nghiệm máu: đây là xét nghiệm bắt buộc phải làm để xác định tình trạng hoạt động của lá gan người bệnh. Thử nghiệm thời gian prothrombin tức là đo thời gian máu đông là bao lâu. Nếu mắc chứng suy gan cấp thì quá trình đông máu sẽ diễn ra chậm hơn bình thường.

Chẩn đoán suy gan bằng xét nghiệm máuChẩn đoán suy gan bằng xét nghiệm máu

  • Bilirubin toàn phần: nếu >250 Mmol/l chứng tỏ bệnh nặng. Trong đó AST và ALT huyết tương phản ánh tổn thương tế bào gan. Thời gian Prothrombin (PT) sẽ là yếu tố để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh.
  • Hình ảnh học: trước khi tiến hành điều trị suy gan cấp, người bệnh sẽ được siêu âm để kiểm tra mức độ tổn thương gan cũng như giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra, để kiểm tra gan và các mạch máu thì người bệnh có thể được đề nghị chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI. Cách xét nghiệm hình ảnh học này vừa phát hiện vừa tầm soát được các nguyên nhân nhất định gây suy gan cấp.
  • Kiểm tra mô gan: bệnh nhân đang điều trị suy gan cấp nặng sẽ được đề nghị kiểm tra mô gan, kỹ thuật chẩn đoán này giúp xác định nguyên nhân gây tổn thương gan và biết được tổn thương ở mức độ nào. Quá trình sinh thiết cho bệnh nhân suy gan cấp có nguy cơ chảy máu nên cần thực hiện sinh thiết xuyên qua da của người bệnh.

Điều trị suy chức năng gan bằng phương pháp nào

Tùy vào tình trạng, điều kiện sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất. 

  • Điều trị bằng thuốc: với trường hợp bệnh nhẹ, gan chưa bị tổn thương quá nhiều, chức năng gan chưa suy giảm nặng thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để vừa ngăn chặn các tác nhân gây suy gan vừa hỗ trợ phục hồi gan.

Điều trị suy gan bằng thuốcĐiều trị suy gan bằng thuốc

  • Phẫu thuật: trường hợp ga bị tổn thương 1 phần, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ phần tổn thương đó để tránh lây lan sang vùng khác. Gan có chức năng tự phục hồi nên việc cắt bỏ này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
  • Ghép gan: khi gan bị tổn thương quá nặng, vùng tổn thương rộng, không còn khả năng phục hồi hay thực hiện các chức năng của gan nữa thì việc ghép gan là bắt buộc để có thể đảm bảo sức khỏe toàn bộ cơ thể.

Chăm sóc người bệnh bị suy chức năng gan

Chế độ sinh hoạt

  • Nghỉ ngơi nhiều, không làm các công việc nặng nhọc.
  • Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh về gan như viêm gan B nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về gan.

Ăn uống và bổ sung dinh dưỡng hợp lý

  • Thức uống làm mát, thanh lọc gan: trà đen, trà xanh, trà đỗ đen, nước gạo lứt rang, nước ép trái cây, nước ép nha đam.
  • Thức ăn cải thiện chức năng gan: cá và các loại cá giàu omega-3, omega-6, dầu oliu, các loại hạt, cháo đậu xanh, ranh xanh sẫm màu.
  • Trái cây mát gan: bưởi, việt quất, nam việt quất, nho.
  • Thuốc bổ gan: nhằm hỗ trợ cải thiện chức năng gan, giúp gan luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh. Chọn những thuốc được chiết xuất từ thảo dược để đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ.

Vận động, tập luyện thể thao phù hợp

Việc thường xuyên tập thể dục sẽ giúp khí huyết lưu thông, kiểm soát, tâm trạng, giảm căng thẳng và đốt cháy calo,... từ đó giúp người bệnh:

Tập luyện hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh hơnTập luyện hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn

  • Giảm mệt mỏi: nhờ ăn ngon ngủ tốt, giảm căng thẳng lo âu, tăng giải phóng ATP (hợp chất giàu năng lượng), cung cấp năng lượng cho cơ thể, kích thích hệ miễn dịch hoạt động.
  • Giảm đầy bụng, chậm tiêu: tập luyện giúp tăng cường vận động các cơ trên đường tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón hay gặp ở người bệnh gan.
  • Kích thích hệ miễn dịch: từ đó đáp ứng điều trị tốt hơn.
  • Giảm quá trình oxy hóa: tập luyện giúp tăng máu tươi, tăng oxy nuôi dưỡng các mô, chống lại quá trình oxy hóa tại gan nên giảm được việc sản sinh ra gốc tự do gây hại cho gan.
  • Kích thích sản sinh glutathione: chất tham gia vào quá trình thải độc của gan, giúp khử các gốc tự do sinh ra tại gan trong quá trình khử độc.
  • Giảm ảnh hưởng của các bệnh khác tới gan: khi bị gan mà mắc thêm các bệnh khác như huyết áp cao, béo phì, tiểu đường… thì sẽ làm cho việc điều trị gặp nhiều trở ngại. Luyện tập đúng cách sẽ giúp giảm áp lực bệnh tật cho người bệnh.

Các bài tập vận động phù hợp:

  • Thể dục nhịp điệu (Tập aerobic): không cần vận động mạnh nên không tốn nhiều sức lực, giúp gan thải độc tốt hơn, từ đó giúp người bệnh giảm mệt mỏi.
  • Thể dục thể lực: các bài tập như chạy marathon, chống đẩy, đẩy tạ… sẽ tốn nhiều công sức và phải vận dụng toàn bộ cơ thể nhưng bù lại nó nâng cao sức mạnh tổng thể ở cả xương và cơ. 

Phòng và bảo vệ sức khỏe "lá gan" như thế nào là đúng cách?

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: béo phì, thừa cân sẽ có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)- một trong những dạng bệnh gan phát triển nhanh nhất. 
  • Ăn uống theo một chế độ cân bằng: tránh các bữa ăn nhiều calo, chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống thông thường) và đường, không ăn thực phẩm chưa nấu chín. Ăn nhiều trái cây, rau, gạo, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt, hạn chế thịt đỏ, uống nhiều nước,...
  • Tập thể dục đều đặn
  • Tránh độc tố có thể làm tổn thương tế bào gan. 
  • Không hoặc hạn chế tối đa uống rượu
  • Không dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân. 
  • Thực hành tình dục an toàn để tránh làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và viêm gan C.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm ngay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh việc lạm dụng thuốc, dùng thuốc không đúng cách để không gây tổn hại cho gan.
  • Tiêm phòng: hiện nay đã có vắc xin ngừa viêm gan A và viêm gan B.

Thăm khám và điều trị bệnh suy giảm chức năng gan ở bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Suy giảm chức năng ở gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng nặng, xuất hiện biến chứng phức tạp ảnh hưởng đến việc điều trị và thời gian khỏi bệnh.

Phát hiện bệnh sớm bằng cách thăm khám định kỳ, có bất kỳ 1 trong những dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế được được kiểm tra và xác định bệnh. 

Bệnh viện đa khoa Phương Đông là bệnh viện tư hàng đầu tại Hà Nội với các dịch vụ khám chữa bệnh đa khoa, trong đó có bệnh suy chức năng gan.

  • Trang thiết bị y tế hiện đại

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển về thiết bị y tế trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn,... giúp chẩn đoán chính xác bệnh để có phác đồ trị liệu hiệu quả.

  • Đội ngũ chuyên gia, các y bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm

Ở Phương Đông có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên môn có kinh nghiệm khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến đầu, đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân suy gan.

  • Cơ sở vật chất đạt chuẩn 5 sao

Xây dựng khuôn viên xanh rộng rãi, thoáng mát và trong lành. Mỗi khoa, mỗi phòng bệnh, phòng nội trú được trang bị cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn 5 sao giúp hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh chóng.

Để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến hội chứng suy giảm chức năng gan hoặc đặt lịch khám bệnh, vui lòng liên hệ Hotline: 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

9,666

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám