Bệnh viêm gan B - Nguyên nhân, đường lây nhiễm cách phòng và điều trị

Dương Thị Trà My

05-06-2022

goole news
16

Bệnh viêm gan B là nguyên nhân gây ra 600.000 ca tử vong mỗi năm trên thế giới. Có khoảng 15% dân số Việt Nam mắc bệnh này. Vì vậy hiểu về nguyên nhân, đường lây nhiễm viêm gan B là điều vô cùng cần thiết giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này và bảo vệ sức khỏe của mỗi người.

Bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Viêm gan B gây ảnh hưởng tới chức năng gan và có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Viêm gan B được chia thành 2 loại là Viêm gan B cấp tính và mạn tính.

Bệnh viêm gan B là gì? Bệnh viêm gan B là gì?

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới Who cho biết trên thế giới có khoảng hơn 2 tỷ người đã và đang bị nhiễm virus HBV.  Tại Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc viêm gan B và trong số này có khoảng 10% bệnh nhân có nguy cơ tiến triển thành ung thư gan. Bệnh viêm gan B được đánh giá là “sát thủ thầm lặng” bởi diễn tiến kín đáo, khó nhận biết. Đến khi bệnh nhân phát hiện các dấu hiệu bất thường thì bệnh đã ở giai đoạn mạn tính, xơ gan, ung thư gan… Với khả năng lây nhiễm cao hơn HIV gấp 50-100 lần, viêm gan B chính là nguyên nhân gây ra khoảng 600.000 ca tử vong mỗi năm trên thế giới.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B

Virus viêm gan B (HBV) là nguyên nhân chính gây bệnh viêm gan B. Virus HBV có hình cầu, lớp vỏ là lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Virus HBV có 8 tuýp kháng nguyên khác nhau.

Virus HBV là nguyên nhân gây ra viêm gan B

Virus HBV là nguyên nhân gây ra viêm gan B

Loại virus này thường có thời gian ủ bệnh trong 3-6 tháng tùy thể trạng mỗi người. Trong giai đoạn đầu hoạt động, virus HBV sẽ gây viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng, nếu cơ thể không thể tự miễn dịch, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính. Lúc này bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ cao với nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan cùng những gánh nặng bệnh tật suốt đời.

Viêm gan B lây qua những đường nào?

Viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao và thường lây qua những con đường sau:

Lây truyền từ mẹ sang con

Thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B thì khả năng lây cho thai nhi là rất cao, tỷ lệ này tăng dần theo từng giai đoạn của thai kỳ.

  • Tam cá nguyệt đầu tiên: tỷ lệ lây nhiễm là 10%
  • Tam cá nguyệt thứ 3: tỷ lệ lây nhiễm tăng lên tới 70%
  • Thời điểm vượt cạn: tỷ lệ lây nhiễm là khoảng 90% nếu không có biện pháp xử lý phù hợp.

Trong đó 50% trẻ có thể bị viêm gan B mạn tính và có nguy cơ xơ gan khi trưởng thành.

Viêm gan B thường lây qua 3 con đường: mẹ sang con, qua máu, qua đường tình dục

Viêm gan B thường lây qua 3 con đường: mẹ sang con, qua máu, qua đường tình dục

Lây truyền qua đường tình dục

Virus HBV-DNA có trong dịch tiết âm đạo của nữ giới hoặc trong tinh dịch của nam giới có thể gây lây nhiễm cho bạn tình qua các vết xước, vết thương nhỏ trong lúc giao hợp.

Lây truyền qua máu

  • Một số sự cố y tế có thể làm lây truyền viêm gan B
  • Sử dụng dụng cụ y tế chưa được tiệt dùng có chứa virus
  • Truyền máu có virus HBV
  • Dùng chung bơm, kim tiêm hoặc các vật dụng cá nhân (bàn chải chải răng, dao cạo râu) với bệnh nhân
  • Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ, nail, xăm hình tại những cơ sở không đảm bảo, khi các dụng cụ máy móc có chứa virus.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan B

Mỗi tuýp virus viêm gan B sẽ có thể bạnh và diễn biến và dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, dấu hiệu viêm gan B thường ít, không rõ ràng làm người bệnh không chú ý. Khi bệnh tiến triển một thời gian dài thì triệu chứng mới rõ rệt. Dưới đây là những triệu chứng của viêm gan B thường gặp:

  • Cơ thể suy nhược, thường mệt mỏi, uể oải
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn, sợ đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Gặp tình trạng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng sậm, phân có bạc màu

Vàng da vàng mắt là dấu hiệu bệnh viêm gan B

Vàng da vàng mắt là dấu hiệu bệnh viêm gan B

  • Đau vùng mạng sườn phải (vị trí của gan)
  • Sốt nhẹ vào buổi chiều
  • Da ngứa ngáy

Viêm gan B có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính hoặc mãn tính:

Giai đoạn cấp tính

  • Người có tiền sử truyền máu hay sử dụng các chế phẩm của máu, quan hệ tình dục, tiêm chích không an toàn trong khoảng 4 -24 tuần
  • Có thể xuất hiện các dấu hiệu: chán ăn, mệt mỏi, vàng da, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, phân màu bạc, đau tức vị trí của gan, buồn nôn, nôn...
  • Chỉ số AST, ALT gan tăng cao
  • Bilirubin tăng cao
  • HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+)

Giai đoạn mạn tính

Ở giai đoạn này, bệnh thường không rõ ràng triệu chứng, chỉ có thể làm xét nghiệm để nhận thấy bất thường:

  • HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).
  • ST, ALT tăng theo từng đợt hoặc có thể tăng liên tục trên 6 tháng.
  • Tổn thương tế bào gan

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B

Sau vài tháng ủ bệnh, Virus Viêm gan B  sẽ hoạt động và bám vào bề mặt tế bào gan. Virus này sẽ sao chép mã di truyền dựa trên các tế bào chất của tế bào gan, sau đó sản sinh ra nhiều tế bào mới. Quá trình bất thường này sẽ làm rối loạn hoạt động của tế bào gan và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm:

Viêm gan B có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan

Viêm gan B có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan

Suy giảm chức năng gan: Tế bào gan bị virus viêm gan B bám dính, phá hủy từ bên trong dần khiến gan bị tổn thương. Lúc này, gan sẽ bị suy giảm chức năng như lọc máu, chuyển hóa, thải độc, tổng hợp chất.

Gan nhiễm mỡ: Chức năng gan suy giảm khiến quá trình phân giải Triglyceride bị tác động khiến chất béo không được chuyển hóa mà tích tụ tại gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

Xơ gan: Xơ gan là một trong những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân bị viêm gan B có thể gặp phải nếu không điều trị sớm.

Ung thư gan: Virus viêm gan B phá hủy tế bào gan cũ, sản sinh ra tế bào mới làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính. Biến chứng ung thư gan thường xuất hiện trong khoảng 10 năm kể từ khi bệnh nhân bị xơ gan.

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

Có các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B phổ biến hiện nay:

Nếu chỉ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng thì rất khó có thể xác định bệnh nhân mắc viêm gan B.  Dưới đây là các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B phổ biến hiện nay

Xét nghiệm HBsAg: Virus viêm gan B có kháng nguyên bề mặt là HBsAg. Vì vậy nếu kết quả xét nghiệm cho thấy HBsAg (+) nghĩa là trong cơ thể đang có virus viêm gan B.

Xét nghiệm Anti-HBs: Xét nghiệm này giúp kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể với virus viêm gan B. Nếu một người bị nhiễm virus và đã khỏi bệnh hoặc đã được tiêm ngừa vắc xin viêm gan B thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại loại virus này. Kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính nghĩa là nồng độ Anti-HBs > 10mUI/ml có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B.

Đây là 2 loại xét nghiệm phổ biến giúp chẩn đoán viêm gan B và đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể với loại virus nguy hiểm này. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm AST, ALT, HBeAg, Anti-HBe… để đánh giá lượng virus, khả năng phát triển của chúng cũng như chức năng gan hiện tại. Thông qua đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Điều trị viêm gan B

Hiện nay, viêm gan B chưa có thuốc đặc trị giúp tiêu diệt hoàn toàn virus. Các phương pháp điều trị chỉ dừng ở mức ức chế hoạt động của virus gây bệnh, đưa chúng về trạng thái không hoạt động. đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, hạn chế biến chứng bệnh và phục hồi chức năng gan.

Điều trị viêm gan B bao gồm một số phương pháp sau:

Thuốc điều trị

Sử dụng các loại thuốc ức chế sự hoạt động của virus viêm gan B, ngăn ngừa sự tái sinh nội bào của chúng chính là phương pháp phổ biến hiện nay.

Một số loại thuốc giúp ức chế hoạt động của virus viêm gan BMột số loại thuốc giúp ức chế hoạt động của virus viêm gan B

Các loại thuốc được sử dụng nhiều đó là Lamivudine, Tenofovir, Entecavir cùng thuốc chích Interferon. Tuy nhiên phương pháp điều trị này buộc bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời.

Các phương pháp mới

Sự tiến bộ của y học giúp tìm ra một số kỹ thuật như trị liệu định hướng, phân ly virus, truyền ngược Ozone với tác dụng rõ rệt trong điều trị Viêm gan B.

Những phương pháp mới này có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Hạn chế được tác dụng phụ,
  • Thời gian điều trị ngắn
  • Chi phí thấp

Truyền máu mang ozone

Thực hiện: Lấy 100 ml máu của bệnh nhân, rồi thêm 100 ml ozone để phân tử ozon thích ứng với dung dịch máu trong cơ thể (tỷ lệ máu và ozone là 1:1). Sau đó tiêm dung dịch hỗn hợp này trở lại cơ thể người bệnh.

Quá trình thực hiện không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày và cả quá trình chỉ cần khoảng 15-20 phút.

Phương pháp phân ly virus ra khỏi máu (lọc virus)

Sử dụng thiết bị y học hiện đại có tác dụng tách lọc chính xác virus tiềm ẩn trong gan, làm thay đổi trực tiếp kết cấu của virus nhanh chóng nhất và hiệu quả. Sau đó cách ly virus, phá hủy gene của virus để tránh sự tái sinh, nhân bản lần nữa của virus.

Nên làm gì để phòng bệnh viêm gan B?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm thường gặp và rất nguy hiểm. Hơn thế nữa bệnh chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy chủ động phòng ngừa là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con

Đối với thai phụ có HBsAg (+): Tiêm vắc xin liều sau sinh cho trẻ và các liều vắc xin viêm gan B cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Đối với thai phụ có HBV-DNA > 200.000 IU/mL (106 copies/ml): Sử dụng thuốc kháng virus từ tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Tiến hành xét nghiệm HBV DNA sau khi 3 tháng để có phương pháp điều trị phù hợp.

Phòng không đặc hiệu

  • Quan hệ tình dục an toàn: hạn chế số lượng bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ
  • Không tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân nhiễm virus HBV
  • Không dùng chung kim tiêm, vật dụng cá nhân, các dụng cụ xuyên chích qua da với người khác
  • Sàng lọc máu và các chế phẩm từ máu
  • Tất cả phụ nữ mang thai cần thực hiện xét nghiệm virus viêm gan B để có biện pháp dự phòng
  • Thực hiện phòng ngừa theo quy định phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường máu

Chủ động chống độc cho gan:

+ Tăng cường tập thể dục nâng cao sức khỏe

+ Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc

+ Không sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá, chất kích thích

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường chức năng gan, phòng ngừa viêm gan B

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường chức năng gan, phòng ngừa viêm gan B

+ Không ăn đồ ăn quá ngọt, quá mặn hay thực phẩm nhiều dầu mỡ

+ Bổ sung các loại trái cây, rau, củ, vitamin

Đặc biệt tiêm phòng viêm gan B chính là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh.

Tiêm phòng viêm gan B

Nghiên cứu cho thấy vắc xin viêm gan B có khả năng duy trì miễn dịch trong vòng 10 – 20 năm nếu tiêm đủ liều và đúng lịch. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế thường khuyến nghị mỗi người nên tiêm liều nhắc lại sau mỗi 5 -10 năm. Việc làm này giúp đảm bảo duy trì đủ lượng kháng thể trong cơ thể chống lại virus.

Trẻ từ sơ sinh hay người lớn đều có thể tiêm vắc xin viêm gan B. Tuy nhiên tùy lứa tuổi và đối tượng mà lịch tiêm sẽ có sự khác biệt.

Trẻ em

  • Mũi sơ sinh (và huyết thanh): ngay trong vòng 24h sau khi sinh
  • Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên
  • Mũi 2: Sau mũi 1 khoảng một tháng
  • Mũi 3: Sau mũi 2 khoảng một tháng
  • Mũi 4: Nhắc lại sau 1 năm

Trẻ em cần được tiêm phòng viêm gan B từ khi chào đời

Trẻ em cần được tiêm phòng viêm gan B từ khi chào đời

Người chưa có kháng thể viêm gan B cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm.

  • Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 một tháng
  • Mũi 3: Tiêm sau mũi 1 sáu tháng

Tiêm phòng viêm gan B tại BVĐK Phương Đông

Trung tâm tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và tiêm chủng của người dân trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh lân cận.

Trung tâm Tiêm chủng BVĐK Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm

Trung tâm Tiêm chủng BVĐK Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm

Trung tâm tiêm chủng của Phương Đông với nhiều ưu điểm nổi trội được hàng triệu khách hàng tin chọn và sử dụng dịch vụ:

Vắc xin được nhập trực tiếp từ các nhà phân phối uy tín trong và ngoài nước đảm bảo chất lượng với giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Sư đa dạng các loại vắc xin phòng viêm gan B có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đảm bảo không thiếu hụt khi khách sử dụng dịch vụ. 

Đảm bảo điều kiện bảo quản theo tiêu chuẩn của WHO và Bộ Y tế Việt Nam: Dây chuyền bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn; Thực hiện tốt quy trình bảo quản thuốc GSP; Hệ thống kho lạnh có các nguồn điện cấp liên tục, đảm bảo nhiệt độ tủ chứa vắc xin luôn ở 2-8 độ C.

Các bác sĩ và kỹ thuật viên là những người tận tình, kỹ thuật điêu luyện, thao tác nhẹ nhàng, am hiểu tâm lý bệnh nhân.

Quy trình tiêm chủng được thực hiện nghiêm ngặt với đầy đủ các bước đảm bảo an toàn: Khám sàng lọc cho khách hàng - Giới thiệu thông tin cũng như hạn sử dụng vắc xin trước khi tiêm – Sát trùng trước tiêm - Tiêm chủng - Theo dõi trong vòng 30 phút sau tiêm – Hướng dẫn theo dõi sau tiêm tại nhà.

Các dụng cụ y tế được tiệt trùng và hệ thống các khoa phòng được khử khuẩn thường xuyên đảm bảo an toàn tuyệt đối suốt quá trình sử dụng dịch vụ.

Hệ thống nhắc lịch tiêm tự động giúp khách hàng không bỏ sót bất kỳ mũi tiêm nào.

Đặc biệt, Trung tâm tiêm của BVĐK Phương Đông được thiết kế theo mô hình khách sạn 5 sao sang trọng, khoa học tích hợp nhiều tiện ích như khu vui chơi đầy sắc màu, tủ sách mini, điều hòa 2 chiều, wifi tốc độ cao miễn phí... Cho trẻ thỏa sức vui đùa, thoải mái về mặt tâm lý, không còn sợ hãi khi tiêm. 

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về bệnh viêm gan B và cách phòng ngừa, điều trị căn bệnh lây truyền nguy hiểm này.

Nếu quý khách còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc muốn đặt lịch tiêm và nhận tư vấn chi tiết vui lòng gọi ngay HOTLINE 19001806 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,690

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Tiêm vắc xin viêm gan B rồi có bị lây bệnh nữa không?

Viêm gan B có thể được chủng ngừa bằng vắc xin viêm gan B. Vậy người đã tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây...

21-08-2021
19001806 Đặt lịch khám